Thượng đỉnh NATO 2023 và những quyết định quan trọng

15:43 11/07

Tại hội nghị thượng đỉnh này, các lãnh đạo NATO sẽ tìm cách giải quyết một loạt vấn đề, từ chia rẽ về tư cách thành viên của Ukraine đến vướng mắc trong kết nạp Thụy Điển và các kế hoạch phòng thủ đầu tiên trong nhiều thập niên.

Hôm nay (11/7), hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc tại Litva. Tại hội nghị kéo dài hai ngày này, dự kiến, các nhà lãnh đạo của NATO sẽ tìm cách giải quyết một loạt vấn đề, từ chia rẽ về tư cách thành viên của Ukraine đến vướng mắc trong kết nạp Thụy Điển và các kế hoạch phòng thủ đầu tiên trong nhiều thập niên.

thuong dinh nato 2023 va nhung quyet dinh quan trong hinh anh 1
Tổng thư ký NATO Stoltenberg (ở giữa) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (trái),
Thủ tướng Thụy Điển Kristersson. Ảnh: Guardian.

Đây là hội nghị thượng đỉnh thứ tư của NATO kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Hội nghị thượng đỉnh lần này là thời điểm các lãnh đạo của NATO phải đưa ra các quyết định quan trọng, như quy chế mà liên minh quân sự này sẽ trao cho Ukraine, và việc kết nạp Thụy Điển làm thành viên. Với những bất đồng hiện nay trong nội bộ khối, liệu hội nghị thượng đỉnh NATO lần này sẽ tìm được tiếng nói thống nhất để đưa ra các quyết định quan trọng?

Nội dung chính của ngày khai mạc thượng đỉnh NATO

Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra trong hai ngày 11/7 và 12/7 tại thủ đô Vilnius của Litva được đánh giá là một trong những hội nghị thượng đỉnh quan trọng nhất trong lịch sử của liên minh quân sự này kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, bởi nhiều lý do. Thứ nhất, đây là Hội nghị thượng đỉnh thứ 4 của NATO kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát nhưng là hội nghị đầu tiên mà NATO có sự góp mặt của thành viên thứ 31 là Phần Lan, hệ quả trực tiếp đầu tiên của xung đột Nga - Ukraine đối với cấu trúc an ninh tại châu Âu, bởi Phần Lan vốn duy trì chính sách trung lập suốt nhiều thập kỷ nhưng đã ngay lập tức thay đổi chính sách để xin gia nhập NATO sau khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra. Tính chất quan trọng lịch sử khác của Thượng đỉnh NATO lần này đó là việc trong 2 ngày họp tại Litva, các lãnh đạo cao cấp nhất của Liên minh quân sự lớn nhất thế giới sẽ phải đưa ra hướng giải quyết cho các câu hỏi cực kỳ hóc búa khác: có sớm kết nạp Ukraine làm thành viên NATO trong thời điểm nước này vẫn đang có xung đột với Nga hay không? Có kịp kết nạp Thụy Điển làm thành viên thứ 32 ngay tại Thượng đỉnh hay không?

Và ngoài các vấn đề trực tiếp liên quan đến Ukraine hay Thụy Điển, các lãnh đạo NATO cũng sẽ dành một thời lượng đáng kể để thảo luận về tương lai chiến lược của khối quân sự này, cụ thể là các tham vọng ngày càng thể hiện công khai hơn của NATO, dưới sức ép từ chính quyền Mỹ, về việc tiến sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương để tìm cách kiềm chế và bao vây các đối thủ địa chính trị khác, tức vượt qua phạm vi địa lý quy ước của khối này là châu Âu-Đại Tây Dương. Việc lãnh đạo các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia hay New Zealand dự Thượng đỉnh NATO là dấu hiệu không thể chối bỏ về các tham vọng Đông tiến xa hơn nữa của NATO. Vì thế, hội nghị thượng đỉnh NATO lần này sẽ có những tác động sâu rộng đến không chỉ an ninh ở châu Âu - Đại Tây Dương mà còn đến nhiều khu vực khác trên thế giới.  

