Vũ khí huyền thoại của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại

14:43 09/05

Trong các lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ, xe tăng hạng trung T-34-85 và pháo chống tăng tự hành Su-100 luôn nằm ở vị trí mang tính biểu tượng.

Chính thực tế chiến trường ác liệt trên các bình nguyên rộng lớn của Liên Xô và những sửa đổi kỹ thuật liên tục của các nhà thiết kế vũ khí Xô Viết đã khiến 2 loại vũ khí trên trở thành huyền thoại.

Huyền thoại thép của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại

Nhắc đến Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945), không thể không nhắc đến xe tăng T-34 - biểu tượng của sức mạnh, sự sáng tạo và ý chí kiên cường của Hồng quân Liên Xô. Với thiết kế cách mạng, khả năng chiến đấu vượt trội và sản xuất hàng loạt, T-34 không chỉ góp phần quyết định trong chiến thắng phát xít Đức mà còn trở thành huyền thoại trong lịch sử quân sự thế giới.

Xe tăng T-34 ra đời năm 1940, là thành quả của Phòng thiết kế Morozov, ở Kharkov. Nó kế thừa nhiều đặc điểm từ dòng xe tăng BT hạng nhẹ nhanh nhẹn và kinh nghiệm chiến trường tại Tây Ban Nha. Ba yếu tố đã tạo ra xe tăng huyền thoại T-34 là kết cấu giáp nghiêng 60 độ lần đầu tiên được áp dụng, giúp tăng khả năng chống đạn (ngay cả pháo 37mm của Đức cũng khó xuyên thủng). Pháo chính 76,2mm F-34 có uy lực vượt trội so với pháo 50mm của Đức cùng thời, có thể tiêu diệt xe tăng đối phương ở cự ly 1.000m. Động cơ diesel V-2 500 mã lực giúp phương tiện có khả năng cơ động cao, kết hợp với bản xích rộng để cơ động trên địa hình đầm lầy, bùn nhão đặc trưng của Nga.

"T-34 khiến chúng tôi sốc. Xe tăng Đức không thể sánh bằng", tướng xe tăng Đức Heinz Guderian thừa nhận trong hồi ký cá nhân.

Vũ khí huyền thoại của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
Xe tăng T-34-85 tham gia lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ. Ảnh: Russia Today

Dù ban đầu bị chỉ trích vì điều kiện cho kíp lái chật chội và kính ngắm kém, nhưng T-34 được ưu tiên sản xuất quy mô lớn vì nó có thiết kế đơn giản, phù hợp với công nhân tay nghề thấp. Khi Đức xâm lược Liên Xô năm 1941, hàng nghìn dây chuyền lắp ráp xe tăng được tháo dỡ, chuyển về Sverdlovsk, Chelyabinsk... và cho ra đời hơn 84.000 xe tăng T-34 bao gồm nhiều phiên bản (1940-1945), gấp đôi tổng số xe tăng Đức sản xuất trong chiến tranh. Cũng trong thời gian này, khoảng 14.000 sửa đổi đã được áp dụng cho xe tăng T-34 dựa trên kinh nghiệm chiến trường, khiến nó ngày càng trở nên hiệu quả và ưu thế hơn xe tăng của phát xít Đức. Mỗi chiếc T-34 chỉ tốn 30% thời gian và chi phí so với Tiger-I của phát xít Đức.

"Chúng tôi không sợ T-34, chúng tôi sợ số lượng của chúng”, một tù binh phát xít Đức thừa nhận. Xe tăng T-34 không chỉ là vũ khí, mà còn là niềm tự hào của người dân Liên Xô. Hình ảnh T-34 được ví như như "hiệp sĩ thép" bảo vệ đất nước. Nhiều quân nhân, công nhân tình nguyện đóng góp tiền mua T-34 ra tiền tuyến.

Thành công của xe tăng T-34 cũng không phải ngẫu nhiên, mà là do học thuyết quân sự Liên Xô từ những năm 1930 đã đề cao xe tăng tốc độ, phù hợp chiến tranh cơ động.

Xe tăng T-34 trở thành huyền thoại nhờ khả năng kết hợp công nghệ tiên tiến, sản xuất đại trà và tinh thần chiến đấu. Nó không chỉ giúp Liên Xô chiến thắng phát xít, mà còn ảnh hưởng đến thiết kế xe tăng toàn cầu sau. Dù đã lùi vào lịch sử, hình ảnh những đoàn xe tăng T-34 xông lên trong tuyết trắng vẫn là biểu tượng vĩnh cửu của lòng dũng cảm và sức mạnh tập thể.

“Cái chết di động” đối với xe tăng phát xít Đức

Trong lịch sử quân sự thế giới, Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941–1945) pháo chống tăng tự hành Su-100 nổi lên như một biểu tượng của sự sáng tạo và khả năng thích nghi tuyệt vời.

Ra đời trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến, Su-100 không chỉ góp phần đẩy lùi những “con mãnh thú thép” của Đức Quốc xã mà còn trở thành huyền thoại nhờ thiết kế đơn giản, uy lực hủy diệt. Năm 1943, sau thất bại ở Stalingrad, quân Đức đẩy mạnh sản xuất xe tăng hạng nặng Tiger-I và Panther với lớp giáp dày và pháo 88mm uy lực. Những xe tăng mới của phát xít khiến Hồng quân gặp khó khăn khi vũ khí chống tăng truyền thống như pháo ZIS-3 hay SU-76 tỏ ra bất lực. Trước nguy cơ bị áp đảo, Phòng thiết kế Uralmash được lệnh khẩn cấp phát triển một loại pháo tự hành mới, đủ sức xuyên thủng giáp xe Đức từ cự ly an toàn.

