Châu Âu đóng cửa biên giới ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa ra sao?

09:02 20/03

Quy định kiểm soát dịch bệnh của Liên minh châu Âu (EU) trước mắt có thể chưa tác động trực diện đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU bởi quy định này chỉ áp dụng đối với hành trình di chuyển của các cá nhân. Hoạt động vận chuyển, thông thương hàng hóa cơ bản không bị hạn chế.

Dự báo sức mua của EU đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam vẫn có thể được duy trì. Ảnh minh hoạ.

Liên quan đến diễn biến dịch bệnh COVID-19 ngày càng nghiêm trọng tại châu Âu có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, đại diện Bộ Công Thương cho biết, ngày 17/3, lần đầu tiên lãnh đạo của tất cả các quốc gia thành viên EU đã thống nhất với đề xuất của Ủy ban châu Âu thông qua một kế hoạch chung đóng cửa biên giới khu vực lãnh thổ EU. Tuy nhiên, việc đóng cửa biên giới (closure of external borders) không phải là phong tỏa (lockdown). 

Theo đó, những người không phải công dân EU sẽ không được nhập cảnh vào khu vực này trong ít nhất 30 ngày tới và có thể kéo dài nếu cần thiết. Công dân EU, thân nhân của họ, các nhà ngoại giao, nhân viên/chuyên gia y tế và những người vận chuyển hàng hoá được miễn áp dụng quy định trên. Việc di chuyển trong nội khối được cho phép nhưng sẽ chịu những hạn chế nhất định.

Mục đích của quy định này là bảo vệ sức khỏe của công dân EU, đảm bảo sự đối xử phù hợp đối với những cá nhân có nhu cầu di chuyển và đảm bảo hàng hóa và các dịch vụ cơ bản có thể tiếp cận được.

Đại diện Bộ Công Thương khẳng định: “Quy định kiểm soát dịch bệnh này của EU trước mắt có thể chưa tác động trực diện đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU bởi lẽ quy định này chỉ áp dụng đối với hành trình di chuyển của các cá nhân; hoạt động vận chuyển, thông thương hàng hóa cơ bản không bị hạn chế”.

Tuy nhiên, cơ quan này cũng nhìn nhận, xét trên một số khía cạnh kinh tế, các biện pháp kiểm soát dịch sẽ ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển hàng hóa từ khâu xuất khẩu, vận chuyển, thông quan, lưu kho, bốc dỡ  đến tiêu thụ hàng hóa; gây gián đoạn hoặc làm chậm trễ dòng chảy kinh tế - thương mại - dịch vụ.

Ngoài ra, lượng cung - cầu của thị trường, nhu cầu trao đổi hàng hóa, các hoạt động giao thương giữa EU với các đối tác trong đó có Việt Nam cũng sẽ phần nào bị hạn chế.

Nhu cầu mua sắm hàng hóa không quá thiết yếu như hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, điện thoại,… (đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường EU) khả năng sẽ suy giảm. Tuy nhiên, dự báo sức mua đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm vẫn có thể được duy trì.

Thêm vào đó, trong bối cảnh dịch COVID-19, hàng hóa nhập khẩu vào các nước EU bằng đường hàng không có thể bị ảnh hưởng đáng kể do nhiều chuyến bay bị hoãn, hủy hoặc cắt giảm. Ngoài ra, vận tải nội khối cũng ít nhiều bị ảnh hưởng do một số quốc gia siết quy định kiểm soát biên giới.

Các quy định liên quan đến kiểm soát dịch cũng có thể sẽ gây đình trệ việc ký kết các đơn hàng xuất khẩu trong thời gian tới giữa Việt Nam với các đối tác EU; cản trở các hoạt động xúc tiến thương mại - đầu tư, cản trở việc di chuyển của các chuyên gia và lao động trong những lĩnh vực bị hạn chế trong bối cảnh siết chặt cách ly để chống dịch.

“Xuất khẩu quý I và quý II/2020 của Việt Nam sang EU dự báo có thể giảm từ 6-8% nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài đến tháng 6. Một số mặt hàng chủ lực như máy tính, điện thoại và linh kiện dự kiến sẽ tiếp tục sụt giảm mạnh do gặp khó khăn cả về khâu cung ứng lẫn nhu cầu thị trường giảm”, đại diện Bộ Công Thương nhận định.

