Khả năng miễn dịch SARS-CoV-2 “đáng kinh ngạc” sau khi tiêm vaccine Covid-19

08:46 28/05

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng, các tế bào miễn dịch quan trọng sẽ tồn tại lâu dài trong tủy xương của những người từng nhiễm SARS-CoV-2 hoặc đã tiêm vaccine Covid-19.

Miễn dịch SARS-CoV-2 kéo dài trong bao lâu?

Theo 2 nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ, khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 kéo dài ít nhất 1 năm, thậm chí có thể suốt đời, và sẽ cải thiện theo thời gian, đặc biệt là sau khi tiêm vaccine. Các phát hiện này có thể giảm lo ngại về việc hiệu quả bảo vệ chống lại virus chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2 kéo dài ít nhất 1 năm, thậm chí có thể suốt đời, và sẽ cải thiện theo thời gian, đặc biệt sau khi tiêm vaccine. (Ảnh minh họa: Reuters)
Khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2 kéo dài ít nhất 1 năm, thậm chí có thể suốt đời,
và sẽ cải thiện theo thời gian, đặc biệt sau khi tiêm vaccine. (Ảnh minh họa: Reuters)

Hai nghiên cứu mới cho thấy, phần lớn những người đã phục hồi sau khi mắc Covid-19 và những người sau đó được tiêm chủng sẽ không cần tiêm liều vaccine tăng cường. Tuy nhiên, vẫn có 2 nhóm có thể cần tiêm vaccine tăng cường là những người đã tiêm vaccine nhưng chưa bao giờ nhiễm virus, và số ít người nhiễm virus nhưng cơ thể không tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Nature hôm 24/5, các tế bào có khả năng ghi nhớ virus sẽ tồn tại trong tủy xương và có thể tạo ra kháng thể khi cần thiết.

Nghiên cứu thứ hai đăng trên BioRxiv, một trang web nghiên cứu sinh học, cho thấy những tế bào được gọi là tế bào nhớ B tiếp tục phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn trong ít nhất 12 tháng sau lần lây nhiễm ban đầu.

“Các nghiên cứu cho thấy khả năng miễn dịch được tạo ra do lây nhiễm virus và tiêm chủng có thể sẽ tồn tại lâu dài”, Scott Hensley, nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết.

 Trên thực tế, các tế bào nhớ B được tạo ra để phản ứng với sự lây nhiễm SARS-CoV-2 và trở nên mạnh mẽ khi con người tiêm chủng. Tế bào nhớ B có thể ngăn chặn các biến thể của virus và giúp không cần thiết phải tiêm mũi tăng cường, theo Michel Nussenzweig, nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Rockefeller (Mỹ).

“Những người mắc bệnh và sau đó tiêm chủng sẽ có kháng thể tuyệt vời và cơ thể họ sẽ tiếp tục phát triển các kháng thể. Tôi hy vọng chúng sẽ tồn tại trong thời gian dài”, ông Nussenzweig nói.

Khi lần đầu tiên gặp virus, tế bào B nhanh chóng sinh sôi và sản xuất kháng thể với số lượng lớn. Sau khi cơ thể trải qua tình trạng lây nhiễm cấp tính, một số lượng nhỏ tế bào B sẽ ở lại trong tủy xương và sản xuất đều đặn một lượng kháng thể.

Để xem xét các tế bào nhớ B đặc trưng cho virus SARS-CoV-2, nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Ali Ellebedy của Đại học Washington đứng đầu đã phân tích mẫu máu của 77 người, bắt đầu từ một tháng sau khi họ mắc Covid-19. Chỉ 6 trong số 77 người phải nhập viện vì Covid-19, số còn lại có triệu chứng nhẹ.

Mức độ kháng thể ở những người này giảm nhanh sau 4 tháng lây nhiễm virus và tiếp tục giảm dần trong nhiều tháng sau đó. Theo NY Times, kết quả này thống nhất với kết quả từ các nghiên cứu khác.

Một số nhà khoa học giải thích rằng, sự sụt giảm kháng thể này là dấu hiệu của khả năng miễn dịch suy giảm, nhưng đó chính xác là những gì nằm trong nghiên cứu, các chuyên gia khác cho biết. Nếu phải mang lượng lớn kháng thể chống lại mọi mầm bệnh cơ thể từng gặp, máu sẽ trở nên dày đặc.

Lượng kháng thể trong máu sẽ giảm mạnh sau lây nhiễm cấp tính, trong khi đó, các tế bào nhớ B vẫn nằm yên trong tủy xương và sẵn sàng hoạt động khi cần thiết.

Từng mắc Covid-19 có cần tiêm vaccine không?

Nhóm của Tiến sĩ Ellebedy đã lấy mẫu tủy xương từ 19 người khoảng 7 tháng sau khi họ nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, 15 người có tế bào nhớ B có thể phát hiện được, 4 người còn lại không có. Điều này cho thấy một số người có thể mang rất ít hoặc không mang tế bào nhớ B.

“Điều này cho thấy, ngay cả khi bạn đã nhiễm virus, không có nghĩa là bạn có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ”, Tiến sĩ Ellebedy nói. Kết quả này cũng củng cố ý kiến cho rằng những người đã phục hồi sau Covid-19 vẫn nên tiêm chủng, ông Ellebedy nói thêm.

Tiêm chủng tăng khả năng vô hiệu hóa virus của kháng thể trong cơ thể lên khoảng 50 lần. (Ảnh minh họa: Getty Images)
Tiêm chủng tăng khả năng vô hiệu hóa virus của kháng thể trong cơ thể lên khoảng 50 lần.
(Ảnh minh họa: Getty Images)

5 trong số những người tham gia nghiên cứu của Tiến sĩ Ellebedy đã hiến tặng mẫu tủy xương 7-8 tháng sau khi họ nhiễm virus và hiến một lần nữa vào 4 tháng sau đó. Ông Ellebedy và các đồng nghiệp nhận thấy rằng số lượng tế bào nhớ B vẫn ổn định trong khoảng thời gian trên.

