Bộ trưởng Giáo dục: "Tự chủ đại học không có nghĩa thích gì làm nấy"

16:15 15/08

Chiều 15/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên của các đại học, trường đại học.

Thông qua Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận hơn 6.500 ý kiến, trong đó hơn 200 ý kiến từ các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

Bộ trưởng Giáo dục: Tự chủ đại học không có nghĩa thích gì làm nấy - 1
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn (Ảnh: Nguyễn Mạnh).

Khó thu hút giảng viên nghiên cứu khoa học

Các ý kiến tập trung vào các nhóm vấn đề như: Tự chủ đại học và vai trò đội ngũ giảng viên trong thực hiện tự chủ đại học; việc tạm ngừng tăng học phí năm 2023 khiến các trường không có chi phí; nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; chuyển đổi số trong giáo dục và thích ứng của các trường đại học với chuyển đổi số; cơ sở vật chất, quy hoạch mạng lưới …

TS Đinh Minh Hằng - Trưởng phòng Hành chính đối ngoại, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - cho rằng, nghiên cứu khoa học và giảng dạy là hai nhiệm vụ song song trong các trường đại học, cao đẳng (ĐH,CĐ).

Nghiên cứu khoa học (NCKH) góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Liêm chính học thuật, đạo đức nhà giáo luôn là chủ đề nóng trong cộng đồng những người làm khoa học.

Bên cạnh thế mạnh về NCKH thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tập trung hơn vào lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là khoa học giáo dục bởi liên quan đến đào tạo giáo viên, đào tạo nghề. Việc đầu tư kinh phí cho NCKH cũng cần được tính kỹ.

Bộ trưởng Giáo dục: Tự chủ đại học không có nghĩa thích gì làm nấy - 2
TS Đinh Minh Hằng, Trường ĐHSP Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Mạnh).

Chẳng hạn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có 636 giảng viên, trong đó có 424 tiến sỹ, 128 giáo sư, phó giáo sư. Mỗi năm nhà trường dành 6-8 tỷ đồng/năm cho nghiên cứu khoa học, tức mỗi giảng viên có 10-15 triệu đồng/năm để NCKH. Đây là con số chưa đủ lớn để thu hút giảng viên nghiên cứu khoa học.

Giảng viên này mong Bộ trưởng cho biết, thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ có các giải pháp, chính sách ra sao để tạo động lực, khuyến khích NCKH và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học? 

PGS. TS Phạm Thị Huyền - Trưởng Phòng Marketing, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân - nêu, đây là một trong những trường được tự chủ toàn diện nói về khó khăn khi tự chủ đại học.

Theo cô Huyền, nhờ tự chủ các trường mời được chuyên gia nước ngoài về Việt Nam, các trường tự chủ có thể huy động được nguồn lực từ doanh nghiệp để xây dựng không gian học tập mang tầm quốc tế.

Do đó, việc thu đúng, thu đủ học phí là cần thiết và để dư luận không còn phàn nàn.

Thế nhưng việc thiếu đồng bộ các quy định về tự chủ ở các trường khiến việc tự chủ còn nhiều bất cập. Chuyên gia này đề xuất Bộ GD&ĐT rà soát quy định này để điều chỉnh trong thời gian tới.

PGS. TS Phạm Ngọc Minh - Trưởng phòng tổ chức cán bộ, Đại học Y Hà Nội - cho biết, nhiều người làm ngành y vừa là thầy giáo, vừa thầy thuốc, trên vai khoác hai chữ thầy, vẻ vang hơn nhưng trách nhiệm nặng nề hơn. Thế nhưng đội ngũ này chỉ được hưởng một loại lương.

Vừa qua, một số đội ngũ giảng viên ra khỏi cơ sở công lập để giảng dạy cơ sở tư nhân, không có gì giữ chân nếu họ muốn ra đi.

Do đó ông mong muốn Bộ GD&ĐT có chế độ chính sách phù hợp với tính đặc thù của ngành để giúp đào tạo ra các cán bộ y tế ưu tú nhất.

Bộ trưởng Giáo dục: Tự chủ đại học không có nghĩa thích gì làm nấy - 3
PGS. TS Phạm Thị Huyền - Trưởng Phòng Marketing, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Ảnh: Nguyễn Mạnh).

