Giữ vững ổn định thị trường tài chính tiền tệ trong bối cảnh nhiều biến động

09:02 10/04

Mặc dù chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng hơn, Việt Nam vẫn nên tiếp tục ưu tiên ổn định giá cả, ứng phó với tác động từ bên ngoài và việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công vẫn có thể làm gia tăng lạm phát trong năm 2023. Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 4,5% trong năm 2023.

Kinh tế - xã hội của nước ta đã trải qua 3 tháng đầu năm 2023 đầy biến động và thách thức. Điều này thể hiện rõ nét qua những con số như tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,32% - thấp nhất trong giai đoạn hơn 10 năm qua hay số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường nhiều hơn số thành lập mới...

Tuy nhiên, nhiều dự báo lạc quan về sự phục hồi, cải thiện của nền kinh tế nước ta trong thời điểm Quý II hoặc Quý III năm nay. Trong đó, chính sách tài chính - tiền tệ chủ động, linh hoạt đã và sẽ góp phần không nhỏ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

NHNN đã điều hành chính sách tài chính- tiền tệ chủ động, linh hoạt được thể hiện qua hai lần trong chưa đầy một tháng, NHNN giảm các mức lãi suất điều hành. Giảm lãi huy động là cơ hội để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế. 0,2% - 1%/năm là mức giảm lãi suất huy động của hầu hết các ngân hàng, sau khi NHNN có động thái giảm lãi suất điều hành.

Như vậy, từ đầu năm đến nay, lãi suất đã hình thành xu hướng đi xuống khá nhanh, trên nền lạm phát thấp. Chi phí vốn, giá vốn đang rẻ hơn và dễ hấp thụ hơn. Sau điều chỉnh, lãi suất phổ biến từ 5,8-8,9%/năm, cho các khoản tiền gửi từ 6-12 tháng. Lãi cao nhất trên 9%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn dài từ 13 tháng trở lên và cũng chỉ xuất hiện ở 1 số rất ít ngân hàng.

Ông Ngô Minh Đức, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư tài chính LCTV Investment, cho biết: "Nỗ lực giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là cố gắng rất lớn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc kìm chế lạm phát cũng như đạt mục tiêu thúc đẩy kinh tế, khiến lãi suất giảm, giúp doanh nghiệp tiết giảm được chi phí, tiếp cận vốn vay, từ đó thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh lạm phát của thế giới đang tăng cao".

giu vung on dinh thi truong tai chinh tien te trong boi canh nhieu bien dong hinh anh 1
Ảnh minh họa: KT

Nhờ những chính sách linh hoạt đó, quý 1/2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 2,06% so với cuối năm 2022, tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2022. Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ.

Cũng theo NHNN, tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ xấu, các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các TCTD; tích cực tham gia hỗ trợ, xử lý các TCTD yếu kém và dành nguồn lực để hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng vay gặp khó khăn do dịch Covid-19. 

Về cơ bản sự ổn định, an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD tiếp tục được giữ vững. Năng lực tài chính, chất lượng quản trị, điều hành, các chuẩn mực, thiết chế an toàn của hệ thống TCTD từng bước được củng cố, tiệm cận thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhận định: "Ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vững ổn định mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi, ổn định tỷ giá, tỷ giá có thể tăng ở mức 1,5-2%. Với dòng vốn đầu tư nước ngoài phải theo dõi và tiếp tục tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi để nhà đầu tư tin tưởng, tiếp tục đầu tư vào Việt Nam hiện nay và thời gian tới".

