Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em

14:47 01/06

Bộ trưởng LĐ-TB&XH nhấn ạViệc bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em không thể trông chờ vào trách nhiệm và nỗ lực một vài bộ, ngành

Sáng nay (1/6), tại Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với sự tham gia của các cơ quan chức năng cùng 500 trẻ em của Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng và Làng trẻ em SOS Hà Nội.

phat dong thang hanh dong vi tre em 2020: chung tay bao ve tre em, phong chong xam hai tre em hinh 1
Bảo vệ trẻ em cần có sự thực hiện trách nhiệm cụ thể và sự phối hợp đồng bộ của
các tổ chức chính trị - xã hội, gia đình, nhà trường và mỗi người dân.

Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với chủ đề: “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em” nhằm vận động sự tham gia tích cực hơn nữa của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng vào việc bảo vệ trẻ em, đặc biệt là phòng, chống xâm hại trẻ em. Phòng, chống xâm hại trẻ em không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị nhà nước mà Luật trẻ em còn quy định trách nhiệm của các tổ chức chính trị, xã hội, gia đình, cá nhân; từ trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi, trường hợp xâm hại trẻ em cho các cơ quan có chức năng có thẩm quyền bảo vệ trẻ em cho đến truyền thông, vận động nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng ngừa xâm hại trẻ em.

Phát biểu tại Lễ phát động ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban quốc gia về trẻ em nhấn mạnh: Việc bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em không thể trông chờ vào trách nhiệm và nỗ lực của một vài bộ, ngành mà cần có sự thực hiện trách nhiệm cụ thể và sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức chính trị - xã hội, gia đình, nhà trường và mỗi người dân: “Thông qua Lễ phát động này, tôi muốn từ trường THCS Dịch Vọng này truyền thông đến cả nước, mọi người lớn, mỗi anh chị phụ trách, mọi cơ quan hay làm tròn trách nhiệm của mình. Hãy nói đi đôi với làm, nói ít nhưng hành động nhiều cho trẻ em. Mỗi cháu thiếu nhi sẽ biết tự mình tìm hiểu về Luật trẻ em, thực hiện tốt 5 Điều bác hồ dạy, chúng ta kiên quyết không để xâm hại trẻ em diễn biến trong hàng ngày hiện nay”.

 Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef) tại Việt Nam kêu gọi, trong Tháng hành động vì trẻ em năm nay, chúng ta cần tư duy lại về đất nước và thế giới sau đại dịch Covid 19, nơi mà trẻ em cảm thấy an toàn và có thể phát triển tối đa, không bị xâm hại, bạo lực và bóc lột: “Tôi xin khuyến nghị là chúng ta cần tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em quốc gia. Chúng ta cần đề xuất mạnh mẽ với Bộ Tài chính để đảm bảo ngân sách phân bổ, đảm bảo nguồn nhân lực cán bộ xã hội được đào tạo ở cấp tỉnh, thành và quận, huyện cũng như đảm bảo cán bộ bảo vệ trẻ em ở cấp xã. Chúng ta chỉ có thể đấu tranh và bảo vệ trẻ em một cách hiệu quả nhất khi chúng ta đảm bảo được các công tác phát hiện can thiệp, hỗ trợ đối với những trường hợp có nguy cơ cũng như nạn nhân bị xâm hại và bạo lực”.

Đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, em Đặng Thùy Linh, lớp 8A2, trường THCS Dịch Vọng bày tỏ mong muốn, được sống trong một thế giới hòa bình, tôn trọng và yêu thương; mong cha mẹ, thầy cô, các cơ quan chức năng tiếp tục dành nhiều hơn nữa sự quan tâm đến công tác bảo vệ trẻ em có nhiều chính sách và hành động thiết thực để ngăn chặn tình trạng trẻ em bị bạo lực xâm hại giúp các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập và sinh hoạt tốt hơn.:

