Thủ tướng chỉ đạo chống “đi đêm” trong cổ phần hóa

08:40 22/11

Theo Thủ tướng, cổ phần hóa phải gắn với niêm yết trên sàn chứng khoán vì quá trình cổ phần hóa dễ gây thất thoát tài sản Nhà nước, dễ tham nhũng.

Sáng nay 21/11 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, tiến độ cổ phần hóa trong năm 2018 là chậm, có khả năng không đạt được theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, phải cổ phần hóa ngay cả những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn hiệu quả để nâng cao giá trị và sự phát triển, vừa nâng cao tính minh bạch, vừa chống tham nhũng. 

thu tuong chi dao chong "di dem" trong co phan hoa hinh 1

Thủ tướng phát biểu tại hội nghị

Tham dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ  đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và hơn 350 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, một số địa phương và đông đảo các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, các tổ chức ở trong và ngoài nước.

Theo công văn số 991 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 7/2017, thì từ năm 2017 đến năm 2020, số doanh nghiệp phải thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa là 127 doanh nghiệp. Thế nhưng, tính đến thời điểm hiện nay, mới thực hiện cổ phần hóa được 27 doanh nghiệp. Theo kế hoạch trong công văn 991 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ thì 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp, nhưng tính đến 18/11 thì mới cổ phần hóa được 12 doanh nghiệp, trong đó không có doanh nghiệp nào thuộc danh sách trong công văn 991 thuộc kế hoạch 2018.  

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung cho rằng, thời gian qua, việc tái cơ cấu doanh nghiệp thực hiện trên ba mảng. Thứ nhất là buộc các DNNN, các tập đoàn, tổng công ty hoạt động theo thông lệ thị trường. Thứ hai là nâng cao hiệu lực quản trị DNNN thông qua áp dụng các thông lệ quốc tế. Thứ ba là thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn. Tuy vậy, các báo cáo tổng kết của các bộ, ngành và dư luận xã hộichủ yếu mới chỉ tập trung vào cổ phần hóa và thoái vốn, trong khi lẽ ra phải tập trung trước vào hai mảng đầu tiên. Đây cũng là vấn đề mà một số đại biểu có ý kiến, cho rằng dù cổ phần hóa, nhưng lãnh đạo và tư duy quản lý của nhiều doanh nghiệp không có sự thay đổi lớn. 

Để thúc tạo thuận lợi cho DNNN, ông Nguyễn Đình Cung đề nghị nâng cao tính tự chủ cho doanh nghiệp. 

"Đây là điểm gò bó, ràng buộc để doanh nghiệp hoạt động theo thị trường. Một trong những điểm phổ biến là không được tuyển dụng, sử dụng trả lương cho đội ngũ cán bộ cũng như người lao động theo nguyên tắc thị trường. Mỗi khi có người nào đó được trả 1 đến 1,5 rưỡi đồng/năm thì xã hội cứ nói đó là rất cao. Tôi nghĩ rằng đối với những người này, vấn đề không phải là họ nhận được bao nhiêu tiền mà là họ làm ra bao nhiêu tiền", ông Nguyễn Đình Cung  nói.

Trước thực tế tiến độ đổi mới, cổ phần hóa DNNN diễn ra chậm vừa qua, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch SCIC thì đề nghị, các bộ, ngành, ddp cần thực hiện nghiêm việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn theo các quy định và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ông Chi cho biết, vừa qua, sau khi Nghị định 131 được Chính phủ ban hành, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ra đời, thì việc bàn giao 19 tập đoàn, tổng công ty lớn về Ủy ban rất nhanh.

"Chúng tôi thấy chạnh lòng là SCIC cũng có Nghị định của Chính phủ, có quyết định của Thủ tướng, có chỉ đạo của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng, nhưng đến nay vẫn còn 35 doanh nghiệp chưa được các bộ, ngành, địa phương chưa chuyển về SCIC. Và còn 78 doanh nghiệp theo Quyết định 1232 của Thủ tướng là năm 2018 nếu không thoái được vốn phải chuyển về SICI đến nay, chúng tôi đề nghị cũng không thấy các cơ quan chức năng khởi động. Tôi đề nghị Thủ tướng chỉ đạo thực hiện nghiêm", ông Nguyễn Đức Chi nhấn  mạnh.  

