Nội quy kỳ họp Quốc hội bổ sung họp bất thường, biểu quyết trên thiết bị di động

14:35 17/08

Dự thảo Nội quy kỳ họp Quốc hội sửa đổi gồm 24 vấn đề mới, trong đó bổ sung hình thức làm việc trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến; quyền tranh luận; có cả biểu quyết bằng hệ thống điện tử tại hội trường và trên thiết bị di động.

Sáng 17/8, tiếp tục chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Các ý kiến đều thống nhất cho rằng sau gần 7 năm thi hành, Nội quy năm 2015 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung.

Một trong những lý là một số điều, khoản không còn phù hợp với thực tiễn, trong quá trình hoạt động, nhất là từ năm 2016, Quốc hội đã có nhiều cải tiến, đổi mới trong công tác chuẩn bị và tiến hành kỳ họp, được thực tiễn kiểm nghiệm, được đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân đánh giá cao, cần được xem xét để bổ sung quy định để bảo đảm cơ sở pháp lý.

24 vấn đề mới

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự thảo bổ sung 5 điều, sửa đổi 41 điều và kế thừa giữ nguyên 10 điều, thể hiện 24 vấn đề mới.

noi quy ky hop quoc hoi bo sung hop bat thuong, bieu quyet tren thiet bi di dong hinh anh 1Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường

Đáng chú ý là bổ sung quy định về hình thức làm việc trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến. Hay quyền tranh luận nhằm mở rộng dân chủ trong hoạt động của Quốc hội, tạo điều kiện để các vị đại biểu Quốc hội làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm.

Ngoài ra, phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước cũng được yêu cầu phải phát thanh và truyền hình trực tiếp, bên cạnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Lễ tuyên thệ, khai mạc, bế mạc.

Về vai trò của chủ tọa, người điều hành phiên họp, dự thảo Nội quy sửa đổi đang được thể hiện theo hướng bổ sung quy định chủ tọa, người điều hành phiên họp có quyền linh hoạt kéo dài hoặc rút ngắn thời gian phát biểu hoặc giải trình; được quyền yêu cầu đại biểu Quốc hội dừng tranh luận hoặc phát biểu nếu đại biểu Quốc hội phát biểu, tranh luận quá thời gian hoặc không phát biểu, tranh luận đúng nội dung.

Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.

Dự thảo cũng bổ sung quy định về trình tự bầu Trưởng Đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất nhằm bảo đảm yêu cầu triển khai công tác nhân sự ngay từ đầu kỳ họp thứ nhất của Quốc hội mỗi khóa; kịp thời điều hành hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội.

Liên quan biểu quyết, quy định mới có cả biểu quyết bằng hệ thống điện tử tại hội trường và hệ thống biểu quyết điện tử trên thiết bị di động. Khi cần thiết, Quốc hội áp dụng đồng thời hai hình thức biểu quyết theo đề nghị của Chủ tọa.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, việc áp dụng đồng thời hai hình thức biểu quyết chỉ nên thực hiện trong các trường hợp bất khả kháng, không nên quy định là “khi cần thiết” vì không bảo đảm minh bạch, chặt chẽ.

noi quy ky hop quoc hoi bo sung hop bat thuong, bieu quyet tren thiet bi di dong hinh anh 2Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đề nghị làm rõ khái niệm “tranh luận”, “chất vấn”, “chất vấn lại” để vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Tranh luận trong chất vấn là quyền của đại biểu

Thảo luận tại phiên họp, có ý kiến đề nghị cần quy định rõ trường hợp nào được tranh luận, trường hợp nào được chất vấn lại và không nên bỏ qua quyền chất vấn lại của đại biểu không trực tiếp chất vấn, vì chất vấn là quyền của đại biểu nói chung chứ không phải của riêng đại biểu nào.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nhấn mạnh: "Bản chất tranh luận là để đi đến tận cùng vấn đề, tìm ra chân lý. Do vậy, không nên giới hạn tranh luận hay chất vấn lại, đó là quyền của đại biểu trong nghị trường và cũng chính là mở rộng dân chủ nghị trường".

