Kết cục thảm khốc nếu Iran đóng cửa Eo biển Hormuz đáp trả đòn của Mỹ

09:01 07/08

Để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã đe dọa đóng cửa Eo biển Hormuz.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã đe dọa đóng cửa Eo biển Hormuz trong bối cảnh Mỹ tái áp đặt vòng trừng phạt tài chính đầu tiên đối với Iran ngày 6/8 và cảnh báo thực thi thêm nhiều biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ của quốc gia này vào tháng 11/2018.

Lệnh cấm vận quy mô lớn của Mỹ là một phần trong chiến dịch mới nhằm gây sức ép đối với quốc gia Hồi giáo này, sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 (hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện - JPCOA) vào tháng 5/2018.

ket cuc tham khoc neu iran dong cua eo bien hormuz dap tra don cua my hinh 1

Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: Reuters. 

Eo biển Hormuz có vai trò quan trọng như thế nào?

Eo biển Hormuz là một tuyến đường hàng hải hẹp nằm giữa Iran và Oman, kết nối Vịnh Persian với Vịnh Oman, Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương. Vịnh Persian được bao quanh bởi một số quốc gia sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới gồm Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất. Tất cả tàu chở dầu của những quốc gia này đều phải đi qua Eo biển Hormuz.

Ước tính, khoảng 1/3 sản lượng dầu mỏ của thế giới được lưu thông qua Eo biển Hormuz hàng năm, khiến nơi đây trở thành cửa ngõ quan trọng nhất đối với việc trung chuyển dầu mỏ. Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong năm 2015, khoảng 30% sản lượng dầu thô trên thế giới và nhiều loại nhiên liệu khác được vận chuyển qua eo biển Hormuz. 

ket cuc tham khoc neu iran dong cua eo bien hormuz dap tra don cua my hinh 2

Eo biển Hormuz. Ảnh: PressTV.

Cũng theo cơ quan này, tính riêng năm 2016, Eo biển Hormuz đã ghi nhận mức kỷ lục với khoảng 18,5 triệu thùng dầu thô vận chuyển qua đây mỗi ngày. Bên cạnh dầu thô, eo biển Hormuz cũng là con đường giao thương quan trọng đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Qatar – nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới đã đáp ứng 30% nhu cầu LNG của thế giới thông qua Eo biển Hormuz trong năm 2016.  

Điểm đến hàng đầu của dầu thô được vận chuyển qua Eo biển Hormuz là các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Singapore. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, trong năm 2016, Châu Á tiếp nhận khoảng 80% lượng dầu mỏ thông qua eo biển này.  

Do đóng vai trò thiết yếu như vậy nên bất cứ sự phong tỏa hay tắc nghẽn nào tại Eo biển Hormuz sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế thế giới. Hãng tin VOX dẫn lời các chuyên gia Cordesman và Toukan cho biết, Iran có thể sử dụng mìn, tàu ngầm, máy bay không người lái, tên lửa chống tàu hoặc các đơn vị tác chiến ở bất cứ nơi nào trong vùng Vịnh để ngăn chặn việc xuất khẩu dầu. “Bất cứ sự gián đoạn lớn nào trong hoạt động cung cấp dầu mỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Châu Á, tác động đến giá dầu thế giới. Điều này có thể dẫn đến tâm lý khủng hoảng và gia tăng động thái đầu cơ, tích trữ dầu mỏ trên toàn cầu”, hai chuyên gia trên cho biết.

Lời đe dọa không mới?

Bởi vị trí địa lý đặc biệt quan trọng nên Eo biển Hormuz đã trở thành tâm điểm của cuộc cuộc tranh cãi giữa Iran và Mỹ trong thời gian gần đây.

Tháng 7 vừa qua, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết: “Người Mỹ từng tuyên bố rằng họ muốn ngừng hoàn toàn việc xuất khẩu dầu mỏ của Iran. Nhưng họ không hiểu ý nghĩa của tuyên bố này bởi sẽ chẳng có lý gì khi Iran không được xuất khẩu dầu trong khi các nước khác trong khu vực lại được quyền đó”. Theo phân tích của John Kilduff, thành viên sáng lập quỹ đầu tư năng lượng Again Capital, ý của Tổng thống Rouhani có nghĩa là Iran sẽ không ngồi yên trong khi các tàu chở dầu của Saudi Arabia đi qua Eo biển Hormuz.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Tasnim, Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Mohammad Ali Jafari nêu rõ: “Chúng tôi sẽ khiến cho các bên đối đầu hiểu rằng hoặc tất cả có thể sử dụng Eo biển Hormuz, hoặc không ai hết”.

