Trung Quốc đang "dàn đội hình" tại Đá Ba Đầu

11:14 30/03

Theo chuyên gia Jay Batongbacal, việc Trung Quốc cho tàu thuyền neo đậu tại Đá Ba Đầu tương tự như chiến thuật mà nước này đã áp dụng với Đá Vành Khăn vào những năm 1990.

Sự xuất hiện của hơn 200 tàu của Trung Quốc xung quanh Đá Ba Đầu, tại cụm đảo Sinh Tồn trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đánh dấu một bước leo thang nguy hiểm ở Biển Đông. Việt Nam, Mỹ, Philippines và nhiều quốc gia khác đã kêu gọi Trung Quốc ngay lập tức đưa các tàu ra khỏi khu vực này, chấm dứt hành vi gây hấn.

Tàu của Trung Quốc tập kết tại Đá Ba Đầu. Ảnh: MAXAR.Tàu của Trung Quốc tập kết tại Đá Ba Đầu. Ảnh: MAXAR.

Hành vi bất thường của Trung Quốc

Ảnh chụp vệ tinh do Công ty công nghệ Maxar Technologies (Mỹ) cung cấp cho thấy các tàu của Trung Quốc đang “dàn đội hình” tại Đá Ba Đầu (còn gọi là bãi san hô nông Whitsun). Các thuyền neo đậu sát nhau, theo nhiều tầng nhiều lớp, có hàng gần 10 tàu, có hàng gần 40 tàu. Ngày 7/3 vừa qua, lực lượng hải cảnh Philippines cho biết, có khoảng 220 tàu của Trung Quốc được phát hiện tại khu vực này.

Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền phi pháp với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Thời gian qua, Bắc Kinh đã tăng cường quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng và bồi lấp trái phép ở Biển Đông, nhằm thực hiện tham vọng mở rộng lãnh thổ. Điều đó làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc đang có âm mưu “thôn tính và chiếm giữ” Đá Ba Đầu song song với việc đe dọa các nước khác trong khu vực.

Ông Jay Batongbacal, giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và Luật biển, Đại học Philippines cho biết: “Không quân Philippines đã thực hiện chuyến bay trinh sát  và nhận thấy rằng các con tàu của Trung Quốc đã neo đậu tại đây trong nhiều tuần. Hình ảnh vệ tinh cho thấy boong của các tàu này rất sạch sẽ, như thể chúng là tàu mới”.

Gregory B.Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận xét rằng các hành vi của Trung Quốc rất đáng ngờ, các con tàu được buộc sát cạnh nhau “nhằm phục vụ cho mục đích quân sự” chứ không phải để “đánh bắt cá”. Ông Poling cho biết: “Bạn không thể kéo lưới khi tàu đứng yên. Nếu đây là các ngư dân đánh cá thì chắc chắn họ sẽ trở về tay trắng”.

Đá Ba Đầu là rạn san hô lớn nhất ở cụm Sinh Tồn và nằm ở cực Đông Bắc của cụm. Dù có diện tích khá nhỏ, khoảng 10km2 nhưng nơi đây được coi là một cơ sở lý tưởng để xây đường băng sân bay, hoặc căn cứ để giám sát và theo dõi các hoạt động hàng hải.

Chuyên gia Jay Batongbacal cho biết: “Mối lo ngại lớn là Trung Quốc có thể đang chuẩn bị chiếm đóng khu vực này để xây dựng một hòn đảo nhân tạo khác, như những gì chúng ta đã từng chứng kiến trước đây”.

Theo ông Jay Batongbacal, việc Trung Quốc cho tàu thuyền neo đậu tại Đá Ba Đầu tương tự như chiến thuật mà nước này đã áp dụng với Đá Vành Khăn vào những năm 1990. Đá Vành Khăn nằm trong số 7 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo. Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng đường băng, cảng neo đậu và triển khai radar tại đây.

Tuy vậy, chuyên gia Gregory B.Poling cho rằng, Trung Quốc nhiều khả năng không có ý định bồi lấp Đá Ba Đầu trở thành một hòn đảo nhân tạo. “Mục đích của Trung Quốc là kiểm soát vùng nước, đáy biển và không phận. Họ không thực sự cần đến tiền đồn thứ 8 để làm điều đó. Điều Bắc Kinh cần là chiếm ưu thế áp đảo về số lượng tàu thuyền trong khu vực”.

