Dự án giảm nghèo “Chưa đi câu đã gãy cần”

15:03 09/05

Mỗi năm tỉnh Nghệ An phân bổ hàng nghìn tỷ đồng (cả nguồn vốn Trung ương và địa phương) thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, xoá đói giảm nghèo. Thế nhưng, một số chương trình, dự án thất bại ngay từ bước triển khai, người dân gọi đó là “chưa đi câu đã gãy cần”.

Xã Bắc Lý huyện biên giới Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An, 1 trong những xã nghèo nhất cả nước với phần lớn là người dân tộc Khơ Mú, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên 70%. Triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương, năm nay hàng chục hộ dân trong xã được tham gia lớp dạy nghề chăn nuôi và hỗ trợ cấp ngan, vịt giống, nuôi theo mô hình thử nghiệm thế nhưng kết quả không được như mong đợi.

du an giam ngheo chua di cau da gay can hinh anh 1
Chuồng bò của nhà Lo Văn Khường từng có 4 con, giờ đã bị bỏ hoang (Ảnh: Quốc Huy)

Ông Cụt Văn Long, Chủ tịch UBND xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn cho biết, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, năm 2023 người dân được cấp hơn 500 con vịt nuôi thử nghiệm. Trước khi được cấp vịt giống, số hộ dân này đã tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, được hỗ trợ làm chuồng, cung cấp thức ăn… nhưng người dân nuôi chưa được bao lâu thì vịt chết gần hết.

 “Được 1-2 tháng họ báo cáo vịt chết hết rồi, không nuôi được, không hợp khí hậu, thổ nhưỡng ở đây, họ nói tại con vịt, tôi nói tại con người, nuôi vịt phải có cám, ngô, sắn, chuối cho nó ăn, nuôi vịt cho uống nước thì không được. Mục đích của dự án là xoá đói giảm nghèo phát triển nhưng bà con nhân dân không nghĩ đến cái đó”, ông Long nói.

Cho rằng, nhận thức người dân hạn chế, chưa có ý thức tự lực tự cường, quen với tâm lý trông chờ ỉ lại vào nhà nước… là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả chương trình chưa tương xứng với nguồn lực, ông Lê Văn Hoa, Giám đốc Trung tâm Thường xuyên và Dạy nghề huyện Kỳ Sơn lý giải: “Khi vào khảo sát tôi có hỏi, vịt ngan đâu hết rồi, có nhà nói chó ăn hết rồi, tôi với giáo viên phát khóc lên vì công mình bỏ ra nhiều quá. Chúng tôi bày cách làm chuồng trại, cho ăn, hướng dẫn đến nơi đến chốn. Con giống được mua từ Viện chăn nuôi, có thuốc tiêm phòng đầy đủ, vận chuyển từ Hà Nội vào cho dân. Hiệu quả phụ thuộc vào người dân và chính quyền địa phương”.

Cũng ở khu vực miền núi Nghệ An, có thể điểm qua hàng loạt mô hình trồng trọt, chăn nuôi sau nhiều năm “chết yểu” như, chuối tiêu hồng, trồng mây, gấc, gừng, chanh leo… ở huyện Kỳ Sơn, Tương Dương.. Nhưng đáng buồn hơn cả có lẽ là đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu giai đoạn 2016 - 2025 tại xã Nga My, huyện Tương Dương với kinh phí 120 tỷ đồng (ngân sách Trung ương chiếm 90%). Trong số 304 con bò được cấp cho 77 hộ dân, đến nay chỉ còn 172 con. Nguyên nhân được cho là người dân tự ý bán, một số khác chết do dịch bệnh, thiếu thức ăn… Đáng nói hơn là nhiều chuồng bò trị giá “trăm triệu” được đầu tư từ dự án giờ cũng bị người dân tháo dở bán sắt vụn.

