Điểm sáng du lịch tăng trưởng âm lộ ra những điểm tối về kinh tế

08:33 05/02

Đại dịch Covid-19 đã làm cho kinh tế của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi sụt giảm sâu, gây thiệt hại nặng nề và sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa.

Kết thúc năm 2020, trong số 5 tỉnh, thành phố của cả nước tăng trưởng âm thì khu vực miền Trung có đến 4 địa phương. Cụ thể, tỉnh Khánh Hòa suy giảm 10,52%, Quảng Nam giảm 9,96%, Đà Nẵng giảm 9,77%, Quảng Ngãi giảm 1,02%. Lần đầu tiên trong hàng chục năm qua, ngân sách các địa phương này hụt thu hàng chục ngàn tỷ đồng, hàng chục ngàn người lao động bị mất việc, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, dịch họa.

Đại dịch Covid-19 bùng phát, gây thiệt hại nặng nề và sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa. Thực tế này bộc lộ những hạn chế, yếu kém, cần có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển trong thời gian tới của các địa phương miền Trung. Loạt bài “Sau đại dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố miền Trung điều chỉnh cơ cấu kinh tế” đề cập vấn đề này.

Đà Nẵng vắng lặng trong những ngày giãn cách xã hội.

Một số người dân cho biết, mấy tháng qua, họ nghỉ việc  không lương, tự kiếm việc để làm. Nhiều lao động đã lớn tuổi nên cũng khó xin việc.

Không chỉ người dân mà nhiều doanh nghiệp cũng than khó: "Dịch Covid-19 từ tháng 2/2020 tới giờ khiến nhiều công việc ngưng lại, từ vận tải, khách sạn, nhà hàng, ăn uống đều giảm. Người bán nhiều hơn người mua, buôn bán gì cũng khó khăn”.

Chưa bao giờ, hoạt động dịch vụ, du lịch ở thành phố biển này lâm cảnh bi đát như thế. Mỗi góc phố, từng căn nhà trĩu nặng nỗi âu lo.

Bây giờ, ông Phạm Thanh Long, 53 tuổi, ở thành phố Nha Trang, hằng ngày phải đi làm từ 4h sáng và trở về nhà lúc 23h đêm cùng nỗi lo chạy ăn từng bữa. Một năm trước, ông Long chạy xe du lịch, 2 người con bán hàng lưu niệm cho du khách Trung Quốc.

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp ở Khánh Hòa tăng vọt.

Mỗi tháng, cả nhà ông Long có thu nhập khoảng 30 triệu đồng, đủ trang trải cuộc sống. 9 tháng nay, cả gia đình ông bị mất việc làm. 3 cha con ông Long nộp đơn xin việc nhiều nơi nhưng không có kết quả, đành chạy xe ôm hoặc ai thuê gì làm đó. Cứ mỗi tháng phải trả 3 triệu đồng tiền thuê nhà, thêm chừng đó tiền chữa bệnh cho vợ và cũng ngần ấy tiền trả nợ ngân hàng, đặt lên vai ông Long gánh nặng mưu sinh. Cận Tết, ông Long mong có một công việc thu nhập ổn định nhưng xem chừng rất khó.

“Tôi mong muốn có việc làm ổn định, ở nhà có cháu nhỏ nữa, đòi hỏi phải có sữa và ăn uống. Tiền nhà, tiền ngân hàng không thể chậm, không thể thiếu được, giờ nào họ cũng đòi hết" - ông Long bày tỏ.

Hiện nay, đa số các khách sạn tại Khánh Hòa chưa mở cửa trở lại, 40.000 phòng khách sạn vẫn đóng cửa. Một số doanh nghiệp lớn hoạt động cầm chừng. Nhiều ông chủ bỗng chốc thành “con nợ”.

Ông Phạm Minh Nhựt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hòn Tằm biển Nha Trang cho biết, trước đây, mỗi tháng Công ty của ông doanh thu khoảng 50 tỷ đồng. Gần một năm nay thua lỗ gần 200 tỷ đồng. Theo đó, doanh nghiệp cắt giảm 400 người trong tổng số 600 lao động, công ty trở thành “con nợ” của Bảo hiểm Xã hội và các đối tác cung cấp sản phẩm lâu nay.

Nhiều khách sạn vẫn phải đóng cửa ngừng kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Theo ông Phạm Minh Nhựt, gần Tết, nhiều doanh nghiệp chật vật xoay tiền trả nợ: “Các khoản nợ cần phải giải quyết cuối năm. Năm 2020, nhiều tháng không làm được gì có những tháng 0 đồng. Vẫn phải có chi phí vận hành, không có doanh thu coi như là chi âm".

Báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2020, nước ta có hơn 32 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dẫn đến mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, thu nhập bấp bênh… Khu vực chịu tác động nặng nề nhất là ngành dịch vụ, du lịch, với hơn 70% lao động bị ảnh hưởng.

