Cú sốc từ khí hậu và di cư

08:10 07/09

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, các cú sốc khí hậu đang làm trầm trọng thêm tình hình xung đột tại nhiều quốc gia, khiến tỷ lệ tử vong tăng cao, gây suy giảm kinh tế và dẫn tới làn sóng di cư. Giới chuyên gia thúc giục cộng đồng quốc tế khẩn trương giải quyết nạn di cư này, trong đó có hỗ trợ tài chính cho các quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.

Báo cáo mới đây của IMF nghiên cứu hơn 60 quốc gia thuộc danh sách các nước yếu kém và chịu ảnh hưởng của xung đột chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu dù không phải là nguyên nhân gây ra xung đột nhưng lại làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn vốn có. IMF dự báo, biến đổi khí hậu có thể đẩy thêm 50 triệu người tại các nước kém phát triển vào cảnh đói ăn vào năm 2060. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới làn sóng di cư để tránh các tác động của biến đổi khí hậu. Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) nhấn mạnh, thế giới đã “chính thức bước vào kỷ nguyên di cư do khí hậu”.

Nhà khí hậu học người Nga Alexei Kokorin từng cảnh báo, nếu vấn đề biến đổi khí hậu diễn ra theo kịch bản xấu nhất thì gần 3 tỷ người sẽ phải di cư vì khí hậu vào cuối thế kỷ này. Phải hứng chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng từ hạn hán, lũ lụt, nắng nóng cực đoan cho tới mực nước biển dâng cao, lâu nay, các quốc gia châu Phi luôn nằm trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Theo Trung tâm Giám sát di trú nội địa của Hội đồng Tị nạn Na Uy, châu Phi ghi nhận hơn 7,5 triệu lượt di cư chỉ riêng trong năm 2022 do thảm họa thiên tai.

Báo cáo mới đây của IMF nghiên cứu hơn 60 quốc gia thuộc danh sách các nước yếu kém và chịu ảnh hưởng của xung đột chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu dù không phải là nguyên nhân gây ra xung đột nhưng lại làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn vốn có.

Tổ chức nhân đạo Save the Children cho biết, tính đến cuối năm 2022, ít nhất 1,85 triệu trẻ em ở nam sa mạc Sahara thuộc châu Phi đã phải di dời nơi ở trong nước do thảm họa khí hậu. Đáng chú ý, con số này tăng gần gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2021. Tổ chức này nêu rõ, khi mất nhà ở, trẻ em gần như mất tất cả mọi thứ, gồm cơ hội tiếp cận y tế, giáo dục, thực phẩm, sự an toàn.

Thực tế trên cho thấy, các nước nghèo cần nhiều quỹ hơn để bảo vệ mình khỏi tác động của thời tiết khắc nghiệt, giúp ngăn chặn việc người dân buộc phải chạy trốn sang nơi khác. Vấn đề tài chính lâu nay là thách thức lớn, gây nhiều tranh cãi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện các nước châu Phi mới chỉ nhận được 12% nguồn tài chính cần thiết để đối phó những hệ lụy nặng nề mà biến đổi khí hậu gây ra.

Tổ chức nhân đạo Save the Children cho biết, tính đến cuối năm 2022, ít nhất 1,85 triệu trẻ em ở nam sa mạc Sahara thuộc châu Phi đã phải di dời nơi ở trong nước do thảm họa khí hậu. Đáng chú ý, con số này tăng gần gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2021.

Theo bà Mari Pangestu, cựu quan chức Ngân hàng Thế giới (WB), các nước đang phát triển ước tính cần từ 1.000 tỷ USD đến 3.000 tỷ USD mỗi năm để ứng phó biến đổi khí hậu. Việc thiếu hụt nguồn lực tài chính khiến những quốc gia này gặp khó khăn trong quá trình giảm lượng khí thải carbon và chuyển sang sử dụng năng lượng sạch.

Trong khi các nỗ lực giảm khí thải chưa đạt được mức như mong muốn thì cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine đã ảnh hưởng đến lộ trình chuyển đổi xanh của không ít quốc gia, dẫn đến “vòng luẩn quẩn” là gia tăng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở châu Phi, châu Á.

Nhóm nghiên cứu Global Energy Monitor của Mỹ cho biết, sản lượng điện than ròng trên thế giới tiếp tục gia tăng; nhiều nhà máy mới đã mọc lên ở châu Á và thế giới sẽ phải trả giá đắt nếu không thể ngừng sử dụng than. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu về than của Ấn Độ đã tăng 8% vào năm 2022. Đức, một trong những quốc gia đi đầu về nỗ lực khử carbon, cũng phải tăng sản lượng điện than khi tình hình năng lượng trở nên nghiêm trọng do gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga.

Phó Giám đốc IOM khu vực Đông Phi và Sừng châu Phi Justin McDermott nhấn mạnh rằng, giải quyết khủng hoảng khí hậu sẽ góp phần ổn định hoạt động di cư của con người, thúc đẩy hòa bình và tăng trưởng sinh thái. Hậu quả của biến đổi khí hậu đang len lỏi tới từng ngóc ngách trong đời sống con người. Đã đến lúc toàn thế giới phải hành động mạnh mẽ để chia sẻ công bằng trách nhiệm vì khí hậu và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh.

ĐỖ QUYÊN

 Theo: https://nhandan.vn/cu-soc-tu-khi-hau-va-di-cu-post771183.html

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: An gia thiên hạ T31
Thời sự tối 27/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 28/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20CM XD NTM: Thực hiện tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Cần tăng cường công tác Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại
07:10PS: Tỉnh Hòa Bình sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 01 của Bộ chính trị
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương TPHB
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim Truyện: Sông phố Nhà Ghe T28
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:10PS: Cần báo động vấn đề ATTP tại các cổng trường học
09:20CM Pháp luật và Đời sống: Đẩy mạnh tuyên truyền về Luật đất đai
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện: An gia thiên hạ T31
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T749
11:20Tạp chí TTKT
11:35PS: Giải pháp phòng chống đuối nước trong dịp hè
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2.T21
12:45Chương trình VHNT
13:15Hành trình khám phá
13:40CM Nông dân: Các cấp hội phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T748
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Phóng sự: Truyền hình Quân khu 3
15:00Phim truyện: Má tôi làm đại gia T4
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Giai điệu quê hương
16:35Tạp chí Văn hóa xã hội
16:50CM: Tiếng nói từ các Miền quê
17:00Chuyên mục SMVH: Đình – Chùa trong đời sống tinh thần của người dân
17:15CM Cải cách hành chính
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T75
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15PS: Cần tập trung Chương trình giảm nghèo bễn vững năm 2024
20::25Phim truyện: 40 ngày yêu T36
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T34
22:10Diễn đàn cử tri: Vấn đề mặt bằng tại Khu Công nghiệp Yên Quang, cụm CN Yên Tiến
22:20Thời sự Hòa Bình tối
22:45Bản tin thể thao
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T34
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 28/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
Giai điệu quê hương
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống 0033/ Phat thanh/am nhac/qua tang cuoc song
16:30CT Văn hóa Hòa Bình
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19: 00CM Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19: 15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CT Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa nhẹ
29°C
0.33m/s 81%
29/05
Weather Hoa binh
33°C
27°C
30/05
Weather Hoa binh
35°C
25°C
31/05
Weather Hoa binh
28°C
24°C