Làng nghề Thủ đô tận dụng lợi thế, ‘hút’ khách du lịch

15:11 09/08

Làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm), làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông)…là những địa phương đã khéo léo tận dụng lợi thế sẵn có để khai thác tiềm năng du lịch với những thành công bước đầu, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Làng nghề Thủ đô tận dụng lợi thế, ‘hút’ khách du lịch - Ảnh 1.
Nét đẹp của sản phẩm Bát Tràng là vẻ đẹp tinh xảo thể hiện trên từng chi tiết, đường nét của sản phẩm.
Ảnh: VGP/Diệu Anh

Khéo léo, tận dụng lợi thế

Theo đánh giá của các chuyên gia, các làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội đã và đang là xu hướng được khách du lịch tìm đến, không chỉ bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ làng nghề qua từng sản phẩm thủ công mà du khách còn đến với làng nghề Hà Nội để được ngắm cảnh quan của một làng quê đặc trưng vùng đồng bằng Bắc bộ với cây đa, giếng nước, sân đình; được tham quan, hòa mình cùng nơi sản xuất, trực tiếp tiếp xúc với thợ thủ công và tham gia làm thử một vài công đoạn sản xuất các sản phẩm.

Làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm) được xem như là một bảo tàng nghệ thuật sống động, chứa đựng một giá trị văn hóa và niềm tự hào của người dân Hà thành nói riêng và Việt Nam nói chung. Nét đẹp của sản phẩm Bát Tràng là vẻ đẹp tinh xảo thể hiện trên từng chi tiết, đường nét của sản phẩm. Bát Tràng ngày nay còn trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế.

Ông Phạm Huy Khôi, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cho hay, toàn xã có gần 300 doanh nghiệp và khoảng 800 hộ sản xuất gốm sứ, trong đó có khoảng 5% làm hàng xuất khẩu với giá trị hàng hóa sản xuất hằng năm đạt khoảng 2.000 tỷ đồng…

Cùng thu hút khách quốc tế, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là cái nôi của nghề dệt lụa truyền thống, trở thành một sản phẩm của văn hóa, biểu tượng của cái đẹp, của vùng đất Hà Đông và Thủ đô Hà Nội.

Từ xưa, lụa và gấm Vạn Phúc làm từ tơ nõn, loại tơ tằm hạng nhất, đã sớm nổi tiếng đất kinh kỳ, được dùng may trang phục, võng lọng của vua quan, may đồ tế lễ. Lụa Vạn Phúc vươn tới nhiều vùng, từng tham dự hội chợ triển lãm kinh tế-kỹ thuật, hàng thủ công nghiệp ở một số nước, nhất là ở Pháp và trở thành một thương hiệu nổi tiếng của xứ sở Đông Dương. Đến năm 1958, tơ lụa Vạn Phúc được xuất sang các nước Đông Âu.

Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Phạm Khắc Hà cho biết, hiện tại, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn 132 máy dệt, khoảng 300 hộ dệt và kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm, với khoảng 70 loại the, lụa, gấm, lĩnh khác nhau. Trong các loại lụa cổ truyền, nổi tiếng nhất là lụa vân có hoa nổi bóng mịn trên mặt lụa, hoa chìm thì chỉ thấy khi ra ánh sáng.

Làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng là hai điểm du lịch làng nghề thu hút đông đảo du khách trong nước và hàng chục nghìn lượt du khách quốc tế đến tham quan, mua sắm mỗi năm.

Bên cạnh đó, Hà Nội còn nhiều làng nghề lâu đời khác như mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), thêu Quất Động (huyện Thường Tín), tò he Xuân La, khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên), phường rối Chàng Sơn (huyện Thạch Thất)... đều là những nơi có tiềm năng lớn trong việc phát triển trở thành điểm du lịch, có thể gắn kết với các sản phẩm du lịch khác để phát triển bền vững.

Tuy nhiên, dù có nhiều tiềm năng phát triển song du lịch làng nghề còn là những câu chuyện dài bởi thiếu rất nhiều yếu tố như mẫu mã, sản phẩm làng nghề chưa đa dạng; thiếu ứng dụng công nghệ trong phát triển, quảng bá sản phẩm làng nghề…

Làng nghề Thủ đô tận dụng lợi thế, ‘hút’ khách du lịch - Ảnh 2.
Khách thăm quan tại làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông). Ảnh: VGP/TL

Đổi mới để thu hút khách du lịch

Để phát huy giá trị làng nghề và thu hút khách du lịch, huyện Gia Lâm đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0, triển khai đầu tư hệ thống "Du lịch thông minh" tại Bát Tràng. Theo bà Phùng Thị Hoài Hương, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin huyện Gia Lâm, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đầu tư các giải pháp chuyển đổi số, xây dựng điểm các Kiosk thông tin tại các điểm du lịch như: Bát Tràng, Phù Đổng, Dương Xá; Phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại dưới dạng phim 3D, băng âm thanh, hình ảnh, văn bản…