Trên cơ sở đánh giá những tác động nêu trên, Bộ Công Thương dự báo, cùng với dự báo tăng trưởng kinh tế của EU suy giảm như hiện nay thì triển vọng tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU được dự báo là tương đối thấp. Đến cuối năm 2020, tăng trưởng xuất khẩu có thể khả quan hơn do bệnh dịch được đẩy lùi và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đi vào hiệu lực.

Bộ Công Thương khuyến cáo, các doanh nghiệp cần theo dõi sát tình hình dịch bệnh để có kế hoạch sản xuất và kinh doanh phù hợp đồng thời có phương án chuyển đổi hình thức xúc tiến thương mại theo hướng tận dụng hình thức quảng bá trực tuyến, kết nối doanh nghiệp trực tuyến để duy trì và phát triển thị trường ngay cả khi dịch bệnh đang diễn ra; bảo đảm có thể nhanh chóng khôi phục mọi hoạt động ngay sau khi dịch bệnh suy giảm và kết thúc.

Hiện EU là đối tác thương mại quan trọng, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU tương đối lớn. Trong năm 2019, lượng hàng hóa xuất khẩu qua đường biển đạt 20,5 tỷ euro, đường hàng không đạt 14,5 tỷ euro, đường sắt đạt 671 triệu euro. Nhập khẩu qua đường biển, đường hàng không và đường sắt lần lượt là 5,990 tỷ euro, 3,56 tỷ euro và 9 triệu euro.

Phan Trang ( Nguồn Chinhphu.vn) 

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Thời sự sáng 17.4+ Dự báo thời tiết
Thời sự tối 16/4/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 17/04/2024

05:30Hình hiệu sáng 17.4 + Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Chuyên mục CCB: Hội CCB Kim Bôi với phong trào XD NTM, đô thị văn minh
06:30Thời sự sáng 17.4+ Dự báo thời tiết
07:00Phóng sự: Cần tập trung nguồn lực giải ngân vốn đầu tư công
07:10CM NTM: TPHB đẩy mạnh XD NTM nâng cao
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00Phim truyện: Mặt Nạ T15
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
09:00THTT: Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú (1/5/1904 – 1/5/2024)
10:30Chương trình tiếng Mường
10:45Phóng sự: Cảnh báo ATGT ở lứa tuổi học sinh
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T708
11:15Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
11:30Phóng sự: Hiệu quả thực hiện quản lý, khai thác các nguồn lực KTXH
11:45Thời sự trưa 17.4
12:00Phim truyện: Cửa tử Hác ám T55
12:45Giai điệu trẻ
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Phóng sự: Nhớ lại những cung đường tải đạn chiến dịch Điện Biên
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T707
14:05Bạn của nhà nông
14:35 Chương trình tiếng Mường
14:50 Chuyên mục An ninh Hòa Bình
15:00Phim truyện: Thập điện âm dương T22
15:45Thời sự trưa 17.4
16:00Bản tin thế thao
16:05Chương trình VHNT
16:35PS Tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử Truyền hình T62
16:55Phóng sư: Trách nhiệm của cơ quan QLNN đối với vấn đề hậu kiểm ATTP
17:10Tạp chí Thông tin Kinh tế
17:20Chuyên mục NCT: Hiệu quả CLB liên thế hệ
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T34
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 17.4 + Dự báo thời tiết
20:15Chuyên mục ASXH: Tân Lạc đẩy mạnh phát triển BHYT toàn dân
20:25Phim truyện: 40 ngày yêu T6
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Thập điện âm dương T23
22:10Phóng sự: Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác CCHC quý I/2024
22:10Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T63
22:30Thời sự Hòa Bình tối 17.4
22:55Bản tin thể thao
23:00Phim truyện: Mặt Nạ T19

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 17/04/2024

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
24°C
0.54m/s 93%
18/04
Weather Hoa binh
36°C
25°C
19/04
Weather Hoa binh
40°C
26°C
20/04
Weather Hoa binh
40°C
25°C