Trong những năm qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, bệnh viện từng bước khẳng định vị thế là một trong những đơn vị y tế hàng đầu khu vực Tây Bắc, là địa chỉ tin cậy trong chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Phát triển y dược học cổ truyền tại tỉnh Hòa Bình mở ra hướng đi mới trong chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Với tiềm năng dược liệu phong phú, tỉnh đã triển khai hiệu quả mô hình kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm giá trị, gia tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế này cần có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nhằm mở rộng vùng trồng, nâng cao chất lượng chế biến và thúc đẩy thị trường tiêu thụ bền vững.
Thời gian gần đây, dịch bệnh tay chân miệng (TCM) có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương. Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, cả nước ghi nhận gần 15.000 trường hợp mắc bệnh TCM trong 4 tháng đầu năm 2025, trong đó tỉnh Hòa Bình không nằm ngoài xu hướng này. Đặc biệt, huyện Kim Bôi đã ghi nhận số ca mắc tăng cao, đòi hỏi các cấp chính quyền và ngành Y tế phải triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch nhằm kiểm soát tình hình.
Những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã nhận được hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL), Bộ Y tế để triển khai các hoạt động trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, lợi ích của môi trường không khói thuốc và các quy định của Luật PCTHCTL, văn bản hướng dẫn được nâng cao. Tỷ lệ người dân biết đến Luật PCTHCTL trong cộng đồng tăng từ 54,2% năm 2018 lên 85,1% năm 2022. Các hoạt động còn góp phần giúp cán bộ làm công tác PCTHCTL hiểu rõ hơn các tiêu chí xây dựng môi trường không khói thuốc.
Số ca mắc sốt xuất huyết trên thế giới đang gia tăng. Trong nước cũng đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch (từ tháng 5-11), Bộ Y tế đề nghị các địa phương giao trách nhiệm cụ thể để chủ động triển khai phòng chống dịch bệnh này trên địa bàn.
33 người mắc là học sinh, giáo viên, tình nguyện viên, sau khi ăn bữa trưa do một cơ sở nấu ăn tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cung cấp, có biểu hiện đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
Trước việc ghi nhận các ca mắc bệnh sởi ở trẻ chưa đến độ tuổi tiêm chủng vắc xin trên địa bàn cả nước tăng cao, 5 trường hợp đã tử vong và tại tỉnh Hòa Bình từ đầu năm đến nay ghi nhận 12 trường hợp mắc bệnh sởi, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, ngành Y tế tỉnh tích cực triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi.
Bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, đặc biệt, tại nhiều địa phương đã xuất hiện các ổ dịch trong trường học. Việc phòng, chống dịch bệnh này trong trường học đang được quan tâm, đẩy mạnh.
Ngày 27/3, Sở Y tế tổ chức giám sát hỗ trợ công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn 2 huyện Kim Bôi, Lạc Thủy.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Các chuyên gia y tế đưa ra nhận định, nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi bùng phát một số bệnh về lây nhiễm qua đường tiêu hóa, say nóng, say nắng và các bệnh về da (rôm sảy, viêm da do nhiệt, viêm da dị ứng…).
Đến nay, cả nước có 142 bệnh viện công lập và tư nhân triển khai thành công bệnh án điện tử. So với yêu cầu thì việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử ở các bệnh viện chưa đạt theo lộ trình thực hiện.
Trong những năm qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, bệnh viện từng bước khẳng định vị thế là một trong những đơn vị y tế hàng đầu khu vực Tây Bắc, là địa chỉ tin cậy trong chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Phát triển y dược học cổ truyền tại tỉnh Hòa Bình mở ra hướng đi mới trong chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Với tiềm năng dược liệu phong phú, tỉnh đã triển khai hiệu quả mô hình kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm giá trị, gia tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế này cần có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nhằm mở rộng vùng trồng, nâng cao chất lượng chế biến và thúc đẩy thị trường tiêu thụ bền vững.