Ông Vy Mỹ Sơn, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An cho biết, dù đã khảo sát trước khi triển khai dự án, thậm chí ký cam kết thực hiện dự án đến từng hộ dân, nhưng thực tế khi triển khai người dân không đáp ứng được: “Nhận thức của người dân quá yếu, việc cấp bò là tài sản lớn, cơ hội lớn, ưu đãi của Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư hỗ trợ như vậy nhưng chăm sóc, chăn nuôi, nhận thức về phát triển kinh tế hộ gia đình còn hạn chế. Có nhiều hộ chăn nuôi tốt, đàn bò vẫn phát triển, sinh sản”.

du an giam ngheo chua di cau da gay can hinh anh 2
Bà Lương Lan, Trưởng bản Văng Môn cho biết, có nhiều hộ dân đã bán cả chuồng bò cùng nhiều thiết bị
như hệ thống bạt cuốn, máy cắt thức ăn (Ảnh: Quốc Huy)

Có nhiều nguyên nhân khi nói về những dự án giảm nghèo ở Nghệ An bị “gãy cần khi chưa câu được cá”. Nhưng qua những dự án giảm nghèo thất bại này chính quyền, ngành chức năng cũng cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế ở cơ sở, chứ không phải cứ có dự án, có tiền thì triển khai cho xong dự án. 

Dự kiến, giai đoạn 2021 - 2025, ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh Nghệ An thực hiện 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia là hơn 4.931 tỷ đồng. Từ thực tế này, tỉnh Nghệ An cần chỉ đạo các Sở ngành địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá một cách chặt chẽ về tính khả thi, hiệu quả mang lại, và quan trọng hơn là cách thức triển khai, giám sát chương trình, dự án, nếu không rất khó để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững và thực chất./.

Sỹ Đức/VOV1
(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Bản tin thế thao
Thời sự trưa 1/2/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 01/02/2025

00:15GTCT ngày 1.2
00:20Phim tài liệu: Đồng bào ở Pha Mu làm du lịch
00:45Ký sự: Câu chuyện làng Hương
01:00Phim truyện: Thầu chín ở Xiêm
02:30Ký sự: Trăm năm giữ lửa nghề rèn Hồng Lư
02:50Phim hoạt hình: Truyền thuyết Chiếc khăn Piêu
03:00Phim tài liệu: Bảo tồn nhà trình tường của người Mông để phát triển du lịch
03:30Khám phá Thế giới
04:00Vòng quanh Thế giới
04:30Phim tài liệu: Hành trình kiến tạo văn hóa Hòa Bình
05:00Ký Sự: Chốt đót Chiêm Sơn
05:30Hình hiệu sáng 1.2
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Hứa hẹn từ những cung đường Cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu
06:30Thời sự sáng 1.2
06:55Năm Tỵ nói chuyện rắn
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Má tôi là đại gia 32 (Hết)
08:45Mảnh ghép cuộc sống
08:10 Phóng sự: Những thách thức ngành Nông nghiệp trong năm 2025
09:20Chương trình Tiếng Thái
09:35Chương trình Có thể bạn chưa biết
10:00Phim hài: Chuyện tử tế T3 (Hết)
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T632
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Người Tày với phong tục đón tết cổ truyền
11:45Thời sự trưa 1.2
12:00Phim truyện: Người tuyệt với nhất T27
12:45Tình khúc Belero
13:15 Khám phá thế giới
13:40Phóng sự:Người Thái với những nét đẹp văn hóa đón tết cổ truyền
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T631
14:05Phim tài liệu: Văn hóa còn thì dân tộc còn
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45Phóng sự: những người lính đón tết xa nhà
15:00Phim truyện: Ánh đèn nơi thành thị T17
15:45Thời sự trưa 1.2
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15Phóng sự: Người Mường Hòa Bình những nét Văn hóa cổ truyền trong ngày tết
17:30Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T6
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 1.2
20:15Phóng sự: Tết về trên bản Mông
20:25Phim truyện: Tết này có ba P1 – Tập 2
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Ánh đèn nơi thành thị T14
22:10Phóng sự: Xuân về trong những ngôi nhà ấm tình đoàn kết
22:20Phóng sự: Nét văn hóa trong phong tục đón Tết của người Dao
22:30Khát vọng sống số 386
22:45Thời sự Hòa Bình tối 1.2
23:10Bản tin thể thao
23:15Chương trình tiếng Thái
23:30Phim truyện: Tình yêu ngang qua T8
23:55 GTCT đêm 1.2

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 01/02/2025

05:00 Giới thiệu chương trình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:59Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Sắc màu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Toạ đàm phát thanh kinh tế
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
Sắc mầu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Toạ đàm phát thanh kinh tế
16:30CM diễn đàn vì trẻ em
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu VH các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM diễn đàn vì trẻ em
21:40Toạ đàm phát thanh kinh tế
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
26°C
2.4m/s 54%
02/02
Weather Hoa binh
22°C
18°C
03/02
Weather Hoa binh
19°C
13°C
04/02
Weather Hoa binh
16°C
12°C