Giáo viên gửi 7 mong ước tới Bộ trưởng GD&ĐT trước buổi gặp gỡ lịch sử

10:52 14/08

Là một giáo viên lâu năm trong nghề, ThS Nguyễn Quang Thi đã gửi 7 mong ước tới chương trình "Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục" diễn ra ngày mai 15/8.

Giáo viên gửi 7 mong ước tới Bộ trưởng GDĐT trước buổi gặp gỡ lịch sử - 1
Nhà giáo Nguyễn Quang Thi và học sinh Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Một ngày nữa (15/8), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn sẽ gặp gỡ các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành GD&ĐT năm 2023. Lần đầu tiên trong lịch sử, người đứng đầu ngành giáo dục có buổi nói chuyện và trao đổi với giáo viên, nhân viên toàn ngành qua hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

ThS Nguyễn Quang Thi - Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng - bày tỏ, thời gian qua, giáo dục nước nhà gặt hái nhiều thành công như: Hệ thống trường lớp được xây dựng khang trang sạch đẹp từ mầm non đến đại học, thiết bị dạy học phong phú và đa dạng để hỗ trợ giáo viên trong dạy học và soạn bài.

Cùng với đó, giáo viên được đào tạo bài bản đủ trình độ để đáp ứng công việc được giao. Ngành giáo dục Việt Nam có nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, học sinh chăm ngoan học giỏi và có nhiều huy chương trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, giáo dục nước ta vẫn còn những tồn tại, trăn trở. Qua hệ thống của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có hơn 6.000 câu hỏi gửi tới Bộ trưởng mong muốn được giải đáp.

Là một giáo viên lâu năm trong nghề rất tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục, ThS Nguyễn Quang Thi đã nêu 7 điều trăn trở gửi tới diễn đàn.

Một là, tinh gọn cán bộ quản lý giáo dục ở địa phương. Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng 4.0 và Chính phủ quyết tâm thực hiện chuyển đổi số. Mọi họp hành, tập huấn, chỉ đạo chuyên môn trong giáo dục phải áp dụng công nghệ thông tin.

Nhiều cán bộ quản lý than phiền quá nhiều việc, làm mãi mà vẫn không hết việc; ThS Thi cho rằng đó là cán bộ không tin cấp dưới, việc gì cũng ôm đồm nên quá tải; cần giao việc cho cấp dưới nhưng luôn theo dõi để kiểm tra.

Bộ máy phải tinh gọn mới điều hành tốt, còn nhiều người sẽ có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Ông bày tỏ cần có quy định rõ số cán bộ quản lý ngành giáo dục ở địa phương.

Hai là, giảm phương án xét tuyển đại học để công bằng cho thí sinh. Theo luật Giáo dục đại học, khâu tuyển sinh được giao quyền cho các trường đại học. Thời gian qua, các trường đại học đưa ra nhiều phương án xét tuyển, nhiều phương án không công bằng với thí sinh về chuẩn đầu vào.

Nhiều ý kiến cho rằng xét tuyển bằng học bạ và chứng chỉ tiếng Anh nổi cộm về sự thiếu công bằng.

Giáo viên gửi 7 mong ước tới Bộ trưởng GDĐT trước buổi gặp gỡ lịch sử - 2
Việc thi cử hiện nay được đánh giá là còn nặng nề (Ảnh minh họa: Nam Anh).

Trong đó, việc xét tuyển bằng học bạ được cho là không khách quan bởi mỗi giáo viên, nhà trường, địa phương, môn học... có đánh giá khác nhau. Do thương học sinh nên việc nâng điểm, nương nhẹ học sinh để làm đẹp học bạ và mong muốn học sinh mình trúng tuyển vào đại học là tâm lý chung của không ít giáo viên.

Về bất cập chứng chỉ tiếng Anh, thời gian qua, nhiều trường dùng chứng chỉ tiếng Anh (chủ yếu quy về IELTS để xét tuyển đại học) gây lo ngại về sự thiếu công bằng giữa thí sinh thành thị và nông thôn.

Học sinh các thành phố lớn rộng cửa vào đại học hơn học sinh nông thôn. Đây là bất công cho thí sinh ở nông thôn hoặc địa phương khó khăn, không đủ điều kiện tiếp cận ngoại ngữ.

Trong khi, nhìn vào điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ thấy rõ kiến thức các môn khác của học sinh nông thôn không thua kém gì. Theo ông Thi, chứng chỉ tiếng Anh chỉ nên quy định đầu ra khi tốt nghiệp đại học.

Ba là, cải cách sách giáo khoa (SGK). Đây là một chủ trương đúng đắn để đưa giáo dục Việt Nam phát triển và hội nhập với thế giới. Vì vậy, trong quá trình biên soạn, cần nghiên cứu thật kỹ để lựa chọn những kiến thức đưa vào SGK phải thỏa mãn là mới ở hiện tại và không lạc hậu trong tương lai.

Tuổi đời của SGK phải dài. Dù vậy, SGK theo chương trình mới vẫn còn "sạn" do khâu thẩm định chưa tốt.

Chương trình được đánh giá là còn nặng. Học sinh bậc THCS và bậc THPT mỗi buổi phải học trung bình 5 tiết, tức là một tuần phải học 30 tiết, kể cả tiết chào cờ và tiết sinh hoạt.

Một năm các em học sinh tham gia 4 đợt kiểm tra định kỳ (2 bài giữa kỳ và 2 bài cuối kỳ), phân theo số báo danh, chia theo phòng và làm đề chung; giáo viên coi và chấm tập trung. Như vậy là quá tải và gây mệt mỏi cho học sinh.

