Đại biểu Quốc hội: Siết kỷ cương lập pháp, không nể nang

15:06 23/05

 Đây là vấn đề được đại biểu Quốc hội nhấn mạnh khi thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại Kỳ họp thứ 5, sáng 23/5.

Nhiều điểm sáng trong hoạt động lập pháp

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) cho rằng, việc lập chương trình xây dựng pháp luật ngày càng được nâng cao về chất lượng và tiến độ. Các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh ngày càng được xem xét thận trọng, chặt chẽ hơn, chất lượng hồ sơ ngày càng được nâng cao.

Dai bieu quoc hoi siet ky cuong lap phap, khong ne nang hinh anh 1
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn)

Quá trình thẩm tra, tham gia thẩm tra đề nghị xây dựng luật của các cơ quan của Quốc hội ngày càng được tăng cường. Đặc biệt, hoạt động phản biện xã hội, ý kiến tham gia đóng góp ý của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ngay từ khi lập đề nghị và trong suốt quá trình soạn thảo đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật.

Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) cũng nhận định, điểm sáng trong công tác này thời gian qua thể hiện qua việc trình Bộ Chính trị ban hành kết luận về định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

“Không có nền tảng, kế hoạch, kể cả quy hoạch lập pháp cả nhiệm kỳ dẫn đến chương trình xây dựng từng năm sẽ bị động. Việc ra đời định hướng chương trình là điểm sáng của hoạt động lập pháp; thể hiện tư duy chiến lược dài hơi hơn” – ông Lê Thanh Vân nói.

Bên cạnh đó, Quốc hội có phương thức lập pháp thích ứng như ban hành các nghị quyết trao quyền cho UBTVQH, Chính phủ ứng phó linh hoạt với đại dịch là chưa có tiền lệ. 

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) và nhiều đại biểu khác cũng nhấn mạnh Quốc hội đã dành nhiều thời gian, công sức thực hiện chức năng lập pháp và đạt nhiều thành tựu, tiến bộ; hệ thống pháp luật ngày càng được bổ sung hoàn thiện.

Phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa băn khoăn khi số lượng dự án phải bổ sung sau khi Quốc hội đã quyết định chương trình xây dựng pháp luật còn lớn. Trong năm 2023, Quốc hội sẽ xem xét 15 dự án, đến nay, các cơ quan lại trình bổ sung 16 dự án, dự thảo luật và 3 dự thảo nghị quyết vào Chương trình năm 2023. Như vậy, số lượng dự án được đề nghị bổ sung cao hơn số dự án đã được Quốc hội quyết định.

“Điều này, một mặt thể hiện sự thay đổi của tình hình thực tiễn đòi hỏi phảỉ nhanh chóng điều chỉnh chương trình nhằm hoàn thiện thể chế. Nhưng mặt khác, việc phải bổ sung quá nhiều dự án so với chương trình chính thức cũng thể hiện tính dự báo chưa cao” – ông Phạm Trọng Nghĩa nói.

Từ thực tế trên, đại biểu đề nghị các cơ quan quan tâm hơn về công tác tổng kết thực tiễn để lập đề nghị có tầm nhìn dài hạn hơn; đồng thời, có giải pháp quyết liệt hơn để sớm đưa các dự án còn lại theo kế hoạch.

Dai bieu quoc hoi siet ky cuong lap phap, khong ne nang hinh anh 2
Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau)

Đại biểu Lê Thanh Vân cũng nêu những hạn chế mà ông cho rằng là cố hữu. Đó là việc thường xuyên điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. “Đó không phải là điều hay, bởi nó thể hiện tư duy lập pháp, tư duy chính sách thiếu nhất quán, tầm nhìn chưa xa”.

Ngoài ra, vị đại biểu này cho rằng, việc thay đổi thường xuyên chương trình tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, đó là sự chưa chín muồi trong các kiến nghị lập pháp, thậm chí lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ; kỷ luật, kỷ cương lập pháp chưa nghiêm.

Chính vì vậy, ông Lê Thanh Vân kiến nghị sớm khôi phục lại việc xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cho toàn khóa, bám vào Nghị quyết Đại hội Đảng để hoạch định chính sách lập pháp, xác định thứ tự ưu tiên và duy trì kỷ cương lập pháp theo chương trình đó; hạn chế tối đa việc điều chỉnh chương trình hàng năm.

“Trong nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm nay nên thể chế được quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư là xác định trách nhiệm của những người khởi xướng chính sách, đề xuất xây dựng pháp luật nếu đạo luật đó sau này có hại cho nước, cho dân thì phải chịu trách nhiệm” – ông Lê Thanh Vân nói.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng thì cho rằng, phương châm chỉ đạo là chủ động từ sớm, từ xa nhưng thực tế triển khai còn chưa kỳ vọng khi việc thay đổi, đưa vào, rút ra còn nhiều, thậm chí có lúc số lượng bổ sung cao hơn so với chương trình chính thức. Điều đáng nói hạn chế này diễn ra nhiều năm, khá phổ biến.

Dai bieu quoc hoi siet ky cuong lap phap, khong ne nang hinh anh 3
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị)

“Vì sao vậy? Ngoài yếu tố dự báo chưa cao, yêu cầu cuộc sống đòi hỏi thì có phải do kỷ luật, kỷ cương, nể nang, tuỳ tiện không?” – ông đặt vấn đề.

Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cũng cho biết, hồ sơ tài liệu của một số dự án luật gửi còn rất chậm, hạn chế rất lớn việc nghiên cứu tham gia ý kiến của đại biểu.

“Dường như có gì đó cập rập, vội vàng, thiếu chắc chắn. Tuổi thọ dự án luật ngày càng “trẻ hoá”. Đó là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” nhưng là căn bệnh ngày càng trầm kha mà đại biểu, cử tri quan tâm, yêu cầu mổ xẻ để có giải pháp, dứt khoát không nể nang, né tránh” – đại biểu nêu quan điểm./.

Ngọc Thành/VOV.VN

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
GTCT đêm
Thời sự tối 6/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 07/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Tháng 4 lịch sử trong ký ức củ những CCB tỉnh Hòa Bình
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục Xây dựng Đảng: Nhân rộng các điển hình tiên tiến làm theo lời Bác
07:10Phóng sự: Giáo dục truyền thống về chiến dịch Điện Biên
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương TPHB
07:45Truyền hình trực tiếp: Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 – 7/5/2024
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T13
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T728
11:20Tọa đàm: Hồi ức chiến dịch Điện Biên Phủ
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện:Cửa tử hắc ám T75
12:45Chương trình VHNT
13:15Hành trình khám phá
13:40Chuyên mục NTM: Huy động sức dân trong xây dựng NTM
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T727
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50 Phóng sự: Hào hùng trận đánh kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T13
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Phim tài liệu: Chiến thắng Điện Biên Phủ
17:20Phóng sự: Sản phẩm hàng hóa của Hòa Bình vươn xa với thương hiệu Việt
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T54
18:15Ch¬ương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Hào hùng trận đánh kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T19
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T13
22:10Phóng sự: Giá mía tím giảm – người dân lo lắng đầu ra
22:20Thời sự Hòa Bình
22:45Bản tin thể thao
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T13
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 07/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CM Văn hóa Hòa Bình
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19: 00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19: 15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CM Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
25°C
1.34m/s 97%
08/05
Weather Hoa binh
31°C
25°C
09/05
Weather Hoa binh
28°C
24°C
10/05
Weather Hoa binh
31°C
24°C