Lời đe dọa của Iran không phải là mới. Trước đó vào năm 2008, do lo ngại cuộc tấn công của Mỹ và Israel, Iran đã đe dọa đóng cửa Eo biển Hormuz.  Gần đây nhất Iran đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz là vào năm 2011 và 2012, khi Tổng thống Barack Obama ủng hộ các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Iran với cáo buộc nước này phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, việc đóng cửa đã không xảy ra, vì cả Mỹ và Iran cùng thỏa hiệp thành công với thỏa thuận hạt nhân JCPOA vào năm 2015.

Điều gì xảy ra nếu Iran đóng cửa Eo biển Hormuz?

Iran sẽ không điều động lực lượng hải quân để chiếm hữu các đường thủy theo cách thông thường. Thay vì đó nước này sẽ sử dụng chiến lược “Chống tiếp cận/Chống xâm nhập” (viết tắt là A2/AD).

Trọng tâm của chiến lược này là sử dụng thủy lôi để khiến Eo biển Hormuz thành một khu vực không thể đi vào. Sau đó, Iran có thể sử dụng tên lửa chống hạm phóng từ mặt đất để ngăn chặn hoạt động rà phá thủy lôi hoặc tấn công trực tiếp vào tàu chiến của đối phương hay tàu dân sự.  Ở cấp độ cao hơn, Iran có thể tấn công vào các cơ sở quân sự của Mỹ và đồng minh trong khu vực bằng tên lửa đạn đạo.

Trong trường hợp này Mỹ và các đồng minh sẽ mở cửa trở lại Eo biển Hormuz như thế nào? Một khi nhận được cảnh báo, các lực lượng thuộc Bộ chỉ huy Trung ương Mỹ (CENTCOM) và lực lượng hải quân, cùng với đội hình tàu sân bay sẽ được điều động tới khu vực, buộc Iran phải thay đổi kế hoạch hoặc can thiệp sớm trước khi nước này đạt được tiến triển trong việc phong tỏa Eo biển Hormuz.

Tuy nhiên, Mỹ và đồng minh cũng cần phải lường đến chi phí “cắt cổ” cho chiến dịch này. Trong cuốn “Chiến tranh với Iran: Hậu quả về Chính trị, Quân sự và Kinh tế”, đồng tác giả John Allen Gay và Geoffrey Kemp cho biết, chi phí cho hoạt động rà phá thủy lôi vào khoảng hơn 230 triệu USD. Trong khi chi phí để duy trì hoạt động của hai đội hình tàu sân bay trong vòng 1 tuần vào khoảng 106 triệu USD. Đó là còn chưa kể đến thiệt hại về người.

Chiến thuật của Iran có thực sự phát huy tác dụng?

Giới quan sát cho rằng, việc dọa đóng cửa Eo biển Hormuz của Iran là một phương thức quản lý khủng hoảng hoặc đòn chiến tranh tâm lý. Bởi giải pháp này không khiến Iran có được cách giải quyết vấn đề tốt nhất, mặt khác còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của chính Iran.  Hơn nữa, đóng cửa Eo biển Hormuz có nghĩa là châm ngòi cho một cuộc chiến tranh khu vực.

Hãng tin Sputnik dẫn lời chuyên gia về an ninh và đối ngoại quốc tế Mark Sleboda cho biết, khả năng Tổng thống Rouhani đóng cửa Eo biển này là rất thấp. “Điều đó sẽ tạo ra một chiến dịch quân sự quy mô lớn chống lại Iran. Không những vậy, nó sẽ ngăn cản Iran giao dịch dầu mỏ với nhiều quốc gia không tuân thủ các yêu cầu của Mỹ như Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ - vốn là những nước phụ thuộc vào nguồn dầu của Iran”.