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tranh luận trong chất vấn là quyền của đại biểu, do đó không nên giới hạn chỉ những đại biểu đặt câu hỏi mới có quyền tranh luận. "Chỉ không tranh luận giữa các đại biểu với nhau, còn anh tranh luận đối với Bộ trưởng, trưởng ngành, người trả lời chất vấn thì hợp lý, dù không hỏi vẫn có thể tranh luận, đó là quyền của đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng, đại biểu nào chất vấn thì được ưu tiên tranh luận trước", Chủ tịch Quốc hội phân tích.

noi quy ky hop quoc hoi bo sung hop bat thuong, bieu quyet tren thiet bi di dong hinh anh 3Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp

Về thời gian tranh luận, không quá 2 phút như dự thảo là phù hợp. Thời gian chất vấn thì không quá 1 phút. Đối với thời gian phát biểu của đại biểu tại phiên họp toàn thể, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, mốc thời gian 7 phút là phù hợp, không nên rút xuống nữa. Quan trọng là làm sao đó để phiên họp nhiều người tham gia phát biểu nhất, nhất là những phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, thứ hai là người điều hành, chủ tọa có thể xin phép giảm thời gian xuống, nhưng không nên giảm dưới 5 phút, và được sự đồng ý của Quốc hội mới thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị, nên chăng dành quyền linh hoạt cho chủ tọa và cho Quốc hội trong điều hành phiên họp, theo tinh thần "Quốc hội làm hết việc chứ không hết giờ". "Tại khóa XIII, XIV chúng ta cũng đã cho kéo dài thời gian phiên họp rồi. Có thể không phải 17h mà 17h30, 18h, thậm chí 19h. Có những phiên đông người, nội dung thảo luận nhiều, thấy cần thiết kéo dài thì làm, nhưng với điều kiện được Quốc hội đồng tình", Chủ tịch Quốc hội nói.

Sau khi thảo luận, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc bổ sung dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 tới, theo quy trình tại một kỳ họp./.

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
GTCT đêm
Thời sự tối 28/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 29/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Cần tập trung Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2024
06:30Thời sự sáng
07:00Diễn đàn cử tri: Vấn đề mặt bằng tại Khu Công nghiệp Yên Quang, cụm CN Yên Tiến
07:10Phóng sự: Cần tăng cường công tác Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T29
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:15CM XD NTM: Thực hiện tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM
09:25Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình tăng cường các biện pháp phòng chống cháy rừng mùa nắng nóng
09:35Khám phá thế giới
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T32
10:30Chương trình tiếng Mường
10:45Phóng sự: Vai trò của người mẹ trong giáo dục con cái trong mỗi gia đình
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T750
11:15Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
11:30CM An sinh XH: Tăng cường tuyên truyền BHXH tự nguyện
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2. T22
12:45Giai điệu trẻ
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Phóng sự: Phòng chống đuối nước cho trẻ trong dịp hè
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T749
14:05Bạn của nhà nông
14:35 Chương trình tiếng Mường
14:50 Chuyên mục An ninh Hòa Bình
15:00Phim truyện: Má tôi làm đại gia T5
15;45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Chương trình VHNT
16:35Tọa đàm: Công tác chuẩn bị Đại hội DTTS tỉnh Hòa Bình
16:55Phóng sự : Tăng cường các biện pháp giảm nhẹ thiên tai
17:10CM Xây dựng Đảng: Điểm sáng về mô hình học tập và làm theo lời Bác
17:20Chuyên mục Món ngon: Măng chua- Món ăn đặc trưng của người Mường Hòa Bình
17:30Phim truyện: Cửa tử Hắc ám P2- T1
18:15Chương trình thiếu nhi
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15PS: Tăng cường công tác Phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích ở trẻ
20:25Phim truyện: 40 ngày yêu T37
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T35
22:10Phóng sự: Những bất cập trong xử lý rác thải tại nông thôn
22:10Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T69
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T35
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 29/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Thiếu nhi
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Phòng chống tham nhũng
10: 20Văn hóa Hòa Bình
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Thiếu nhi
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM Lao động và việc làm
16:20CM Tạp chí DT&PT
16:30CM Tiếp chuyền bạn nghe đài
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Tiếp chuyện bạn nghe đài
21: 40CM lao động và việc làm
21: 50CM tạp chí DT&PT
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
27°C
0.23m/s 94%
30/05
Weather Hoa binh
33°C
25°C
31/05
Weather Hoa binh
27°C
25°C
01/06
Weather Hoa binh
35°C
24°C