Vụ Bãi Tư Chính: Đã đến lúc cộng đồng quốc tế phải lên tiếng

15:19 26/07

Học giả quốc tế cho rằng đã đến lúc ASEAN và cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối các hành động “cưỡng ép” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và do đó hoàn toàn không nằm trong vùng biển tranh chấp song Trung Quốc lại cho rằng bãi này nằm trong cái gọi là “Đường 9 đoạn” - một yêu sách phi lý đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế tuyên là vô hiệu nhưng Bắc Kinh hoàn toàn phớt lờ. Gần đây, nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã  có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông này.

vu bai tu chinh: da den luc cong dong quoc te phai len tieng hinh 1
Tàu hải cảnh của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Theo Tiến sĩ Collin Koh, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore nhận định trên trang Maritimeissues về vấn đề Biển Đông hiện nay: "Một mặt Trung Quốc thúc đẩy con đường ngoại giao như thông qua đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) song mặt khác, nước này vẫn tiếp tục sử dụng các công cụ cưỡng chế để đạt được các mục tiêu của mình bất chấp quyền lợi hợp pháp của các quốc gia khác".

Cũng theo chuyên gia này, trừ khi cộng đồng quốc tế có sự phản ứng mạnh mẽ trước hành động của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính, nếu không thì Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục lặp lại các hành động tương tự trong những năm tới. Và điều nguy hiểm là sự im lặng trước các hành động của Trung Quốc sẽ khiến các biện pháp cưỡng chế trở thành công cụ tiêu chuẩn để các quốc gia thực hiện mục tiêu của mình, làm gia tăng nguy cơ về các bất ổn trong khu vực.

Về ngắn hạn, Trung Quốc có thể đạt được một vài mục tiêu bằng cách sử dụng sức mạnh "cơ bắp" song về lâu dài, quốc gia này sẽ đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ hơn từ các nước láng giềng cũng như cộng đồng quốc tế.

Trả lời phỏng vấn BBC, Tiến sĩ Collin Koh cho rằng giải pháp cho một nước nhỏ hơn và thậm chí ngay cả cộng đồng quốc tế để đối phó hiệu quả với một quốc gia sẵn sàng coi thường luật pháp quốc tế và chơi theo luật riêng của mình là "tin tưởng mạnh mẽ vào hệ thống dựa trên các quy tắc hiện hành, đồng thời luôn nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực chung của quốc tế".

Cụ thể, Việt Nam có thể tăng cường các biện pháp mạnh mẽ hơn để thuyết phục các thành viên khác trong ASEAN về hậu quả nghiêm trọng trong hành vi của Bắc Kinh tại Bãi Tư Chính.

 Việt Nam cũng có thể thông qua các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài vận động hành lang với các cường quốc và các tổ chức quốc tế quan trọng như EU và Liên Hợp Quốc, để đưa ra các tuyên bố về vấn đề này.

Theo giáo sư Carlyle Thayer tại Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Australia chỉ ra: "Hành động của Trung Quốc sẽ dẫn đến sự can thiệp mạnh mẽ của các quốc gia như Mỹ, Anh hoặc Nhật Bản, cả trên tư cách đơn phương lẫn trong các thể chế đa phương của khu vực như ARF, EAS và ADMM+. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng nên biết rằng Việt Nam sẽ giữ vai trò là chủ tịch ASEAN cũng như thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào năm 2020. Việc Trung Quốc có các hành động gây bất ổn ở Biển Đông sẽ khiến Việt Nam lên tiếng cho một ASEAN thống nhất cũng như đưa các vấn đề liên quan ra thảo luận trong các diễn đàn đa phương”.

Tờ Philstar của Philippines cho biết tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ, đô đốc Karl Schultz đã kêu gọi các nước đồng minh, cũng như các đối tác của Mỹ trong khu vực lên án những hành động gây hấn, đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông Schultz khẳng định rằng các hành động của Trung Quốc là "không phù hợp với trật tự dựa trên các quy tắc".

"Tôi nghĩ lực lượng tuần duyên cần lên tiếng, Hải quân Mỹ cần lên tiếng, các đối tác đồng minh, các đối tác khu vực và các nước láng giềng cũng vậy. Tôi cho rằng chúng ta cần sự phản đối của cộng đồng quốc tế về các hành vi như vậy, những hành vi khiêu khích, cưỡng ép không phù hợp với một trật tự dựa trên các quy tắc".

Về phía Việt Nam, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng hôm 25/7 khẳng định: "Duy trì hoà bình, ổn định và tự do hàng hải, hàng không, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại UNCLOS 1982 là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới"./.

Theo: Kiều Anh/VOV.VN

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: 40 Ngày yêu T23
Thời sự tối 10/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 10/05/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Belero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè
06:30Thời sự sáng 10.5
06:55Chuyên mục CCHC: Sự hài lòng của người dân đối với cơ quan công quyền
07:05Phóng sự: Vấn đề đảm bảo an toàn VSLĐ tại các cơ sở sản xuất
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T11
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Tạp chí LĐCĐ: Các cấp công đoàn với hoạt động tháng công nhân
09:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T66
09:35Phóng sự: Người dân ứng phó với nắng hạn cục bộ trong sản xuất nông nghiệp
09:45Tạp chí Thông tin kinh tế
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T14
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T731
11:15Tạp chí Văn hóa xã hội
11:30Chuyên mục Người cao tuổi: Hiệu quả CLB Liên thế hệ
11:45Thời sự trưa 10.5
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2.Tập 3
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40Phóng sự: Giá mía tím giảm – người dân lo lắng đầu ra
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T730
14:05Thế giới động vật
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50PS: Vấn đề bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T16
15:45Thời sự trưa 10.5
16:00Bản tin thế thao 10.5
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Nhìn ra thế giới
17:20Chuyên mục Xây dựng Đảng: Nhân rộng các điển hình tiên tiến làm theo lời Bác
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T57
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 10.5
20:15Chuyên mục An ninh Hòa Bình
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T23
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T17
22:10Phóng sự: Tăng cường các biện pháp tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng
22:20Phóng sự: Những điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
22:30Thời sự Hòa Bình tối 10.5
22:55Bản tin thể thao 10.5
23:00Phóng sự: Cần chung tay bảo vệ quyền lợi trẻ em
23:10Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T16

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 10/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu tác gải tác phẩm
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM diễn đàn vì trẻ em
10: 20CM Văn hoá HB
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM số và đời sống
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30CM Văn hóa Hòa Bình
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Văn hóa HB
21: 40Số và đời sống
21: 50Những bông hoa giữa đời thường
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
clear sky
27°C
2.12m/s 87%
11/05
Weather Hoa binh
32°C
25°C
12/05
Weather Hoa binh
33°C
25°C
13/05
Weather Hoa binh
30°C
25°C