Cách tiếp cận đối với vấn đề Ukraine và kết nạp Thụy Điển

Về việc kết nạp Thụy Điển làm thành viên thứ 32 của NATO, trong đêm 10/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Tayyip Erdogan đã thông tin cho biết Thổ Nhĩ Kỳ không còn phản đối Thụy Điển và sẽ khuyến nghị Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sớm phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển. Đây là kết quả của những nỗ lực ngoại giao dồn dập vào phút cuối từ phía Mỹ, Thụy Điển cũng như cá nhân Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg.

Thực ra, đây không phải là kết cục bất ngờ bởi tất cả đều hiểu rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ ngăn cản Thụy Điển suốt 1 năm qua chỉ là một chiến thuật nhằm buộc Thụy Điển, Mỹ hay châu Âu nhượng bộ, đáp ứng một số đòi hỏi về chính trị, quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ còn về lâu dài sớm hay muộn Thụy Điển cũng sẽ gia nhập NATO. Thực tế thì để đổi lại việc bật đèn xanh cho Thụy Điển gia nhập NATO, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu châu Âu nối lại các đàm phán về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu hay yêu cầu Mỹ khởi động lại thương vụ bán máy bay F-16, F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Vấn đề Ukraine phức tạp hơn rất nhiều. Trước khi Thượng đỉnh NATO diễn ra, nội bộ NATO đang có hai quan điểm chủ đạo. Quan điểm đầu tiên đến từ các nước Đông Âu, Trung Âu, Baltic và Pháp cho rằng NATO cần phải sớm mời Ukraine gia nhập liên minh quân sự, hoặc ít nhất phải đưa ra một cơ chế đảm bảo an ninh toàn diện cho Ukraine ngay tại Thượng đỉnh này, một dạng cơ chế như Mỹ trao cho Israel. Quan điểm thứ hai, với đại diện là Mỹ và Đức, thì thận trọng hơn khi cho rằng đây chưa phải là thời điểm NATO kết nạp Ukraine làm thành viên. Như Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu ngay trước khi lên máy bay đến châu Âu, “Ukraine hiện nay chưa sẵn sàng gia nhập NATO”. Một lí do khác, đó là nếu kết nạp Ukraine làm thành viên NATO vào thời điểm này thì về lý thuyết NATO sẽ lập tức rơi vào tình trạng chiến tranh với Nga, do điều 5 của Hiệp ước về phòng thủ tập thể sẽ phải được kích hoạt, trong khi đây lại là kịch bản mà các lãnh đạo NATO tìm mọi cách ngăn chặn từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ.

Dù quan điểm của Mỹ-Đức hiện là thiểu số nhưng do vai trò lãnh đạo của Mỹ áp đảo trong NATO nên sẽ rất khó có khả năng Ukraine nhận được lời mời gia nhập NATO ngay tại Thượng đỉnh này. Phía chính quyền Ukraine cũng hiểu rõ tình thế hiện nay nên Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky đầu tuần này tuyên bố Ukraine cần có được một lộ trình rõ ràng, cụ thể, và chân thành về triển vọng gia nhập NATO. Nói cách khác, là Ukraine hiểu rằng nước này chưa thể gia nhập NATO chừng nào xung đột với Nga chưa chấm dứt nên hiện tại chỉ mong muốn được biết đến khi nào thì có thể được chấp nhận vào liên minh, với các điều kiện ra sao, và các đảm bảo an ninh kéo dài đến lúc nào?