Từ thực tế quá trình đổi mới, cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Tập đoàn cho rằng, việc xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay còn vướng mắc, nhất là với những đơn vị có nhiều chi nhánh, tài sản đất đai ở khắp cả nước và nước ngoài.  

Chủ tịch Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Trần Mạnh Hùng thì cho rằng, cần có cơ chế để thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, chấp nhận rủi ro của các Tập đoàn cùng với gắn trách nhiệm cá nhân, bởi hiện còn có những vướng mắc của môi trường pháp lý. Bên cạnh đó, mâu thuẫn hiện nay là nếu phân cấp mạnh cho tập đoàn và tổng công ty thì rủi ro quyền lực, còn nếu tập trung quá cho cơ quan quản lý thì lại tạo điểm nghẽn có phát triển của doanh nghiệp. 

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định lại vai trò của DNNN hết sức cần thiết đối với sự phát triển đất nước và thực tế không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng như vậy. 

Trong bối cảnh đang bàn giao 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng nêu rõ, Ủy ban này không phải là cơ quan trung gian gây ách tắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh, thay vào đó phải là cơ quan giúp doanh nghiệp phát triển, xứng tầm vai trò chủ đạo của nền kinh tế. 

Nhân đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá kết quả thực hiện công tác đổi mới, sắp xếp DNNN. Thủ tướng cho rằng, có nhiều thành quả quan trọng, trong đó, nổi bật là hai nội dung, thứ nhất là góp phần ổn định vĩ mô, và thứ hai là tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước và giảm số lượng DNNN từ trên 12.000 xuống còn dưới 600 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu một số tồn tại của DNNN, đó là là hiệu quả, đóng góp của nhiều DNNN còn thấp. Nợ xấu, thua lỗ, thất thoát lớn. Tính công khai, minh bạch, kiểm tra, kiểm soát có nhiều vấn đề. Thủ tướng cũng băn khoăn về tình trạng có tập đoàn, tổng công ty trong nhiều năm liền không khởi công công trình nào.  

Tồn tại đó, theo Thủ tướng, có cả nguyên nhân từ việc chấp hành chỉ đạo của của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa nghiêm, có tư tưởng e ngại, nhận thức chưa thông trong vấn đề đổi mới khi cổ phần hóa, thoái vốn. Thậm chí có cả tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau cổ phần hoá, thoái vốn, tình trạng lợi ích nhóm, tham nhũng trong cổ phần hóa, thoái vốn.

Thủ tướng cho biết, thời gian qua có nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực và một số vụ án khởi tố cán bộ, lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty, bộ, ngành, địa phương liên quan. Quan điểm của Đảng, Nhà nước là tiếp tục thực hiện nghiêm công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực, khắc phục khuyết điểm, hạn chế trong cổ phần hóa, thóa vốn DNNN.  

Đối với những người đứng đầu tập đoàn, tổng công ty, DNNN, Thủ tướng chỉ đạo cần chấn chỉnh, đổi mới mọi mặt hoạt động, đặc biệt việc thực hiện các chế độ, chính sách, quy định pháp luật. Chúng ta tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, một số vụ việc đang được khởi tố theo quy định pháp luật.  

Tại hội nghị, Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành, theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra phải hết sức chặt chẽ, theo đúng quy định, bình thường mỗi năm một lần để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thanh tra kiểm tra là để doanh nghiệp làm đúng hơn, thực hiện tốt hơn các quy định, cơ chế chính sách liên quan. Xử lý vi phạm nhưng không kìm hãm sự phát triển mà chúng ta đang nỗ lực đổi mới, đặc biệt các cơ quan chức năng phải củng cố niềm tin cho doanh nghiệp, của nhà đầu tư, của thị trường, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.

Tại hội nghị, Thủ tướng nêu các yêu cầu cụ thể đặt ra đối với các cấp, các ngành, tập đoàn, tổng công ty, DNNN, thực hiện cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, không làm thất thoát vốn, tài sản Nhà nước. Cổ phần hóa ngay cả doanh nghiệp có hiệu quả, vì theo Thủ tướng, để thu hút vốn xã hội, để nâng cao năng lực quản trị, góp phần chống tham nhũng. Cổ phần hóa phải gắn với niêm yết trên sàn chứng khoán vì quá trình cổ phần hóa dễ gây thất thoát tài sản Nhà nước, dễ tham nhũng. Thủ tướng chỉ đạo chống “đi đêm” trong cổ phần hóa.

