Mỹ - Anh - Australia lập liên minh AUKUS, mục đích chính nhằm vào Trung Quốc?

12:52 16/09

Việc Mỹ giúp Australia chế tạo tàu ngầm hạt nhân sẽ cho phép các tàu ngầm của Australia cho thể di chuyển xa hơn, giảm độ ồn, qua đó cải thiện năng lực tác chiến trong khu vực đang có sự gia tăng căng thẳng với Trung Quốc.

Mỹ sẽ trang bị cho Australia công nghệ tàu ngầm hạt nhân như một phần của mối quan hệ đối tác tam giác chiến lược AUKUS mới được công bố hôm 15/9. Động thái này cũng được xem là một trong số các bước đi mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đang thực hiện để củng cố các liên minh, xây dựng bức tường thành chống lại Trung Quốc.

Tàu ngầm và tàu tuần dương của Mỹ di chuyển qua Eo biển Hormuz. Ảnh: Hải quân Mỹ
Tàu ngầm và tàu tuần dương của Mỹ di chuyển qua Eo biển Hormuz. Ảnh: Hải quân Mỹ

AUKUS cũng có sự góp mặt của Anh và nó cũng sẽ liên quan đến sự hợp tác chặt chẽ hơn về an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là quyết định đưa Australia trở thành một trong số ít các quốc gia có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, đồng thời trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới mà Mỹ cùng phối hợp chế tạo tàu ngầm hạt nhân.

“Các nước chúng ta sẽ cập nhật và nâng cao khả năng chung để đối phó với các mối đe dọa của thế kỷ 21, giống như những gì chúng ta đã làm cùng với nhau trong thế kỷ 20”, ông Biden nói từ Nhà Trắng – nơi ông có cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson.

Ông Morrison mô tả đây là “mối quan hệ đối tác thế hệ tiếp theo, được xây dựng trên nền tảng vững chắc của sự tin tưởng đã được chứng minh” sẽ giúp thúc đẩy “hòa bình và tự do”.

AUKUS nhằm vào Trung Quốc?

Thỏa thuận thiết lập đối tác tam giác chiến lược AUKUS (viết tắt từ tên của 3 quốc gia) – không cung cấp vũ khí hạt nhân cho Australia. Nhưng công nghệ này sẽ cho phép các tàu ngầm của Australia có thể di chuyển xa hơn, giảm độ ồn, qua đó cải thiện năng lực tác chiến trong khu vực đang có sự gia tăng căng thẳng với Trung Quốc.

Căng thẳng vốn không phải chuyện xa lạ ở Biển Đông – nơi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích tuyến hàng hải nhộn nhịp và quan trọng bậc nhất thế giới này. Thêm vào đó, tình hình khu vực luôn tiềm ẩn rủi ro khi Triều Tiên và Hàn Quốc đều tiến hành các vụ thử tên lửa trong tuần gần đây trong bối cảnh đàm phán tiếp tục bị đình trệ.

Một quan chức cấp cao của Mỹ giấu tên nhấn mạnh rằng “mối quan hệ đối tác này không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào”. Tuy nhiên, phát biểu này dường như đi “ngược dòng” với những nỗ lực sâu rộng của chính quyền Tổng thống Biden nhằm đối đầu với những tham vọng kinh tế và quân sự ngày càng mở rộng của Trung Quốc.

“Tương lai của mỗi nước chúng ta – và thực sự là cả thế giới – phụ thuộc vào một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ tới”, ông Biden nói.

Ngoài AUKUS, Tổng thống Biden cũng nhấn mạnh đến các cơ chế hợp tác khu vực như nhóm “Bộ tứ kim cương” QUAD (bao gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản). Theo dự kiến, các nhà lãnh đạo của QUAD sẽ họp thượng đỉnh trực tiếp tại Nhà Trắng vào tuần tới.

“Việc hình thành ‘bè phái’ khép kín và riêng biệt nhằm vào nước khác đi ngược xu thế thời đại và đi chệch hướng so với kỳ vọng của các nước trong khu vực. Do đó, nó sẽ không giành được sự ủng hộ nào và chắc chắn sẽ thất bại”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên bày tỏ quan điểm.

Tiềm ẩn những nguy cơ

Australia có 6 tàu ngầm động cơ diesel cũ và họ đã ký hợp đồng mua hàng chục chiếc tàu ngầm mới của Pháp. Giờ đây, Australia có kế hoạch hủy bỏ dự án đó, vốn bị ảnh hưởng bởi chi phí vượt mức, để có lợi cho việc hợp tác với Mỹ và Anh phát triển một hạm đội tàu ngầm chạy bằng hạt nhân.