Về diễn biến tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mua 4 tỷ USD trong quý 1, đồng nghĩa với việc bơm tiền ra, giúp hệ thống dồi dào thanh khoản... Qua sự kiện rút tiền hàng loạt của SCB tháng 10 năm ngoái cũng như sự sụp đổ của một số ngân hàng ở Mỹ với bài học quản trị thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng tập trung hơn vào ổn định an toàn, cũng như đáp ứng thanh khoản cho người dân. Quyết định được đưa ra trên cơ sở, Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed điều chỉnh lộ trình tăng lãi suất thấp và tỷ giá VND/USD ổn định.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá quyết định cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là động thái phù hợp để thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp, tăng trưởng GDP chậm và lạm phát trong tầm kiểm soát.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú nhận định: "Chúng ta đang duy trì tỷ giá tích cực hơn cả các nước xung quanh. Mong muốn của chúng tôi là sẽ cố gắng duy trì sự ổn định của tỷ giá, đảm bảo hài hòa cho chính sách xuất khẩu cũng như nhập khẩu, đặc biệt thu hút dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam.

Các tổ chức tài chính Quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á ADB khuyến nghị Việt Nam tiếp tục phối hợp các biện pháp tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế. Việc thực hiện chương trình nhà ở xã hội cần cân bằng giữa nhu cầu cho vay thận trọng để tránh các khoản nợ xấu trong tương lai với nhu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Mặc dù chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng hơn, Việt Nam vẫn nên tiếp tục ưu tiên ổn định giá cả, ứng phó với tác động từ bên ngoài và việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công vẫn có thể làm gia tăng lạm phát trong năm 2023. Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 4,5% trong năm 2023.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đánh giá về điều hành chính sách tài chính- tiền tệ của Việt Nam cho biết: "Bối cảnh giữa các ngân hàng trên thế giới và ngân hàng tại Việt Nam có phần khác nhau. Nhưng có thể nói, chúng tôi không nhận thấy những rủi ro có tính hệ thống trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng Việt Nam có sức chống chịu khá tốt.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số thách thức trong ngắn hạn, như là các khoản nợ xấu, nợ khó đòi, nhất là trong điều kiện khi những “cơn gió ngược” đang hướng đến Việt Nam. Do đó, các ngân hàng tại Việt Nam cần tăng hệ số an toàn vốn, đồng thời giải quyết các khoản nợ xấu". 

Tại Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 3/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh một số giải pháp cụ thể về chính sách tài chính tiền tệ trong những tháng tới đó là: Tiếp tục nhất quán mục tiêu bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn. Bảo đảm 4 cân bằng giữa lãi suất và tỉ giá; giữa tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu; giữa chính sách tiền tệ và tài khóa; giữa tình hình bên trong và bên ngoài.

Thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tiền tệ. Các NHTM tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận và đảm bảo tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới đây một cách hợp lý và ưu tiên cho các lĩnh vực cần phải ưu tiên đã xác định./.

Bảo Ngọc/VOV1

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Chương trình tiếng Thái
Thời sự trưa 7/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 07/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Tháng 4 lịch sử trong ký ức củ những CCB tỉnh Hòa Bình
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục Xây dựng Đảng: Nhân rộng các điển hình tiên tiến làm theo lời Bác
07:10Phóng sự: Giáo dục truyền thống về chiến dịch Điện Biên
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương TPHB
07:45Truyền hình trực tiếp: Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 – 7/5/2024
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T13
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T728
11:20Tọa đàm: Hồi ức chiến dịch Điện Biên Phủ
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện:Cửa tử hắc ám T75
12:45Chương trình VHNT
13:15Hành trình khám phá
13:40Chuyên mục NTM: Huy động sức dân trong xây dựng NTM
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T727
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50 Phóng sự: Hào hùng trận đánh kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T13
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Phim tài liệu: Chiến thắng Điện Biên Phủ
17:20Phóng sự: Sản phẩm hàng hóa của Hòa Bình vươn xa với thương hiệu Việt
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T54
18:15Ch¬ương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Hào hùng trận đánh kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T19
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T13
22:10Phóng sự: Giá mía tím giảm – người dân lo lắng đầu ra
22:20Thời sự Hòa Bình
22:45Bản tin thể thao
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T13
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 07/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CM Văn hóa Hòa Bình
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19: 00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19: 15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CM Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa nhẹ
31°C
2.6m/s 73%
08/05
Weather Hoa binh
31°C
25°C
09/05
Weather Hoa binh
30°C
24°C
10/05
Weather Hoa binh
32°C
24°C