Băng: “Trong buổi lễ phát động ngày hôm nay, chúng cháu cũng hiểu rằng niềm hạnh phúc của trẻ em không chỉ phụ thuộc vào sự quan tâm của người lớn rằng chính trẻ em cũng cần thay đổi nhận thức và hành động để mang lại cuộc sống an toàn cơ hội phát triển lành mạnh cho chính bản thân mình. Bởi vậy, cháu cũng muốn gửi lời nhắn nhủ tới tất cả các bạn học sinh trên mọi miền Tổ quốc, chúng ta hãy cùng nhau nỗ lực học tập và rèn luyện, tham gia tích cực các hoạt động tập thể để có đủ năng lực vững bước tới tương lai, đặc biệt, chúng ta cần tự trang bị các kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ các trẻ em khác khỏi nguy cơ bị xâm hại”

Nhiều thông điệp truyền thông ý nghĩa được gửi đi trong Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 như: Nói “không” với xâm hại trẻ em; Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em; Gia đình cùng vui, đẩy lùi Covid; Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng; Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động; Bảo vệ trẻ em sống an toàn ngay tại gia đình là trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên gia đình; Gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để thông báo mọi hành vi xâm hại trẻ em…/.

 Kim Thanh/VOV1
( Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Truy nã đặc biệt T18
Video Player
Thời sự tối 25/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 25/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Khám phá thế giới
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Các địa phương tập trung thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
06:30Thời sự sáng 25.5 TL:
07:00Truyền hình Quân khu 3
07:10Phóng sự: Nguy cơ cháy nổ trong mùa nắng nóng
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Chuyên mục Tiếng nói từ các miền quê
07:45Chuyên mục khuyến nông: Chăm sóc thủy sản mùa nắng nóng, mưa lũ
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T16
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Trang thiếu nhi
09:00 Thế giới động vật
09:30Văn Hòa Hòa Bình
09:50Phóng sự: Khó khăn trong công tác quản lý các Di tích văn hóa
10:00 Phim truyện: Ngôi nhà bí mật 41
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phóng sự: Hỗ trợ vốn, đào tạo Kỹ năng giúp phụ nữ phát triển kinh tế bền vững
11:15Khát vọng sống số 401
11:35Phóng sự: Tạo sinh kế cho người nghèo thông qua nguồn tín dụng chính sách
11:45Thời sự trưa 25.5 TL:
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T20
12:45Khát vọng sống số 400
13:15Thế giới động vật
13:40Bản tin Chính phủ
13:50Phóng sự: Các địa phương tăng cường hoạt động PCLB giảm nhẹ thiên tai
14:05Mảnh ghép cuộc sống
14:30 Có thể bạn chưa biết
14:45Chuyên mục hộp thư truyền hình: Cần có giải pháp trước thực trạng Nhà văn hóa xuống cấp
15:00 Phim truyện: Đội cứu hộ T31
15:45Thời sự trưa 25.5 TL:
16:00Bản tin thế thao 25.5
16:05 Nhìn ra thế giới
16:35Phim tài liệu: Những nét vẽ từ trái tim
17:00Tạp chí Dân tộc và phát triển
17:15Chương trình tiếng Thái
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T29
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Tạp chí Thông tin Kinh tế
18:45 Phóng sự: Điểm mới trong kỳ thi vào lớp 10, năm 2025
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 25.5 TL:
20:15Phóng sự: Kim Bôi với công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát
20:25phim truyện : Yêu không lối thoát T17
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T25
22:10Chuyên mục Món ngon
22:20Tọa đàm: Hòa Bình với công tác xóa nhà tạm, nhà đột nát
22:40Thời sự Hòa Bình tối 25.5 TL:
22:55Bản tin thể thao 25.5
23:05Phim truyện: Truy nã đặc biệt T18
23:55 GTCT đêm 25.5

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 25/05/2025

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa vừa
21°C
0.52m/s 77%
26/05
Weather Hoa binh
27°C
20°C
27/05
Weather Hoa binh
23°C
22°C
28/05
Weather Hoa binh
28°C
22°C