Bộ trưởng Bộ GDĐT đề nghị Hà Nội cần xem xét phát triển mô hình các trường năng khiếu, bên cạnh trường chuyên để chăm sóc, nuôi dưỡng, ươm mầm các tài năng từ sớm, theo hình thức cả công và tư.
Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, giáo viên Trung tâm Học Mãi cho rằng, môn thi thứ 4 không hẳn là môn thi gây áp lực cho học sinh. Áp lực của tuyển sinh vào lớp 10 THPT là tính cạnh tranh và sự kỳ vọng của phụ huynh.
Đến thời điểm này, nhiều địa phương đã công bố phương án hoặc kế hoạch thi và tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2022-2023. Theo đó, hầu hết địa phương lựa chọn phương án thi 3 môn để xét tuyển vào lớp 10 công lập, chỉ có một số ít địa phương đưa bài thi tổ hợp vào kỳ thi này.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 5/3/2022 phê duyệt Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng, giai đoạn 2022 - 2030”.
Việc học trực tiếp kết hợp trực tuyến vẫn đang diễn ra tùy từng địa phương. Bộ GD&ĐT cũng đã thành lập 6 đoàn kiểm tra và nhận thấy, các địa phương cơ bản đã tuân thủ theo sự chỉ đạo của Chính phủ.
Ngày (2/3) UBND TP.HCM có văn bản điều chỉnh một số nội dung trong công văn số 548 ngày 22/2 về hướng dẫn kiểm soát dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục.
Ông Trịnh Xuân Hiếu, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ GD-ĐT cho rằng, làm công tác thi đua mà không linh hoạt điều chỉnh theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể là cứng nhắc, máy móc. Về nguyên tắc, công tác thi đua khen thưởng phải mang tính động viên, khích lệ.
Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, trong tuần này tiếp tục có thêm nhiều địa phương điều chỉnh lịch học với học sinh mầm non, tiểu học và một số khối lớp bậc trung học cơ sở chuyển từ học trực tiếp sang học trực tuyến
Phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì cho biết đang xác minh nội dung giáo viên phản ánh về việc họ bị trừ điểm thi đua do bị F0 phải nghỉ dạy học. Nếu sự thật giáo viên là F0 nghỉ dạy bị trừ 10 điểm thi đua, ai dạy online bị trừ 5 điểm thì nhà trường làm việc quá nguyên tắc và máy móc.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều trường học tại Hà Nội đã thông báo dừng học trực tiếp chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.
UBND thành phố Hà Nội thống nhất đề xuất của Sở GD-ĐT về việc cho học sinh từ lớp 1-6 ở 18 huyện, thị xã chuyển trạng thái dạy học trực tiếp sang học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19 từ ngày 28/2.
Một số giáo viên cho rằng trong sách Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống chữ P đi rất lướt, giáo viên phải tự tìm hiểu và mở rộng để dạy. Nếu chỉ học bảng chữ cái, không học riêng chữ P thì học sinh sẽ lúng túng ghi ghép âm để đọc.