Nhờ sự nhạy bén trong cơ chế thị trường, làng nghề Bát Tràng đã không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất, mẫu mã sản phẩm, hướng tới trở thành làng nghề kiểu mẫu của Thủ đô. Bát Tràng hiện vinh dự là một trong hai điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của huyện Gia Lâm…

Đối với làng lụa Vạn Phúc, để phát triển du lịch làng nghề bền vững, quảng bá sản phẩm, phường Vạn Phúc đã xây dựng các tuyến phố Lụa kết hợp với các ngành nghề phụ trợ để phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, các hộ sản xuất tại làng thường xuyên, chủ động học hỏi, tiếp cận với công nghệ 4.0 để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đến với khách hàng trong và ngoài nước.

"Hiệp hội làng nghề và chính quyền phường đã có các chương trình quảng bá sản phẩm cho làng nghề, các cửa hàng cũng bố trí, sắp xếp sản phẩm ngăn nắp, đẹp mắt hơn. Hiện nay, để tạo được dấu ấn trong khách hàng, các cơ sở thiết kế đa dạng các sản phẩm, với những mẫu mã mới, phù hợp với xu hướng, nhằm thu hút khách tới tham quan, mua sắm", ông Phạm Khắc Hà cho hay.

Ngoài ứng dụng công nghệ vào quảng bá sản phẩm thì việc kể câu chuyện văn hóa làng nghề cho du khách cũng là cách làm hay, sáng tạo. Cuối tháng 3 vừa qua, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) đã tổ chức Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 với chủ đề "Kết nối di sản phát triển du lịch", các địa phương, đơn vị tham gia đã chào hàng nhiều tour mới, trong đó ấn tượng là tour Hoàng thành Thăng Long-Bát Tràng. 

Sau khi tham quan Hoàng thành Thăng Long, tìm hiểu các cổ vật nghìn năm, du khách được lên xe buýt hai tầng, đi qua nhiều con phố nổi tiếng của Hà Nội tham quan tìm hiểu về đình Bát Tràng, chợ gốm Bát Tràng, Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt.

Việc kết nối giữa Hoàng thành Thăng Long và các làng nghề là điều nhiều nhà khoa học đề xuất từ lâu và nay chính thức được hiện thực hóa. "Đây cũng là cách chúng ta kể câu chuyện làng nghề, câu chuyện văn hóa cho các du khách, để mỗi du khách khi đến với Hà Nội càng thêm yêu hơn và muốn quay lại nhiều hơn…", Phó Giám đốc HPA Nguyễn Thị Mai Anh chia sẻ.

Diệu Anh (Theo Chinhphu.vn)

 

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Cửa tử hắc ám T62
Thời sự trưa 15/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 15/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục Nông dân: Các cấp Hội phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách
07:10Phóng sự: Tăng cường các biện pháp PCCR mùa nắng nóng
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T15
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:15Phóng sự: Giá mía tím giảm – người dân lo lắng đầu ra
09:25Chuyên mục XD Đảng: Nhân rộng các điển hình tiên tiến làm theo lời Bác
09:35Khám phá thế giới + Tec phim
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T19
10:30Chương trình tiếng Mường
10:45Phóng sự: Người dân ứng phó với nắng hạn cục bộ trong SXNN
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T736
11:15Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
11:30Phóng sự: Công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2.Tập 8
12:45Giai điệu trẻ
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Phóng sự: Những điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T 735
14:05Bạn của nhà nông
14:35 Chương trình tiếng Mường
14:50 Chuyên mục An ninh Hòa Bình
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T20
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Chương trình VHNT
16:35PS Tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử Truyền hình T66
16:55Phóng sư: Vấn đề đảm bảo AT VSLĐ tại các cơ sở SX
17:10Tạp chí Thông tin Kinh tế
17:20Chuyên mục XD Đảng: Huyện Lạc Sơn phát huy vai trò CCB trong XD NTM
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T62
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục NCT: Hội NCT phát triển kinh tế hộ
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T26
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T21
22:10Phóng sự: Vai trò của phụ nữ trong XD hạnh phúc gia đình – Góc nhìn từ Nam giới
22:10Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T67
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T21

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 15/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Thiếu nhi
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM XD Đảng
10: 20Văn hóa Hòa Bình
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Thiếu nhi
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM LĐ và việc làm
16:20Tạp chí DT và PT
16:30CM Tiếp chuyện BNĐ
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Tiếp chuyện BNĐ
21: 40CM LĐ và việc làm
21: 50Tạp chí DT và PT
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
29°C
2.08m/s 82%
16/05
Weather Hoa binh
29°C
25°C
17/05
Weather Hoa binh
30°C
24°C
18/05
Weather Hoa binh
30°C
25°C