Quan điểm của Bộ cải cách chương trình mới để học sinh có một chương trình nhẹ nhàng hơn xem ra khó khả thi.

Giáo viên gửi 7 mong ước tới Bộ trưởng GDĐT trước buổi gặp gỡ lịch sử - 3
Một tiết học của học sinh TP Cần Thơ theo chương trình giáo dục mới (Ảnh: Huyên Nguyễn).

Với lập luận như trên, ông Thi đề xuất môn công nghệ và tin học ở bậc THCS; môn công nghệ, môn tin học, môn giáo dục quốc phòng và an ninh chuyển từ đánh giá bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét để giảm áp lực cho học sinh.

Bốn là, bạo lực học đường đang khá nhức nhối cho toàn xã hội. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực rất nhiều, do đó, cần phải kết hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Muốn vậy, thầy giáo mong ước Bộ GD&ĐT kết hợp với các bộ liên quan biên soạn những tài liệu để tuyên truyền đến từng gia đình và từng trường học. Phía nhà trường, hiệu trưởng thường xuyên có bài nói chuyện để ngăn chặn bạo lực học đường.

Gia đình và xã hội, chính quyền địa phương thường xuyên đẩy mạnh phong trào gia đình văn hóa, khu phố văn hóa bằng những việc làm cụ thể và thiết thực.

Năm là, sắp xếp lại các trường đại học. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều trường ĐH. Mỗi trường lại tuyển sinh quá nhiều; dùng nhiều chiêu thức để tuyển cho đủ số lượng. Đào tạo như vậy dẫn đến "vàng, thau" lẫn lộn. Hệ quả, sinh viên ra trường không tìm được việc làm, phải đi làm công nhân.

Nếu giao quyền tự chủ cho các trường ĐH thì quy mô đào tạo còn tăng lên bất ngờ và dĩ nhiên lượng sinh viên thất nghiệp tiếp tục tăng; đồng thời học phí cũng tăng theo.

Qua theo dõi, một số trường đại họctuyển sinh đầu vào với điểm chuẩn quá thấp khó đảm bảo chất lượng đào tạo.

Theo nam giáo viên, đào tạo đại học là lĩnh vực chuyên sâu, nên tuyển chọn những học sinh thật sự giỏi và số lượng hạn chế. Do đó, ông kiến nghị sắp xếp và để lại khoảng 150 trường đại học.

Số còn lại đóng cửa hoặc chuyển sang trường đại học với mục đích đào tạo nghề. Ngành nghề đào tạo phải đạt chuẩn của khu vực và thế giới; cam kết đầu ra để phụ huynh yên tâm khi cho con vào học.

Sáu là, tình trạng lạm thu trong trường học. Cứ vào năm học mới, lạm thu lại trở thành vấn đề nóng. Để không còn tình trạng này, ThS Quang Thi mong Bộ GD&ĐT kết hợp với UBND tỉnh có văn bản chỉ rõ khoản nào được thu và khoản nào không được thu; mức thu mỗi khoản là bao nhiêu.

Đồng thời, Bộ cũng kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ không thu học phí đối với học sinh bậc THCS và bậc THPT.

Bảy là, thi tốt nghiệp THPT của chương trình GDPT mới 2018 với ba môn toán, ngữ văn và ngoại ngữ. Đổi mới SGK kèm theo đổi mới phương pháp giảng dạy và tiếp tục đổi mới thi cử sao cho phù hợp với năng lực của mỗi học sinh.

Quan điểm chung là học sinh học chương trình nhẹ nhàng, vì thế, việc thi cử cũng nhẹ nhàng và không áp lực. Như vậy, ông đề xuất, chương trình mới thi ba môn.

Huyên Nguyễn

(Theo dantri.com.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Nhìn ra thế giới
Thời sự tối 15/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 16/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhịp cầu âm nhạc
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Chuyên mục NCT: Hội NCT trong phát triển kinh tế hộ
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Vai trò của phụ nữ trong XD hạnh phúc gia đình
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
08:00Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T16
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra thế giới
09:30Thế giới quanh ta
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T20
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T737
11:15Thể thao bốn phương
11:30CM SMVH: Vai trò của các nghệ nhân trong giữ gìn VH truyền thống
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2.Tập 9
12:45Nhìn ra tỉnh bạn
13:15Khám phá thế giới
13:45Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T736
14:05Sắc mầu văn hóa
14:35Chương trình tiếng Mường
14:50Phóng sự: Nâng cao chất lượng GDNN tại các địa phương
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T21
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thể thao
16:05Giai điệu trẻ
16:50Chuyên mục tiếng nói miền quê
17:05Phóng sự: Công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh
17:05CM Nông dân: Các cấp Hội phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T63
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Mai Châu
18:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục Quốc phòng toàn dân
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T27
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T22
22:10Phóng sự: Cần báo động vấn đề ATTP tại các cổng trường học
22:20CM CCHC: Tỉnh HB đẩy mạnh CCHC gắn với chuyển đổi số
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00CM NTM: Huyện Lạc Sơn phát huy vai trò CCB trong XD NTM
23:00Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T22

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 16/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Ca nhạc quốc tế
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CT Tiếng Thái
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
Ca nhạc quốc tế
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CM Quốc phòng toàn dân
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19: 00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19: 15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CM Quốc phòng toàn dân
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
24°C
1.34m/s 91%
17/05
Weather Hoa binh
31°C
24°C
18/05
Weather Hoa binh
33°C
25°C
19/05
Weather Hoa binh
27°C
24°C