Thời gian gần đây, dịch bệnh tay chân miệng (TCM) có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương. Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, cả nước ghi nhận gần 15.000 trường hợp mắc bệnh TCM trong 4 tháng đầu năm 2025, trong đó tỉnh Hòa Bình không nằm ngoài xu hướng này. Đặc biệt, huyện Kim Bôi đã ghi nhận số ca mắc tăng cao, đòi hỏi các cấp chính quyền và ngành Y tế phải triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch nhằm kiểm soát tình hình.
Những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã nhận được hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL), Bộ Y tế để triển khai các hoạt động trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, lợi ích của môi trường không khói thuốc và các quy định của Luật PCTHCTL, văn bản hướng dẫn được nâng cao. Tỷ lệ người dân biết đến Luật PCTHCTL trong cộng đồng tăng từ 54,2% năm 2018 lên 85,1% năm 2022. Các hoạt động còn góp phần giúp cán bộ làm công tác PCTHCTL hiểu rõ hơn các tiêu chí xây dựng môi trường không khói thuốc.
Nhận được thông tin từ Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương về việc có ca bệnh nhiễm giun rồng (Dracanculus medinensis) tại thành phố Hòa Bình, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp Trung tâm Y tế thành phố Hòa Bình vừa tổ chức điều tra, giám sát ca bệnh.
Chiều 3/3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết đang điều trị cho nam bệnh nhân N.T.N, 75 tuổi, ở Hải Dương bị chó cắn vào vùng gót chân trái nhưng sau 1 năm vết thương vẫn không liền, sùi loét và chảy dịch gây khó khăn cho sinh hoạt.
Thời gian gần đây, một số bệnh viện đã ghi nhận các ca mắc não mô cầu nặng. Theo giới chuyên gia, viêm màng não là do lây truyền qua đường hô hấp và thường để lại di chứng nặng nề, có thể gây tử vong trong 24h đầu tiên kể từ khi có triệu chứng.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh, dù chưa bước vào mùa dịch sốt xuất huyết nhưng đơn vị này đã tiếp nhận trường hợp trẻ sốc sốt xuất huyết nặng. Dự báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, dịch bệnh sốt xuất huyết có thể có diễn biến phức tạp trong năm 2025 và cần triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch từ sớm.
Cùng với ngành Y tế cả nước, cán bộ, nhân viên ngành Y tế Hoà Bình phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025). Phong trào đã tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn thể công chức, viên chức, người lao động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 57/TB-VPCP ngày 24/2/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại chuyến thăm, kiểm tra công trình Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai tại tỉnh Hà Nam.
Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Công ty dược phẩm Substipharm Biologics (Thụy Sĩ), mở ra cơ hội đưa về Việt Nam nhiều loại vaccine mới, trong đó có vaccine phòng bệnh tay chân miệng do Enterovirus 71 (EV71).
Hiện tại là thời điểm các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp có nguy cơ bùng phát, trong đó có cúm mùa, gồm cúm A và cúm B. Nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ, không đi khám sớm. Sau khi bệnh trở nặng mới đến điều trị tại cơ sở y tế, nhiều trường hợp ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Một số bệnh viện lớn phía Bắc ghi nhận gia tăng ca mắc cúm mùa, trong đó có ca nặng, phải thở ECMO. Bộ Y tế cho biết, các ca mắc cúm hiện tại không thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, tuy nhiên, người dân không nên chủ quan trong việc phòng bệnh.
Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, việc triển khai xử phạt sẽ quy định theo hành vi. Trong đó, các hành vi có mức xử phạt cao nhất đối với cá nhân lên tới 100 triệu đồng, đối với tổ chức mức cao nhất tới 200 triệu đồng.
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Sở Y tế tỉnh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) trên toàn quốc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, đến đầu tháng 1/2025, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận 334 ca nghi mắc sốt xuất huyết, 185 ca tay chân miệng, 3 trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn (trong đó có 2 trường hợp tử vong), 3 ca mắc bạch hầu, 64 trường hợp mắc bệnh ho gà...