Con số doanh nghiệp ngừng hoạt động, lâm cảnh nợ nần ngày càng tăng lên. Tại TP Đà Nẵng hơn 3.000 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động. Còn ở tỉnh Khánh Hòa hơn 1.600 doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động, giải thể. Cả ngàn chiếc xe du lịch trước đây liên tục đưa đón du khách nay phải nằm im, phơi nắng, phơi mưa. Hàng loạt cửa hàng tại những khu phố sầm uất đành phải đóng cửa gần cả năm nay chưa biết đến khi nào mới hoạt động trở lại.

Đại dịch Covid-19 đã làm cho kinh tế của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi sụt giảm sâu. Những địa phương này từng là điểm sáng về du lịch, hội nhập sớm với dòng chảy kinh tế quốc tế. Tại các tỉnh, thành phố đó, khi hoạt động du lịch bị ngưng trệ do thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh, lập tức đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ du lịch, kéo theo nhiều hệ lụy xã hội. Trước tác động bất lợi của dịch bệnh, những điểm sáng du lịch đã và đang chuyển sang gam màu tối.

Năm 2020 lượng khách, doanh thu du lịch Khánh Hòa sụt giảm sâu do dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Khắc Định, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho rằng, chính sự phụ thuộc vào du lịch, dịch vụ đã làm cho kinh tế của địa phương tăng trưởng âm khi xảy ra đại dịch. “Vì sao Khánh Hòa tăng trưởng thấp nhất cả nước? Đó là vì cơ cấu kinh tế kinh tế của Khánh Hòa chưa thực sự cân đối, quá nặng về phát triển du lịch- dịch vụ. Cho nên khi Covid-19 xảy ra nó tác động mạnh vào dịch vụ, ảnh hưởng hết sức nặng nề, không có ngành khác kéo lại để cân đối".

Đại dịch Covid-19 ập đến, các điểm sáng du lịch tăng trưởng âm lộ ra những điểm tối, yếu kém. Theo Tiến sỹ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, Thành viên của Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ thì lâu nay, các lợi thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh đã giúp các tỉnh, thành phố miền Trung phát triển nhanh về du lịch, dịch vụ. Và dịch vụ du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn của các địa phương này, tạo bứt phá cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho rằng, qua dịch bệnh Covid-19, các tỉnh, thành phố miền Trung cần nhìn rõ những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế; từ đó tính toán lại chiến lược phát triển, nhanh chóng điều chỉnh mục tiêu và cơ cấu kinh tế cho địa phương mình.

“Những địa phương này ngành du lịch lệ thuộc vào thế giới vậy, cho nên bị “tai họa’ rất nặng. Trong khi dịch bệnh diễn biến bất ngờ nên không thể ứng biến được. Cần phải đánh giá một cách bình tĩnh, đừng bác bỏ, phủ nhận, mất hết tinh thần phát triển" - Tiến sĩ Trần Đình Thiên chỉ rõ./.

Thái Bình/VOV-Miền Trung
( Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
GTCT đêm
Thời sự tối 15/6/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 16/06/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Ca nhạc quốc tế
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Chuyên mục SMVH: Đặc sắc nghề thêu truyền thống của người Dao quần Chẹt
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự : Tỉnh Hòa Bình tăng cường các biện pháp giải ngân vốn đầu tư công
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Kim Bôi
07:45Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T12
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Trang thiếu nhi
09:05Văn nghệ cuối tuần
09:30Văn Hòa Hòa Bình
09:50Phóng sự: Lan tỏa phong trào Hiến máu cứu người
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T40 (P2)
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T768
11:15Chương trình: Khát vọng sống 353
11:35Chuyên mục An ninh Hòa Bình
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2 – T26
12:45Giai điệu quê hương
13:15Thế giới động vật
13:40Bản tin Chính phủ
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T767
14:05Thế giới quanh ta
14:35 Tạp chí Văn hóa
14:50CM PL& ĐS: Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người uy tín
15:00Phim truyện: Má tôi làm đại gia T23
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Tình khúc Belero
16:35Khám phá thế giới
17:00Tạp chí Dân tộc và phát triển
17:15Chương trình tiếng Thái
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T40 (P2)
18:15Ch¬ương trình thiếu nhi
18:30Tạp chí TTKT
18:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 16.6
20:15CM KTTT: Hiệu quả hoạt động Qũy hỗ trợ HTX
20:25Gamshow Đập hộp kén rể T21
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Bản án lương tâm T9
22:10Tọa đàm: Cần lan tỏa những tấm gương điển hình học tập theo Bác
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Phóng sự: Cảnh báo tai nạn do sét đánh trong mùa mưa bão
23:10Phim truyện: Ngã rẽ số phận T16
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 16/06/2024

05:00 Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Nhịp cầu âm nhạc
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình tiếng Thái
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Nhịp cầu âm nhạc
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16: 10CM số và đời sống
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30CM Sự kiện và bình luận
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn Hồng Lâu Mộng
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Sự kiện bình luận
21:40Chương trình tiếng Thái
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
27°C
1.12m/s 93%
17/06
Weather Hoa binh
36°C
27°C
18/06
Weather Hoa binh
32°C
27°C
19/06
Weather Hoa binh
35°C
26°C