Tranh luận chữ "P" trong SGK lớp 1: Không dạy riêng chữ P học sinh lúng túng khi ghép âm

15:22 27/02

Một số giáo viên cho rằng trong sách Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống chữ P đi rất lướt, giáo viên phải tự tìm hiểu và mở rộng để dạy. Nếu chỉ học bảng chữ cái, không học riêng chữ P thì học sinh sẽ lúng túng ghi ghép âm để đọc.

Những ngày gần đây dư luận và các chuyên gia giáo dục đang quan tâm tới vấn đề bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống của NXB Giáo dục Việt Nam không dạy riêng chữ P. 

Trước những băn khoăn của dư luận, trả lời báo chí, PGS.TS  Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống khẳng định, bảng chữ cái trong SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (trang 12, tập một).

Ảnh minh họa.

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng khẳng định SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ) (ghi bằng chữ P). Tất cả đều dạy theo cách quen thuộc với giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, theo nhiều giáo viên dạy lớp 1, bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống thiết kế dạy gộp một số chữ cái như: P, Ă, Â. Thực tế giáo viên dạy sẽ chỉ cần giới thiệu để học sinh nhận biết mặt chữ, cách đọc và viết để ghép với các con chữ khác. Đa số giáo viên đều cho rằng, nếu chữ P được tách ra riêng 1 tiết, học sinh sẽ được học kĩ và chắc hơn. 

Cô Nguyễn Thị Thuỷ, giáo viên lớp 1 tại một trường tiểu học tại Chương Mỹ, Hà Nội cho biết, nhiều sách đều học chữ P nhưng ở bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống chỉ dạy lướt qua. Trong bộ sách này, chữ P có trong bảng chữ cái nhưng trong phần nội dung thì chỉ dạy ghép với chữ H để tạo thành chữ Ph.

“Trong bộ sách này, chữ P đi rất lướt, giáo viên phải tự tìm hiểu và mở rộng để dạy. Nếu chỉ học bảng chữ cái, không học riêng chữ P thì khi các con gặp phải chữ này mà cần ghép âm để đọc sẽ bị lúng túng. Cách dạy chữ P trong những bộ sách trước đi sâu hơn giúp học sinh phát âm chuẩn hơn, được luyện đọc, luyện viết và ghép âm kỹ càng hơn. Với lớp 1 không chỉ là chữ cái mà cần dạy để khi gặp những từ khác, các em có thể tự ghép vào để đọc và hiểu”, cô Thủy nói.

Với 20 năm kinh nghiệm dạy lớp 1, tiếp xúc với một số bộ SGK khác nhau, cô Thủy cho rằng, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống có phần “nặng”  hơn, học sinh phải học nhiều hơn, có bài học đến 4,5 chữ.

Cô Phạm Thị Vĩ giáo viên lớp 1 một trường tiểu học tại Long Biên, Hà Nội hiện đang dạy học sinh chữ P ở bảng chữ cái và trong bài học vần về âm Ph. Trên thực tế, để ghi nhớ âm P và Ph, cô Vĩ và nhiều đồng nghiệp khác bằng kinh nghiệm dạy học đã cho học sinh tự tìm từ có nghĩa với các chữ trên và đưa thêm nhiều ví dụ cho âm P và Ph. Khi luyện viết, các cô cũng tự hướng dẫn học sinh chữ P trước rồi mới thêm chữ H thành chữ Ph… 

Cô Phạm Thị Vĩ cho biết, cách dạy nêu trên đều theo kinh nghiệm chứ không phải được tập huấn hay có hướng dẫn trong sách của giáo viên. Để học sinh ghi nhớ được và mở rộng vốn từ, giáo viên thường cho các em ôn tập lại những vấn đề đã học vào buổi thứ 2 trong ngày.

Còn theo cô Nguyễn Thị Hương, một giáo viên tại Hải Dương, bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống nên cho thêm những tiếng, những từ mà âm P xuất hiện độc lập trong cả phần đọc và viết ở phần ngữ liệu tiếng và mở rộng cho học sinh. Nếu dạy theo sách và theo hướng dẫn trong sách của giáo viên, thì vẫn chỉ dạy lướt chữ P như vậy học sinh sẽ chỉ biết những từ trong sách và bị lúng túng khi gặp âm và chữ này ở cuộc sống. 

(Trước đó, theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, các bộ sách có thể có những cách khác nhau.

Cách thứ nhất, dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, học sinh được luyện đọc âm P, chứ không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P.

Cách thứ hai dạy âm P riêng và đưa những “từ ứng dụng” như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để học sinh tập đọc và phát triển vốn từ.

Giải thích về việc lựa chọn cách dạy thứ nhất, Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống cho biết, âm P và PH đều được học trong phần Âm, ở khoảng tuần 5 hoặc tuần 6 của lớp 1. Nếu dạy âm P riêng thì cần phải có “từ ứng dụng” để học sinh tập đọc và phát triển vốn từ. Những từ này chỉ chứa các âm tiết mở nghĩa là buộc phải dùng những từ như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô,… không thể dùng các từ như Sa Pa, Nậm Pì,… vì 2 lí do. Thứ nhất, học sinh chưa được học âm S (trong Sa Pa) và vần âm (trong Nậm Pì).

Thứ 2, thông thường, tên riêng không được dùng ở phần dạy phát triển vốn từ. Mới chỉ được học 5 – 6 tuần mà học sinh phải đọc và hiểu nghĩa của những từ như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô,…. là không phù hợp. Chắc hẳn nhiều người sẽ e ngại vì học sinh lớp 1, mới đến trường vài tuần đã phải đọc, viết và hiểu nghĩa của những từ không quen thuộc như vậy./.)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Chương trình tiếng Thái
Thời sự tối 29/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 30/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhịp cầu âm nhạc
06:05Chương trình tiếng Thái
06:30Thời sự sáng
06:55PS: Tăng cường công tác Phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích ở trẻ
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
08:00Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T30
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra thế giới
09:30Thế giới quanh ta
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T33
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T751
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Những bất cập trong xử lý rác thải tại nông thôn
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2 – T23
12:45Nhìn ra tỉnh bạn
13:15Khám phá thế giới
13:45Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T750
14:05Sắc mầu văn hóa
14:35Chương trình tiếng Mường
14::50Phóng sự: Cần tập trung công tác Giảm nghèo bền vững năm 2024
15:00Phim truyện: Má tôi làm đại gia T5
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thể thao
16:05Giai điệu trẻ
16:50Chuyên mục tiếng nói miền quê
17:15Phóng sự: Cần tăng cường công tác Phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2- T2
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Mai Châu
18:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15CM Nội chính – PCTN: Công tác phòng chống tội phạm về tham nhũng và kinh tế
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T38
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T36
22:10Phóng sự: Tăng cường các biện pháp Phòng chống cháy nổ tại cơ sở sản xuất
22:20Thời sự Hòa Bình tối
22:45Bản tin thể thao
22:50Diễn đàn cử tri: Vấn đề mặt bằng tại Khu CN Yên Quang, Cụm Công nghiệp Yên Tiến
23:00Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T36
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 30/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Ca nhạc quốc tế
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CT Tiếng Thái
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
Ca nhạc quốc tế
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CM Quốc phòng toàn dân
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19: 00CM Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19: 15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CM Quốc phòng toàn dân
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
28°C
0.62m/s 97%
31/05
Weather Hoa binh
27°C
25°C
01/06
Weather Hoa binh
32°C
25°C
02/06
Weather Hoa binh
33°C
25°C