Đối với các doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa do lý do khách quan, cần kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các khó khăn, vướng mắc để xem xét, giải quyết. Thủ tướng cũng yêu cầu phải xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc để chậm trễ trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn.  

thu tuong chi dao chong "di dem" trong co phan hoa hinh 2
Thủ tướng trao đổi với các đại biểu dự hội nghị

Các bộ, ngành chức năng khẩn trương tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các tập đoàn, tổng công ty, DNNN để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi ngay các quy định liên quan đến xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, quy trình cổ phần hóa, thoái vốn, các quy định về quản lý tài chính, tiền lương, đăng ký, niêm yết; quyền và trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan quản lý, đại diện chủ sở hữu… Thủ tướng nhấn mạnh: “Tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là tạo mọi thuận lợi về cơ chế, chính sách, pháp luật để thực hiện; trường hợp có vướng mắc thì phải rà soát, đề xuất, sửa đổi ngay; đồng thời, phải thực thi nghiêm pháp luật; không để có lỗ hổng pháp lý và tái diễn những vi phạm trong cổ phần hóa, thoái vốn”.

Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN trước ngày 31/12/2018 hoàn thành việc phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý theo đúng quy định, trong đó nêu rõ tiến độ, cơ quan tổ chức thực hiện, người chịu trách nhiệm.

Nhấn mạnh công tác nhân sự, bố trí cán bộ tại các tập đoàn, tổng công ty, Thủ tướng nêu rõ, cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đại diện vốn Nhà nước đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, “bố trí người làm việc chứ không bố trí người nhà”. Kiên quyết không để tình trạng "sân trước, sân sau".

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch và xử lý nghiêm các vi phạm. Kiên quyết xử lý dứt điểm các DNNN, dự án đầu tư chậm tiến độ, hoạt động thua lỗ./.

 
Vũ Dũng/VOV

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Cửa tử hắc ám T64
Thời sự trưa 26/4/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 26/04/2024

05:30Hình hiệu sáng 26.4 + Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Belero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20CM Nội chính – PCTN: Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tại cơ sở
06:30Thời sự sáng 26.4 + Dự báo thời tiết
06:55PS: Lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình hướng về Điện Biên
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Mặt nạ T23
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Phóng sự: Cần giải quyết dứt điểm tình trạng trồng lấn đất giữa huyện Lạc Thủy và Yên Thủy
09:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T64
09:35Phóng sự: Hiệu quả của việc phát huy người có uy tín trong đồng bào DTTS
09:45Tạp chí Thông tin kinh tế
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T4
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T716
11:15Tạp chí Văn hóa xã hội
11:30PS : Xòe Thái- Nét văn hóa của Người Thái Tây Bắc
11:45Thời sự trưa 26.4
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám T64
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40PS: Giáo dục truyền thống cho học sinh về Chiến thắng Điện Biên Phủ
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T715
14:05PS: Văn hóa đọc- Gía trị cốt lõi đến từ tri thức
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50CMKTT: Chuỗi giá trị nâng cao chất lượng SP cho ngành trồng trọt
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T2
15:45Thời sự trưa 26.4
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Nhìn ra thế giới
17:15Tạp chí TTKT : Thị trường thời trang đầu hè
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T43
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 26.4 + Dự báo thời tiết
20:15Chuyên mục An ninh Hòa Bình
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T13
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T4
22:10PS: Câu chuyện nước sinh hoạt vùng khó khăn
22:20PS: Tỉnh HB tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp trong Quý II
22:30Thời sự Hòa Bình tối 26.4
22:55Bản tin thể thao
23:00PS: Tăng cường đảm bảo an toàn hành lang giao thông
23:10Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T2

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 26/04/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Diễn đàn vì trẻ em
10: 20Văn hóa HB
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM Số và đời sống
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30Văn hóa HB
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn (Hồng lâu mộng)
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Văn hóa HB
21: 40CM NTM đô thị văn minh
21: 50CM Những bông hoa giữa đời thường
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
clear sky
40°C
0.96m/s 26%
27/04
Weather Hoa binh
42°C
26°C
28/04
Weather Hoa binh
38°C
26°C
29/04
Weather Hoa binh
40°C
26°C