Nhà phân tích Mark Sleboda nhấn mạnh, đóng cửa Eo biển Hormuz chẳng khác nào việc Iran tự “chặt chân mình” và Iran chỉ thực sự làm điều này khi Mỹ cố gắng tiến hành một cuộc tấn công nhằm thay đổi chế độ đối với Iran.

Ông Mark Sleboda nhìn nhận lời đe dọa của Iran giống như một nước cờ chính trị bởi Tổng thống Rouhani hiện giờ đang ở “vị thế yếu” và đang cố gắng “thể hiện sự mạnh mẽ”. Cùng chung quan điểm này, nhà phân tích người Iran Mazzda Majidi nhấn mạnh, Tổng thống Iran Rouhani đang ở vị thế yếu bởi quan điểm ôn hòa của ông, trong đó cam kết cải thiện nền kinh tế và để ngỏ đối thoại với các chính phủ phương Tây.

“Sở dĩ ông Rouhani tái đắc cử vào tháng 5/2017 phần lớn là do thành công của ông trong việc đàm phán JPCOA. Vấn đề hiện nay là khi Mỹ đơn phương rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện, ông Rouhani sẽ không có nhiều cơ hội để thể hiện cách tiếp cận theo hướng đàm phán với Mỹ”.

Còn hai tác giả John Allen Gay và Geoffrey Kemp nhận định, 85% hàng hóa nhập khẩu và phần lớn lượng dầu xuất khẩu của Iran đều qua Eo biển Hormuz. Iran sẽ tự cắt đứt nguồn sống của mình nếu đóng cửa Eo biển này. Thêm vào đó, động thái này có thể khiến Iran bị cô lập, thậm chí khiến nước láng giềng thù địch tấn công vào các cơ sở sản xuất dầu mỏ của Iran./.

Hồng Anh/VOV.VN

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: An gia Thiên hạ T4
Thời sự tối 25/4/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 26/04/2024

05:30Hình hiệu sáng 26.4 + Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Belero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20CM Nội chính – PCTN: Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tại cơ sở
06:30Thời sự sáng 26.4 + Dự báo thời tiết
06:55PS: Lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình hướng về Điện Biên
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Mặt nạ T23
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Phóng sự: Cần giải quyết dứt điểm tình trạng trồng lấn đất giữa huyện Lạc Thủy và Yên Thủy
09:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T64
09:35Phóng sự: Hiệu quả của việc phát huy người có uy tín trong đồng bào DTTS
09:45Tạp chí Thông tin kinh tế
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T4
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T716
11:15Tạp chí Văn hóa xã hội
11:30PS : Xòe Thái- Nét văn hóa của Người Thái Tây Bắc
11:45Thời sự trưa 26.4
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám T64
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40PS: Giáo dục truyền thống cho học sinh về Chiến thắng Điện Biên Phủ
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T715
14:05PS: Văn hóa đọc- Gía trị cốt lõi đến từ tri thức
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50CMKTT: Chuỗi giá trị nâng cao chất lượng SP cho ngành trồng trọt
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T2
15:45Thời sự trưa 26.4
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Nhìn ra thế giới
17:15Tạp chí TTKT : Thị trường thời trang đầu hè
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T43
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 26.4 + Dự báo thời tiết
20:15Chuyên mục An ninh Hòa Bình
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T13
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T4
22:10PS: Câu chuyện nước sinh hoạt vùng khó khăn
22:20PS: Tỉnh HB tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp trong Quý II
22:30Thời sự Hòa Bình tối 26.4
22:55Bản tin thể thao
23:00PS: Tăng cường đảm bảo an toàn hành lang giao thông
23:10Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T2

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 26/04/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Diễn đàn vì trẻ em
10: 20Văn hóa HB
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM Số và đời sống
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30Văn hóa HB
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn (Hồng lâu mộng)
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Văn hóa HB
21: 40CM NTM đô thị văn minh
21: 50CM Những bông hoa giữa đời thường
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
clear sky
36°C
0.26m/s 42%
27/04
Weather Hoa binh
42°C
26°C
28/04
Weather Hoa binh
38°C
26°C
29/04
Weather Hoa binh
40°C
26°C