Vào năm 2016,  Tòa Trọng tài Quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Theo phán quyết của PCA, yêu sách của Trung Quốc về "các quyền lịch sử" đối với các vùng biển nằm trong "đường 9 đoạn" là trái với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài và sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tăng cường triển khai các tàu của dân quân biển nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền phi pháp. Hầu hết đều núp dưới lớp vỏ là tàu đánh cá, nhưng chúng lại không thực sự được sử dụng cho công việc này. 

Ông Gregory B.Poling nhấn mạnh: “Đây là lực lượng hỗ trợ cho cảnh sát biển và hải quân Trung Quốc. Chúng có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, tiếp vận, nhưng nguy hiểm nhất là khi chúng được sử dụng như một phương tiện để cưỡng ép và đe dọa các tàu thuyền nước ngoài”.

Các hành vi đe dọa và gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông đã cản trở hoạt động thăm dò dầu khí và gây nguy hiểm cho ngư dân của các nước có tuyên bố chủ quyền trong khu vực. Những hành vi này được coi là “mối đe dọa tiềm ẩn”, làm gia tăng nguy cơ tính toán sai lầm.

Âm mưu biến Đá Ba Đầu thành đảo nhân tạo?

Chuyên gia này nhận xét rằng, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ không cho tàu thuyền ra khỏi Đá Ba Đầu. “Một khi Trung Quốc tiến vào, họ sẽ không rời đi. Bắc Kinh có thể giảm căng thẳng vì lợi ích chính trị trước mắt, nhưng chắc chắn sẽ không bỏ qua âm mưu thôn tính khu vực này”.

Nhật Bản, Australia, Anh và Canada đã bày tỏ sự quan ngại, cho rằng Trung Quốc đang đe dọa an ninh khu vực.

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 25/3 đã lên án hành vi của Trung Quốc, đồng thời khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam./.

Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo NPR

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Video Player
Thời sự tối 10/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 11/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Ca nhạc quốc tế
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Yên Thủy khó khăn nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp
06:30Thời sự sáng
07:00Truyền hình Quân khu III
07:10Phóng sự: Các trường tập trung ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
07:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T2
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Trang Thiếu nhi
09:00Văn nghệ cuối tuần
09:30Văn hòa Hòa Bình
09:50Tạp chí Lao động công đoàn: Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho NLĐ
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T27
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Phóng sự: Cải cách TTHC trong KCB BHYT
11:15Chương trình: Khát vọng sống 399
11:35Chuyên mục Chuyển đổi số: Huyện Lạc Sơn đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T6
12:45Giai điệu quê hương
13:15Thế giới động vật
13:40Bản tin Chính phủ
13:50Phóng sự: Hòa Bình phát triển chế biến lâm sản
14:05Mảnh ghép cuộc sống
14:30Có thể bạn chưa biết
14:45Phóng sự: Nắng nóng đầu mùa – Nguy cơ đột quỵ ở Người cao tuổi
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T18
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Tình khúc Belero
16:35Phóng sự: Hiệu quả phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia
16:45Chuyên mục Xây dựng Đảng: Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên ở cơ sở
17:00Tạp chí Dân tộc và phát triển
17:15Chương trình Tiếng Thái
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T15
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Tạp chí Thông tin Kinh tế
18:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: An toàn thực phẩm – Nỗi lo không chỉ riêng ai
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T5
21:15Chương trình Tiếng Thái
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T12
22:10Chuyên mục Món Ngon
22:20Tọa đàm: Sáp nhập cấp xã – Đột phá để phát triển
22:40Thời sự Hòa Bình đêm
23:05Bản tin thể thao
23:10Phim truyện: Truy nã đặc biệt T4
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 11/05/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Nhịp cầu âm nhạc
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình Tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:03Nhịp cầu âm nhạc
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10Chuyên mục Cựu chiến binh
16:20Chuyên mục Những bông hoa giữa đời thường
16:30Chuyên mục Sự kiện và bình luận
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn: Hồng Lâu mộng
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Chuyên mục Sự kiện và bình luận
21:40Chương trình tiếng Thái
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
21°C
1.11m/s 93%
12/05
Weather Hoa binh
28°C
19°C
13/05
Weather Hoa binh
29°C
20°C
14/05
Weather Hoa binh
31°C
23°C