Bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc về Việt Nam, Trung Quốc không có bất kỳ quyền gì

09:38 22/07

Khu vực nhà giàn DK1, trong đó có Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam.

Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

bai tu chinh hoan toan thuoc ve viet nam, trung quoc khong co bat ky quyen gi hinh 1
Tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam

Theo các quy định của Luật biển quốc tế về vùng đặc quyền kinh tế, hoạt động thăm dò địa chất của tàu Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm gần như tất cả các điều khoản trong Công ước Luật biển quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. 
Hoạt động này nếu nhằm mục đích thăm dò trữ lượng dầu khí ở đáy vùng đặc quyền kinh tế, cũng là vùng thềm lục địa của Việt Nam, đã xâm phạm vào quyền chủ quyền của Việt Nam tại đây. 

Nếu hoạt động thăm dò địa chất nhằm phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, thì dù dưới mục đích hoà bình hay không, cũng đã xâm hại đến quyền tài phán của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế của mình. 

Ngoài ra, nó còn làm ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định trong khu vực biển này; ảnh hưởng đến các quyền tự do đi lại và khai thác thác kinh tế của Việt Nam cũng như các quốc gia khác (dưới sự cho phép của Việt Nam) tại đây. 

Trung Quốc không có vùng biển hợp pháp nào chồng lấn với Bãi Tư Chính của Việt Nam

Khu vực nhà giàn DK1, trong đó có Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam, và là thềm lục địa phía nam của Việt Nam.

Đây là vùng biển được hoạch định theo Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp Quốc.

bai tu chinh hoan toan thuoc ve viet nam, trung quoc khong co bat ky quyen gi hinh 2
Khu vực nhà giàn DK1, trong đó có Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế
200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam.

Vùng biển này không tranh chấp với nước nào, và lại càng không tranh chấp với Trung Quốc.

Việc Trung Quốc vẽ đường lưỡi bò liếm qua 60% vùng biển Việt Nam, biến vùng biển không tranh chấp của Việt Nam thành vùng tranh chấp là hoàn toàn phi pháp, không được luật pháp quốc tế công nhận.

Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, một văn bản pháp lý quốc tế hướng dẫn, giải thích Công ước 1982, đã bác bỏ thẳng thừng yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc không tham gia vụ kiện và tuyên bố không chấp nhận Phán quyết, nhưng văn bản pháp lý này vẫn nguyên giá trị của nó. Và Phán quyết khẳng định rằng, đường lưỡi bò là không có cơ sở pháp lý, nói nôm na là nó không có giá trị gì để Trung Quốc đòi quyền khai thác tài nguyên trong đường lưỡi bò. Do đó, Trung Quốc không có vùng biển hợp pháp nào tranh chấp với Việt Nam tại khu vực DK1, trong đó có Bãi Tư Chính.

Tòa Trọng tài quốc tế kết luận rằng, không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc yêu sách các quyền lịch sử đối với tài nguyên, bên ngoài những quyền quy định trong Công ước, tại các vùng biển nằm bên trong ‘đường chín đoạn’.

Điểu gì ẩn sau những cẳng thẳng trên biển Đông?

Hoạt động trái phép của các tàu Trung Quốc ở khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam trước hết là nhằm ngăn cản các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam tại khu vực giàu tiềm năng dầu khí này.

Việc Trung Quốc đe dọa, ngăn cản Việt Nam và các đối tác nước ngoài thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực này là hành động vô lý và ngang ngược.

Hành động này nằm trong chiến lược của Trung Quốc áp đặt đường lưỡi bò bất hợp pháp tại Biển Đông để ngăn cản tất cả các đối tác quốc tế nào muốn hợp tác dầu khí với Việt Nam. 

Các bước đi này nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông, kiểm soát hoàn toàn tài nguyên trong Đường lưỡi bò, chiếm 80% diện tích Biển Đông.

Việt Nam kiên trì, kiên quyết bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trong vùng đặc quyền kinh tế

Ngày 19/7, Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”.

bai tu chinh hoan toan thuoc ve viet nam, trung quoc khong co bat ky quyen gi hinh 4
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Đây là lần thứ 2 Việt Nam lên tiếng về vấn đề này. Trước đó, ngày 16/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 và pháp luật Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trên thực tế, thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Phát huy tinh thần dũng cảm, khôn khéo và sáng tạo, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam nhất định sẽ bảo vệ thành công chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trên vùng biển phía nam của Tổ quốc.

Nhân dân Việt Nam, dư luận các nước trong khu vực và thế giới phản đối các hành động trái phép của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam, ủng hộ các lực lượng chấp pháp Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng của mình, góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực và trên thế giới./.

Lê Nghiêm- nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông

( Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T26
Thời sự tối 20/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 21/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Chuyên mục XD Đảng: Phát huy vai trò của Bí thư chi bộ ở cơ sở
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Học sinh bản Mông ôn thi vào lớp 10
07:10Chuyên mục SMVH: Vai trò của các nghệ nhân trong giữ gìn VH truyền thống
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương TPHB
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T21
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:10Phóng sự: Nâng cao chất lượng GDNN tại các địa phương
09:20Chuyên mục CCHC: Tỉnh HB đẩy mạnh CCHC gắn với chuyển đổi số
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện: An gia thiên hạ T24
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T742
11:20CM PL&ĐS: Huyện Kim Bôi đẩy mạnh tuyên truyền Luật đất đai
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2.Tập 14
12:45Chương trình VHNT
13:15Hành trình khám phá
13:40Phóng sự: Vai trò của phụ nữ trong XD hạnh phúc gia đình
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T741
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:45 Phóng sự: Tăng cường các biện pháp PCCR mùa nắng nóng
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T26
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thể thao
16:05Giai điệu quê hương
16:35Tạp chí Văn hóa xã hội
16:50CM NTM: Huyện Lạc Sơn phát huy vai trò CCB trong XD NTM
17:00Phóng sự: Người dân ứng phó với nắng hạn cục bộ trong SXNN
17:15CM KTTT: Mô hình KTX với chương trình đồng bào DTTS
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T68
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
20:25Phim truyện: 40 ngày yêu T30
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T27
22:10Chuyên mục CCB: CCB với phong trào khu phố văn minh - ANTT
22:20Thời sự Hòa Bình tối 21.5
22:45Bản tin thể thao
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T27

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 21/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
Giai điệu quê hương
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CT Văn hóa Hòa Bình
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19: 00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19: 15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CT Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
24°C
1.08m/s 84%
22/05
Weather Hoa binh
30°C
25°C
23/05
Weather Hoa binh
31°C
26°C
24/05
Weather Hoa binh
32°C
25°C