"Tự chủ đại học không có nghĩa thích gì làm nấy"

Trả lời vấn đề về liêm chính khoa học và tự chủ đại học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đây là những vấn đề vẫn còn khó khăn, nhất là về thể chế. Việc tự chủ còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ và điều chỉnh.

Theo Bộ trưởng, vấn đề nghiên cứu khoa học rất quan trọng. Việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học thể hiện năng lực của đội ngũ giảng viên. Từ năng lực khoa học đó, các trường sẽ giải quyết rất tốt vấn đề giảng dạy.

Thế nhưng kinh phí nghiên cứu của Bộ cũng có hạn, Bộ chỉ đặt hàng nghiên cứu cơ bản phục vụ công tác quản lý.

Do đó, các trường cần tìm hướng khác đặt hàng như doanh nghiệp - nơi cần đến kết quả nghiên cứu.

Về chính sách để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, Bộ trưởng thừa nhận, hiện đang có điểm nghẽn khiến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên chưa phát huy được, nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học chưa cao và cần tháo gỡ thêm.

Về ý kiến của đại diện Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, cần điều chỉnh thể chế để tiếp tục mở đường cho tự chủ đại học.

"Nhiều nơi chưa hiểu hết về tự chủ nên việc thực hiện còn sai lệch. Tự chủ không có nghĩa các cơ sở giáo dục phải tự túc hoặc phó thác tự lo hết về kinh phí.

Tự chủ đại học cũng không có nghĩa là thích gì làm nấy mà vẫn được đầu tư nhưng đầu tư như thế nào và bao nhiêu, là những vấn đề cần điều chỉnh và bàn bạc để thực hiện tốt thời gian tới", Bộ trưởng nói.

Mỹ Hà

 (Theo dantri.com.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
GTCT đêm
Thời sự tối 22/2/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 23/02/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Ca nhạc quốc tế
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Thực trạng các hộ nhà tạm, nhà dột nát vùng đồng bào dân tộc thiểu số
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Cần nâng cao chất lượng đội ngũ y tế cơ sở
07:10Chuyên mục Sắc mầu văn hóa
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
07:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T22
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Trang Thiếu nhi
09:00Văn nghệ cuối tuần
09:30Văn Hòa Hòa Bình
09:50Phóng sự: Tăng cường các biện pháp phòng chống sâu hại trên cây trồng vụ Xuân
10:00Phim truyện: Bác Ba Phi T39
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T654
11:15Chương trình: Khát vọng sống 389
11:35Chuyên mục An ninh Hòa Bình
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T49
12:45Giai điệu quê hương
13:15Thế giới động vật
13:40Bản tin Chính phủ
13:50Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T T653
14:05Điểm hẹn văn hóa
14:30Chương trình Có thể bạn chưa biết
14:45Phóng sự: Các địa phương thực hiện NQ18 về tinh gọn bộ máy
15:00Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T8
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Tình khúc Belero
16:35Phóng sự: Các trường chú trọng ôn thi cho học sinh khối 12
16:45Chuyên mục HTTH: Nhiều khu tái định cư chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất
17:00Tạp chí Dân tộc và phát triển
17:15Chương trình Tiếng Thái
17:30Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T28
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Tạp chí Thông tin Kinh tế
18:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Hòa Bình phát triển nông nghiệp chất lượng cao
20:25Phim truyện: Tết này có ba P2 – Tập 10
21:15Chương trình Tiếng Thái
21:30Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T3
22:10Tọa đàm: TPHB đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức Đại hội điểm
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
22:55Bản tin thể thao
23:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T29
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 23/02/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Chương trình Nhịp cầu âm nhạc
09:30Chương trình Phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống 0124
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự trưa
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Nhịp cầu âm nhạc
15:30Chương trình Phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Chuyên mục Cựu chiến binh
16:20Chuyên mục Những bông hoa giữa đời thường
16:30Chuyên mục Sự kiện và bình luận
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Chương tình Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Chuyên mục Sự kiện bình luận
21:40Chương trình Tiếng Thái
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
18°C
0.81m/s 98%
24/02
Weather Hoa binh
15°C
13°C
25/02
Weather Hoa binh
16°C
15°C
26/02
Weather Hoa binh
17°C
16°C