“Phải có cơ chế răn đe với người có hành vi bạo lực học đường”

08:20 26/04

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, bạo lực học đường có thể gây tổn thương tâm lý cho cả người có hành vi bắt nạt và người bị bắt nạt. Khi ảnh hưởng kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Trao đổi với phóng viên, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội) cho rằng, câu chuyện bạo lực học đường nếu kéo dài sẽ ngày càng phức tạp hơn và gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn. 

Phân tích cụ thể, TS Tùng Lâm nêu nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở về phía học sinh là do đang ở tuổi thay đổi cả về tâm sinh lý, theo đó, nhận thức không ổn định, bị xáo động bởi nhiều tác động từ môi trường xung quanh. Và nếu người lớn không định hướng, giúp các em chủ được cảm xúc, làm chủ được suy nghĩ đúng đắn thì sẽ phát sinh vấn đề, trong đó có bạo lực.

“Khi hiểu cái gốc của vấn đề, chúng ta sẽ đặt ra yêu cầu cấp thiết là gia đình, nhà trường và xã hội phải hỗ trợ như thế nào để giải quyết và giảm thiểu những hành vi, suy nghĩ bạo lực của các em học sinh”, TS Tùng Lâm nói.

 
 phai co co che ran de voi nguoi co hanh vi bao luc hoc duong hinh anh 1
TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Việt Nam,
Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội)

Nghiên cứu về tâm lý giáo dục, các chuyên gia cho rằng phải giúp cho học sinh nhận thức được về việc phát triển cá nhân, năng lực sở trường, hoài bão, ước mơ… trong độ tuổi dạy thì, phát triển nhạy cảm. Với độ tuổi này, nhu cầu vật chất về ăn nghỉ, đảm bảo an toàn, giao tiếp là những nhu cầu cơ sở. Bên cạnh đó, việc được tôn trọng, được cống hiến và có giá trị trong xã hội cũng phải được quan tâm và hướng các em tới những nhu cầu này.

“Không thể chỉ tập trung đáp ứng đầy đủ nhu cầu trước mắt là những nhu cầu vật chất, mà chúng ta còn phải để các em thấy được giá trị con người, giá trị trí tuệ của mình trước bạn bè, gia đình và xã hội. Khi đó, các em sẽ tự có nhu cầu để phát triển đúng đắn và đúng hướng”, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Việt Nam cho biết.

Cụ thể, TS Nguyễn Tùng Lâm đề xuất các nhà trường tập trung trang bị giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. Đây là điều vô cùng quan trọng, bởi những giá trị yêu thương, tôn trọng và những kỹ năng sẽ giúp học sinh biết đàm phán, thương lượng và tìm cách giải quyết những mâu thuẫn của mình.

“Các em không nên có tâm lý thắng thua với bạn, mà phải cùng thắng, cùng phát triển. Do vậy, cả gia đình và nhà trường phải làm sao để truyền đạt, tạo điều kiện cho học sinh tự phát triển theo đúng những nguyện vọng, ước mơ của mình. Thực tế, gia đình và nhà trường đôi khi đã áp đặt lên sự phát triển của các em”, TS Tùng Lâm phân tích.

Cũng theo TS Tùng Lâm, giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường là điểm gốc, bên cạnh đó, xã hội cũng phải tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát triển khả năng của bản thân và làm chủ cuộc đời. Thực tế, học sinh luôn được nghe những định hướng “phải làm thế này, phải làm thế kia”, nhưng để thực hiện như thế nào, các em lại không được tư vấn cụ thể. Do vậy, nhà trường phải có các điều kiện, đầu tư cho phòng tham vấn học đường theo Chỉ thị của Bộ GD-ĐT. Song cũng phải đề cập vấn đề khó khăn về nhân lực và tài chính của các nhà trường trong vấn đề này, khi các phòng tư vấn đa phần ở các trường ngoài công lập. Do vậy, TS Tùng Lâm cho rằng vẫn cần thêm giải pháp răn đe đối với hành động bạo lực học đường. 

 phai co co che ran de voi nguoi co hanh vi bao luc hoc duong hinh anh 2
Hình ảnh bạo lực học đường

“Phải có những cơ chế xử lý hành động bạo lực học được, có biện pháp răn đe để học sinh nhận thức được hành vi và phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. Học sinh có hành vi bạo lực có thể phải lao động công ích, phải có thời gian để suy nghĩ về tác hại của việc mình làm… Bên cạnh giáo dục, phải có hình thức để chính trẻ em phải chịu trách nhiệm và gia đình cũng phải chịu trách nhiệm”, TS Tùng Lâm nêu ý kiến.

Đặc biệt, TS Tùng Lâm cho rằng, bạo lực học đường có thể gây tổn thương tâm lý cho cả người có hành vi bắt nạt và người bị bắt nạt. Khi ảnh hưởng kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn: “Khi xảy ra sự việc, chúng ta mới đi tìm kiếm đâu là nguyên nhân, đâu là trách nhiệm. Điều này là cần thiết, nhưng cần thiết hơn cả giải quyết triệt để vấn đề đối với những đối tượng gây ra bạo lực và những đối tượng đang chịu bạo lực”./.

Thiên Bình/VOV.VN

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Thời sự Hòa Bình tối 3.12
Thời sự tối 3/12/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 03/12/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Vấn đề chuyển đổi số tại các cơ quan
06:30Thời sự sáng 3.12
07:00Chuyên mục Nông thôn mới: Chung tay xây dựng đô thị văn minh
07:10Phóng sự: Lan tỏa Phong trào hiến đất xây dựng công trình công cộng
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T63
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:10Phóng sự: Những hoạt động của Lực lượng vũ trang hướng về ngày 22/12
09:20Phóng sự: Nhân rộng các điển hình tiên tiến thi đua yêu nước
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện:30 chưa phải là hết T15
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập 938
11:20Tọa đàm: Vấn đề quản lý và khai thác các di tích cấp quốc gia
11:45Thời sự trưa 3.12
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T45
12:45Chương trình Văn hóa nghệ thuật
13:15Hành trình khám phá
13:40Truyền hình Quân khu 3
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T937
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Chuyên mục Nội chính - Phòng chống tham nhũng: Minh bạch, công khai trong bồi thường, giải phóng mặt bằng
15:00Phim truyện: Truy hồi công lý T 40
15:45Thời sự trưa 3.12
16:00Bản tin thế thao3.12
16:05Giai điệu quê hương
16:35Văn Hòa Hòa Bình
17:00Chuyên mục Thanh niên Hòa Bình : Lan tỏa phong trào thanh niên Khởi nghiệp
17:10Phóng sự: Nâng cao hiệu quả phát triển CN - TTCN
17:30Phim truyện: Tư mỹ nhân T24
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 3.12
20:15Phóng sự: Tập trung kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Hòa Bình
20:25Phim truyện: Tình yêu vượt đại dương T1
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bộ ba huyền thoại T3
22:10Phóng sự: Cần công khai minh rà soát hộ nghèo để giảm nghèo bền vững
22:20Thời sự Hòa Bình tối 3.12
22:45Bản tin thể thao 3.12
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Tết này có ba phần I
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 03/12/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:01Giai điệu quê hương
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CT Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CT Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
21°C
0.69m/s 87%
04/12
Weather Hoa binh
22°C
20°C
05/12
Weather Hoa binh
23°C
20°C
06/12
Weather Hoa binh
20°C
17°C