Jennifer Gommerman, nhà nghiên cứu hệ miễn dịch tại Đại học Toronto, cho biết, kết quả của nghiên cứu đặc biệt đáng chú ý vì rất khó để lấy mẫu tủy xương.

Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy, trên lý thuyết các kháng thể có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ, thậm chí có thể vượt xa tuổi thọ trung bình. Điều này gợi ý rằng tế bào B có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể. Nghiên cứu mới của Tiến sĩ Ellebedy đã đưa ra bằng chứng hiếm hoi về sự tồn tại của tế bào nhớ B, Tiến sĩ Gommerman nói.

Nhóm của Tiến sĩ Nussenzweig đã xem xét quá trình các tế bào nhớ B phát triển theo thời gian. Các nhà nghiên cứu đã phân tích máu của 63 người đã khỏi Covid-19 khoảng một năm trước. Phần lớn những người tham gia xuất hiện các triệu chứng nhẹ khi mắc bệnh và 26 người đã tiêm ít nhất một liều vaccine Moderna hoặc Pfizer/BioNTech.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra những kháng thể trung hòa, cần thiết để ngăn ngừa tái nhiễm virus, không thay đổi trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng. Trong khi đó, những kháng thể có liên quan nhưng ít quan trọng hơn từ từ biến mất.

Khi các tế bào nhớ B tiếp tục phát triển, các kháng thể do chúng tạo ra đã phát triển khả năng vô hiệu hóa nhiều biến thể hơn.

Một năm sau khi lây nhiễm SARS-CoV-2, hoạt động vô hiệu hóa của kháng thể trong cơ thể những người tham gia nghiên cứu chưa được tiêm vaccine sẽ suy giảm trước mọi biến chủng của virus.

Việc tiêm vaccine sẽ khiến lượng kháng thể trong cơ thể được khuếch đại ở mức đáng kể. Ngoài ra, việc tiêm chủng tăng khả năng vô hiệu hóa virus của kháng thể trong cơ thể lên khoảng 50 lần.

Rand Paul, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Kentucky hôm 23/5 cho biết, ông sẽ không tiêm vaccine Covid-19 vì ông đã miễn dịch sau khi nhiễm virus vào tháng 3/2020.

Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng khả năng miễn dịch đó sẽ đủ mạnh để bảo vệ ông Rand Paul trong nhiều năm, đặc biệt là khi các biến thể mới xuất hiện có thể vượt qua sức đề kháng của cơ thể.

Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Nussenzweig cho thấy, những người đã hồi phục sau Covid-19 và sau đó đã được tiêm chủng sẽ tiếp tục có mức độ bảo vệ cực cao trước các biến thể mới, ngay cả khi không tiêm vaccine tăng cường.

“Phản ứng của tế bào nhớ B rất tốt, giống như những gì chúng tôi hy vọng”, Marion Pepper, nhà nghiên cứu hệ miễn dịch thuộc Đại học Washington (Mỹ) nói./.

*Loạt bài/bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQCP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

CTV Mai Trang/VOV.VN (biên dịch)
Theo NY Times
( Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Cửa tử hắc ám - Phần 2- T29
Thời sự trưa 26/6/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 26/06/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Hòa Bình với cuộc vận động ưu tiên người Việt Nam dùng hàng Việt Nam
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Giải quyết thủ tục đất cho người dân
07:10Phóng sự: Cảnh báo tình trạng sạt lở đất đá mùa mưa bão
07:15 Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T22
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:15Phóng sự: Cần chấn chỉnh hoạt động du lịch tự phát tại một số địa phương
09:25Chuyên mục NTM: Dân vận khéo trong xây dựng NTM nâng cao
09:35Khám phá thế giới
10:00Phim truyện: 40 ngày yêu T3
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T778
11:15Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
11:30Phóng sự: Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo bền vững năm 2024
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện:Cửa tử hắc ám -Phần 2-T50
12:45Giai điệu trẻ
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Chuyên mục An sinh xã hội
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T777
14:05Bạn của nhà nông
14:35 Chương trình tiếng Mường
14:50 Chuyên mục An ninh Hòa Bình
15:00Phim truyện: Kế hoạch báo thù T1
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Chương trình VHNT
16:35Tọa đàm: Hòa Bình đảm bảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
16:55Phóng sự: Huyện Tân Lạc tạo sinh kế cho người dân vùng khó khăn
17:10Tạp chí Thông tin Kinh tế
17:20Phóng sự: Hiệu quả phong trào thi đua yêu nước
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám - Phần 2- T29
18:15 Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Ma túy – những cuộc chiến không khoan nhượng
20:25Phim truyện: Người mẹ kế kỳ lạ T15
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Bản án lương tâm T18
22:10Phóng sự: Đa dạng các hoạt động vui chơi tại nhà văn hóa thiếu nhi
22:10Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T73
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00 Phim truyện: Ngã rẽ số phận T26
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 26/06/2024

05:00 Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Thiếu nhi
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Phòng chống tham nhũng
10: 20Văn hóa Hòa Bình
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Thiếu nhi
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10CM Lao động và việc làm
16:20CM Tạp chí DT&PT
16:30CM Pháp luật và đời sống
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Tiếp chuyện bạn nghe đài
21: 40CM lao động và việc làm
21: 50CM tạp chí DT&PT
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa vừa
28°C
1.29m/s 92%
27/06
Weather Hoa binh
31°C
25°C
28/06
Weather Hoa binh
35°C
26°C
29/06
Weather Hoa binh
37°C
27°C