Stoltenberg sẽ điều chỉnh chính sách ra sao để xây dựng sự đồng thuận

Việc ông Jens Stoltenberg được gia hạn thêm 1 năm nhiệm kỳ Tổng thư ký NATO là một tình thế tương đối miễn cưỡng đối với cả hai. Đây đã là lần thứ 4 ông Jens Stoltenberg được gia hạn nhiệm kỳ trên cương vị này và hồi tháng 02/2023, ông Jens Stoltenberg đã tuyên bố sẽ không ra tái cử. Việc phải ở lại thêm 1 năm sẽ buộc ông Stoltenberg trì hoãn các kế hoạch về việc tiếp nhận một vị trí lãnh đạo cao cấp trong lĩnh vực kinh tế ở quê nhà, vốn là lĩnh vực thế mạnh xuất thân của ông. Tuy nhiên, đối với NATO thì đây là một quyết định hợp lý bởi việc giữ lại một lãnh đạo có kinh nghiệm và được nhiều quốc gia thành viên ủng hộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với NATO trong bối cảnh bất ổn an ninh nghiêm trọng hiện nay tại châu Âu, buộc NATO phải đối mặt với các thách thức lớn chưa từng có trong 3 thập kỷ qua.

Đối với NATO cũng như cá nhân ông Jens Stoltenberg, nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời gian tới vẫn là giữ vững được một mặt trận thống nhất trong nội bộ NATO trong việc xử lý xung đột Ukraine. Tại Vilnius, thách thức là dung hoà được các quan điểm khác nhau giữa các nước về việc kết nạp Ukraine còn về lâu dài hơn, đó là phải duy trì được sự ủng hộ về quân sự-chính trị ở quy mô lớn cho Ukraine, khi viễn cảnh về việc xung đột Nga-Ukraine có thể kéo dài nhiều năm ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Xa hơn nữa, ông Jens Stoltenberg cũng sẽ phải cân bằng được khác biệt giữa các nước NATO về việc mở rộng phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của NATO sang châu Á, cụ thể là việc Pháp phản đối các ý định của Mỹ về mở Văn phòng liên lạc của NATO tại Tokyo. 

Tất cả những nhiệm vụ trên đều hết sức nặng nề với ông Jens Stoltenberg và thực sự thì Tổng thư ký NATO cũng không có quyền lực chính trị đáng kể nào để điều chỉnh chính sách của NATO. Vai trò quyết định trong NATO nằm ở chính quyền Mỹ và ông Jens Stoltenberg đôi khi chỉ là người thực thi các quyết sách cho người khác đưa ra. Ngoài ra, thời gian 1 năm cũng là quá ít để có thể hy vọng Tổng thư ký NATO tạo được các thay đổi đáng kể nào.

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt, tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại Litva lần này, các nhà lãnh đạo NATO dự kiến ​​sẽ ký kết các kế hoạch phòng thủ và răn đe mới nhằm định hình phản ứng của các đồng minh trước các cuộc tấn công tiềm tàng. Các quyết định đưa ra hội nghị này cũng sẽ định hình mối quan hệ giữa NATO và Ukraine trong tương lai.

Quang Dũng/VOV-Paris

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T30
Thời sự tối 24/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 25/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Cần khẩn trương thực hiện CTMTQG vùng đồng bào DTTS và MN năm 2024
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Nâng cao trách nhiệm và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình thiếu nhi
7::30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
7::45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Sông phố nhà Ghe T25
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Điểm hẹn văn hóa
09:20CM Khuyến nông: Công tác bảo vệ Thủy sản mùa nắng nóng
09:35Hành trình khám phá
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T29
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T746
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2. 18
12:45Tình khúc Belero
13:15 Khám phá thế giới
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T745
14:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T68
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45PS: Tăng cường các biện pháp Phòng chống lũ bão giảm nhẹ thiên tai
15:00Phim truyện: Má tôi làm đại gia
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15CM An sinh xã hội: Tăng cường tuyên truyền BHXH tự nguyện
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T72
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục SMVH: Đình – Chùa trong đời sống tinh thần của người dân
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T34
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T31
22:10Phóng sự: giải pháp phòng chống đuối nước trong dịp Hè
22:20Khát vọng sống số 350
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình tiếng Thái
23:10Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T31
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 25/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 59Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Sắc màu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
Sắc mầu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cs
16:30CM NCT
16:40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu VH các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM NCT
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa nhẹ
25°C
1.07m/s 96%
26/05
Weather Hoa binh
32°C
26°C
27/05
Weather Hoa binh
30°C
27°C
28/05
Weather Hoa binh
35°C
27°C