Căng thẳng đe dọa thỏa thuận quân sự liên Triều

09:06 24/11

Căng thẳng đang leo thang giữa Triều Tiên và Hàn Quốc cho thấy những nỗ lực hòa giải giữa hai miền Triều Tiên tiếp tục gặp nhiều trở ngại sau khi hai bên liên tiếp có động thái cứng rắn đáp trả nhau...

Theo Yonhap, Chủ tịch Đảng Quyền lực nhân dân (PPP) cầm quyền của Hàn Quốc Kim Gi-hyeon ngày 23-11 cho biết nước này có thể xem xét hủy bỏ hoàn toàn thỏa thuận giảm nhẹ căng thẳng quân sự với Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục các hành động khiêu khích. Tuyên bố này được đưa ra vài giờ sau khi Triều Tiên lên án Hàn Quốc đình chỉ một phần thỏa thuận quân sự ngày 19-9-2018. Triều Tiên cũng tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ không bị ràng buộc bởi thỏa thuận này, đồng thời ngay lập tức khôi phục mọi biện pháp quân sự bị tạm dừng theo thỏa thuận.

Căng thẳng đe dọa thỏa thuận quân sự liên Triều
Người dân theo dõi tin tức về vụ phóng vệ tinh Malligyong-1 trên truyền hình tại Hàn Quốc.Ảnh: Getty 

Bộ Quốc phòng Triều Tiên cùng ngày nêu rõ: “Chúng tôi sẽ đình chỉ mọi biện pháp từng được áp dụng để giảm căng thẳng và nguy cơ xung đột quân sự, đồng thời triển khai những đơn vị quân đội mạnh mẽ hơn cùng nhiều loại vũ khí mới đến khu vực dọc giới tuyến”.

Thỏa thuận quân sự liên Triều năm 2018 được ký tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Moon Jae-in. Thỏa thuận này thiết lập vùng đệm trên bộ và trên biển, nơi hoạt động diễn tập pháo binh, hải quân bị đình chỉ. Kể từ sau khi ký thỏa thuận này, giữa hai bên đã không xảy ra biến cố nào đáng kể.  

Hàn Quốc đình chỉ một phần thỏa thuận năm 2018 nhằm đáp trả vụ Bình Nhưỡng phóng vệ tinh do thám hôm 21-11. Bình Nhưỡng trước đó thông báo phóng thành công vệ tinh quân sự Malligyong-1. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã xem các bức ảnh do vệ tinh chuyển về, trong đó cho thấy sân bay quân sự Anderson, cảng Apra và hàng loạt căn cứ quân sự lớn khác của Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương. 

AP ngày 23-11 cho biết, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Liên hợp quốc (LHQ) đã lên án vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên. Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản cho rằng động thái của Triều Tiên nhằm cải thiện công nghệ tên lửa cũng như thiết lập một hệ thống giám sát trên không gian. Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ cấm Triều Tiên phóng vệ tinh vì coi đây là “vỏ bọc để thử nghiệm công nghệ tên lửa tầm xa”. Trong khi đó, Triều Tiên cho rằng việc phóng vệ tinh trinh sát là một hành động thực thi chủ quyền hợp pháp của nước này. 

Hiện các nước láng giềng của Triều Tiên đang cố gắng xác nhận liệu vụ phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng có thành công như tuyên bố và vệ tinh này có thể thực hiện chức năng trinh sát hay không. Quân đội Hàn Quốc cho biết họ đánh giá vệ tinh đã đi vào quỹ đạo, nhưng cần thêm thời gian để xác minh xem nó có hoạt động hay không. Trước đó, Lầu Năm Góc cho biết họ đang đánh giá sự thành công của vụ phóng, trong khi Nhật Bản cho biết chưa có xác nhận nào về báo cáo của Triều Tiên cho thấy vệ tinh đi vào quỹ đạo.

Yonhap trước đó cho biết, các nhà ngoại giao hàng đầu của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ngày 22-11 đã lên án vụ phóng tên lửa mang vệ tinh vào vũ trụ của Triều Tiên hôm 21-11. Ngoại trưởng các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Italy và Nhật Bản đã đưa ra tuyên bố chung nhấn mạnh “hành động này đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình, ổn định ở trong và ngoài khu vực...”. Tuyên bố cũng nhấn mạnh hành động của Triều Tiên sẽ vấp phải phản ứng “nhanh chóng, thống nhất và mạnh mẽ” của quốc tế, đặc biệt là từ Hội đồng Bảo an LHQ. Các ngoại trưởng G7 kêu gọi Triều Tiên tham gia vào hoạt động ngoại giao và chấp nhận những lời đề nghị đối thoại do Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đưa ra mà không cần điều kiện tiên quyết.

Theo giới chuyên gia, việc đưa thành công vệ tinh trinh sát vào quỹ đạo sẽ cải thiện năng lực tình báo của Triều Tiên, cung cấp dữ liệu quan trọng cho mọi cuộc xung đột quân sự tiềm tàng. Theo AP, một số chuyên gia cho rằng vệ tinh Malligyong-1 của Triều Tiên có khả năng chỉ phát hiện được các mục tiêu lớn như tàu chiến hay máy bay. Nhưng bằng cách vận hành một số vệ tinh như vậy, Triều Tiên vẫn có thể quan sát Hàn Quốc vào mọi lúc.

Không khí thù địch được ghi nhận tăng cao trên bán đảo Triều Tiên liên quan hàng loạt vụ thử vũ khí của Triều Tiên kể từ năm ngoái và việc mở rộng các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn thời gian qua. Trong bối cảnh đó, động thái căng thẳng mới cần được kiểm soát để sự việc không đi quá xa, ảnh hưởng tới những nỗ lực hòa giải và thiện chí xích lại gần nhau giữa hai miền Triều Tiên, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

XUÂN PHONG

Theo https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-song/cang-thang-de-doa-thoa-thuan-quan-s...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Đang cập nhật
Thời sự trưa 3/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 03/05/2024

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 03/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Người cao tuổi
10: 20Văn hóa HB
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM Nông thôn mới NTM đô thi văn minh
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30Văn hóa HB
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn ( Hồng Lâu Mộng)
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Văn hóa HB
21: 40CM Nông thôn mới đô thị văn minh
21: 50CM Những bông hoa giữa đời thường
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa lớn
31°C
2.11m/s 73%
04/05
Weather Hoa binh
34°C
24°C
05/05
Weather Hoa binh
28°C
23°C
06/05
Weather Hoa binh
31°C
25°C