Pháo tự hành chống tăng Su-100 chính thức ra đời vào tháng 9-1944, dựa trên khung gầm xe tăng T-34-85 vốn đã được kiểm chứng về độ cơ động và độ tin cậy. Đây là kết quả của quá trình cải tiến từ phiên bản pháo tự hành Su-85 với việc thay thế pháo 85mm bằng pháo D-10S 100mm vốn vũ khí chống tăng mạnh nhất của Hồng quân thời điểm đó.

Vũ khí huyền thoại của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
Đội hình pháo chống tăng tự hành Su-100 tham gia duyệt binh Ngày Chiến thắng. Ảnh: Rian 

Su-100 được thiết kế theo triết lý “tối giản để tối ưu”. Thân xe làm bằng thép cán dày 75mm ở mặt trước, đủ để chống đạn pháo 75mm của Panther từ khoảng cách 500m. Khác với xe tăng có tháp pháo xoay, Su-100 sử dụng cấu hình pháo cố định lắp trên thân, giúp giảm chiều cao tổng thể và tăng khả năng ngụy trang.

Vũ khí chính là pháo 100 mm D-10S, có thể bắn đạn xuyên giáp BR-412. Ở cự ly 1.000 m, nó xuyên thủng 185 mm thép – đủ để “hạ gục” Tiger-I và Panther. Với đạn nổ phá mạnh, Su-100 còn được dùng để phá hủy công sự, diệt bộ binh địch, biến nó thành vũ khí đa năng.

Về cơ động, SU-100 thừa hưởng động cơ diesel V-2-34 500 mã lực từ T-34, cho tốc độ tối đa 48 km/giờ trên đường nhựa và khả năng vượt địa hình gồ ghề. Điều này giúp nó nhanh chóng triển khai đội hình, bắn rút linh hoạt – yếu tố sống còn trong chiến thuật “phục kích chống tăng”.

Su-100 chính thức tham chiến từ tháng 1-1945 trong trận hồ Balaton. Tại đây, tiểu đoàn Su-100 thuộc Tập đoàn xe tăng Cận vệ số 1 đã phá hủy 29 xe tăng Đức chỉ trong một ngày, trong đó có cả xe tăng hạng nặng mới nhất là Tiger-II với biệt danh Vua cọp.

Khả năng bắn chính xác từ cự ly 1.500–2.000m giúp pháo tự hành Su-100 vô hiệu hóa ưu thế tầm bắn của pháo Đức. Theo báo cáo từ mặt trận, mỗi pháo tự hành Su-100 có thể tiêu diệt 3–4 xe tăng địch trước khi bị phát hiện.

Dù chỉ sản xuất khoảng 2.335 chiếc (1944–1947), pháo tự hành Su-100 đã góp công lớn vào chiến thắng của Hồng quân trong Chiến tranh Vệ quốc. Nó không chỉ là một vũ khí, mà là sự minh chứng cho tinh thần “không khoa trương nhưng hiệu quả” của Hồng quân Liên Xô.

TUẤN SƠN (tổng hợp)

Theo https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/khoa-hoc-quan-su/vu-khi-huyen-thoai...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Yêu không lối thoát T15
Video Player
Thời sự trưa 20/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 20/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Mai Châu với phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục xây dựng Đảng: Những điển hình học tập và làm theo lời Bác
07:10Phóng sự: Cần quản lý nghiêm Vấn đề An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương TP Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T11
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:15Phóng sự: Sáp nhập xã: Mở ra điều kiện tốt để phát triển KTXH vùng ĐB DTTS
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T36
10:45Chương trình Tiếng Thái
11:00Phim tài liệu: Nguyễn Tất Thành
11:35Phóng sự: Hòa Bình phát triển chế biến lâm sản
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T15
12:45Chương trình Văn hóa nghệ thuật
13:15Hành trình khám phá
13:40Phim tài liệu: Hồ Chí Minh – Hành trình kiến tạp Văn hóa Hòa Bình
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35Chương trình Tiếng Thái
14:50Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình với công tác phòng chống thiên tai
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T27
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Giai điệu quê hương
16:35Chuyên mục Pháp luật và đời sống: Tăng cường công tác TT pháp luật về PCCC tại các cơ sở SXKD
17:05Chương trình Có thể bạn chưa biết
17:20Tạp chí Thông tin kinh tế
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T24
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Điểm mới trong kỳ thi vào 10 năm 2025
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T13
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T21
22:10Chuyên mục Cựu chiến binh: Các hoạt đông ý nghĩa ngày sinh của Bác
22:20Thời sự Hòa Bình đêm
22:50Bản tin thể thao
23:10Phim truyện: Truy nã đặc biệt T13
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 20/05/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giai điệu quê hương
09:30Chương trình Phát thanh Đời sống xã hội
10:10Tọa đàm Phát thanh kinh tế
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng phát thanh Hòa Bình
15:03Giai điệu quê hương
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Tọa đàm phát thanh kinh tế
16:30Chương trình Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15Chương trình phát thanh Khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30Chương trình Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
33°C
1.19m/s 53%
21/05
Weather Hoa binh
36°C
25°C
22/05
Weather Hoa binh
35°C
25°C
23/05
Weather Hoa binh
26°C
24°C