Đương nhiên, diễn biến này không làm phía Pháp cảm thấy hài lòng. “Việc Mỹ lựa chọn loại trừ một đồng minh và đối tác châu Âu như Pháp... cho thấy sự thiếu chặt chẽ mà Pháp chỉ có thể ghi nhận và lấy làm tiếc”, một tuyên bố chung của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Pháp nhấn mạnh.

Giáo sư Jeffrey Lewis tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury bày tỏ ngạc nhiên khi Mỹ chia sẻ công nghệ nhạy cảm tàu ngầm hạt nhân và Australia sẽ theo đuổi các khí tài quân sự đắt tiền như vậy.

“Đối với một quốc gia có ngân sách quốc phòng tương đối nhỏ như Australia, câu hỏi quan trọng không phải là tàu ngầm có thể làm được gì mà bạn sẽ từ bỏ những gì liên quan đến chi phí cơ hội”, ông Lewis nói.

Jennifer Moroney, một chuyên gia về hợp tác an ninh, người điều hành văn phòng đầu tiên của Rand Corp. tại Australia, cho biết việc Trung Quốc mở rộng phạm vi tiếp cận trong khu vực đã thúc đẩy các khoản đầu tư quân sự mới.

“Australia cần tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Tàu ngầm chỉ là một phần của điều đó”, bà Moroney chia sẻ.

Hiện chưa rõ sẽ có bao nhiêu tàu ngầm được chế tạo và Australia có thể bắt đầu vận hành chúng vào lúc nào. Quá trình phát triển các tàu ngầm sẽ mất nhiều năm và đây là một công việc đầy thách thức. Mặc dù Australia là nước sản xuất urani hàng đầu thế giới nhưng nước này chưa bao giờ vận hành các nhà máy điện hạt nhân.

Ba đồng minh dự định sẽ dành 18 tháng tới để đánh giá sự hợp tác của họ trong dự án tàu ngầm. Lần duy nhất trước đây Mỹ từng chia sẻ năng lực tàu ngầm hạt nhân với một quốc gia khác là khi Washington hỗ trợ phát triển hạm đội của Vương quốc Anh hồi năm 1958.

Một quan chức cấp cao trong chính quyền Biden mô tả công nghệ này là “cực kỳ nhạy cảm” và cho biết Nhà Trắng coi thỏa thuận với Australia là “ngoại lệ một lần”.

Như vậy, Australia sẽ là quốc gia đầu tiên không có vũ khí hạt nhân nhưng lại có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, điều mà một số nhà phân tích cho rằng có thể làm dấy lên lo ngại về phổ biến vũ khí. Các quốc gia khác có thể cố gắng chạy đua bằng cách làm giàu urani cho các lò phản ứng trên tàu ngầm, tạo ra nhiều con đường hơn để phát triển vật liệu cần thiết cho bom hạt nhân./.

Hùng Cường/VOV.VN (biên dịch)
Nguồn: Los Angeles Times
( Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
GTCT đêm
Thời sự tối 31/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 01/06/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự : Tác hại của thuốc lá- Cảnh báo tỷ lệ gia tăng hút thuốc ở trẻ em
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Đẩy mạnh việc dạy bơi tại các trường học
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T32
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:20CM Nội chính – PCTN: Công tác phòng chống tội phạm về tham nhũng và kinh tế
09:35Mảnh ghép cuộc sồng
11:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T35
11:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T753
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: KHCN với sự phát triển KTXH tỉnh Hòa Bình
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2- T25
12:45Tình khúc Belero
13:15 Khám phá thế giới
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập 752
14:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình 69
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45CM XD NTM: Thực hiện tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM
15:00Phim truyện: Má tôi làm đại gia T7
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15Phóng sự: Tăng cường các biện pháp Phòng chống cháy nổ tại cơ sở sản xuất
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2- T4
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục SMVH: Trang phục Phụ nữ Mường xưa và nay
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T40
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T38
22:10Phóng sự : Tạo sân chơi bổ ích cho trẻ em trong dịp hè
22:20Khát vọng sống số 351
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình tiếng Thái
23:10Phim truyện: Ngã rẽ số phận T1
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 01/06/2024

05:00 Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 59Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Sắc màu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
Sắc màu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CT quà tặng cuộc sống (0035/PT/AN/QTCS)
16:30CM Diễn đàn trẻ em
16:40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30 CM Diễn đàn trẻ em
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
25°C
0.84m/s 87%
02/06
Weather Hoa binh
34°C
27°C
03/06
Weather Hoa binh
34°C
26°C
04/06
Weather Hoa binh
27°C
24°C