Chính phủ trình 2 phương án hưởng BHXH một lần

09:01 17/08

Dự thảo Luật BHXH sửa đổi có nhiều quy định gia tăng quyền lợi, tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần, Chính phủ nhận định.

Trong tờ trình dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi gửi đến Quốc hội, Chính phủ đề cập, phân tích và lý giải nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách BHXH. Những nội dung này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp sáng 17/8.

Ưu, nhược điểm của 2 phương án hưởng BHXH một lần

Liên quan chính sách BHXH một lần, thống kê của Chính phủ cho thấy sau 7 năm thực hiện Luật BHXH năm 2014, tổng số lượt người hưởng BHXH một lần khoảng 4,5 triệu, trong đó có gần 1,3 triệu lượt người sau khi nhận BHXH một lần tiếp tục quay trở lại thị trường lao động và tham gia BHXH.

Lần này, dự thảo luật sửa đổi đã có nhiều quy định gia tăng quyền lợi, tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần.

Chính phủ trình 2 phương án hưởng BHXH một lần - 1
Dự thảo Luật BHXH sửa đổi quy định điều kiện hưởng lương hưu dễ dàng hơn, giảm từ 20 năm xuống 15 năm.

Cụ thể, dự thảo luật quy định điều kiện hưởng lương hưu dễ dàng hơn (giảm từ 20 năm xuống 15 năm).

Người lao động cũng được hưởng trợ cấp hàng tháng trong trường hợp có thời gian đóng BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Bên cạnh đó, trong thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng, người lao động được hưởng BHYT do ngân sách Nhà nước đảm bảo; hưởng BHYT do quỹ BHXH đóng đối với người lao động sau một năm nghỉ việc không nhận BHXH một lần mà tiếp tục bảo lưu thời gian đóng BHXH.

Ngoài ra, người lao động trong thời gian bị mất việc chưa có việc làm còn được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giải quyết khó khăn tài chính trước mắt của người lao động.

Về quy định hưởng BHXH một lần, dự thảo Luật đề xuất 2 phương án.

Phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau.

Nhóm 1 là người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Nhóm 2 là người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 1/7/2025) không được nhận BHXH một lần.

Với phương án 1, người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, góp phần ổn định cuộc sống khi về già.

"Trong ngắn hạn, phương án này không giúp duy trì, gia tăng đối tượng tham gia BHXH so với phương án 2 nhưng trong dài hạn, phương án này tối ưu hơn", Chính phủ nhận định.

Nhược điểm của phương án này, Chính phủ cho rằng do chỉ áp dụng đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật này có hiệu lực, nên với hơn 17,5 triệu người lao động đang tham gia BHXH vẫn có quyền lựa chọn hưởng BHXH một lần.

Do vậy, số người hưởng BHXH một lần không giảm nhiều, đồng thời tạo sự so sánh giữa những người lao động tham gia trước và sau khi Luật này có hiệu lực trong việc hưởng BHXH một lần.

Chính phủ trình 2 phương án hưởng BHXH một lần - 2
Người dân tham gia bảo hiểm xã hội sẽ có lương hưu khi về già (Ảnh minh họa: BHXH TPHCM).

Phương án 2: "Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH".

Theo đánh giá của Chính phủ, phương án này hài hòa quyền lợi người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài. Mặc dù, số lượt người hưởng BHXH một lần có thể không giảm nhiều so với hiện hành, nhưng khi người lao động hưởng BHXH một lần, họ cũng không hoàn toàn ra khỏi hệ thống do vẫn bảo lưu một phần thời gian đóng còn lại (không ảnh hưởng tới số người tham gia).

Bên cạnh đó, người lao động khi tiếp tục tham gia sẽ được cộng nối thời gian đóng để hưởng chế độ BHXH với quyền lợi hưởng cao hơn.

Tuy nhiên, phương án này cũng có nhược điểm là chưa giải quyết triệt để việc rút BHXH một lần. Người lao động không được giải quyết hưởng BHXH một lần trên toàn bộ thời gian đóng nên có cảm giác giảm quyền lợi trước mắt; đồng thời, có thể xuất hiện tình trạng gia tăng người lao động đề nghị hưởng BHXH một lần trước khi Luật có hiệu lực thi hành.

Theo phương án này, tình trạng hưởng BHXH một lần khi còn trẻ (chưa đến tuổi nghỉ hưu) sẽ tiếp tục tiếp diễn trong tương lai. 

Vấn đề phức tạp, nhạy cảm, đề nghị tiếp tục lấy ý kiến

Từ góc độ của cơ quan thẩm tra, Ủy ban Xã hội cho biết còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan quy định BHXH một lần.

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng ủng hộ phương án 1 vì cho rằng tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất cao (68,5%), tích lũy từ tiền lương và thu nhập của người lao động còn thấp, việc rút bảo hiểm xã hội một lần có thể là nguồn tài chính hữu ích để người lao động duy trì, bảo đảm được phần nào cuộc sống trước mắt.

Chính phủ trình 2 phương án hưởng BHXH một lần - 3
Người dân nhận lương hưu hàng tháng (Ảnh: BHXH Việt Nam).

Phương án này cũng không gây xáo trộn, ảnh hưởng tới những người có thời gian bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật này có hiệu lực thi hành.

Loại ý kiến thứ hai lại tán thành phương án 2 với lập luận quy định này giúp người lao động có thêm chi phí để giải quyết những khó khăn trước mắt, nhưng vẫn có những yếu tố động lực để giữ người lao động ở lại hệ thống lâu hơn.

Nếu chọn phương án này, Quỹ BHXH luôn được duy trì ở trạng thái an toàn cao hơn.

Loại ý kiến thứ ba chưa đồng ý với cả hai phương án Chính phủ trình và cho rằng, phương án 1 sẽ tạo sự bất bình đẳng giữa những người tham gia trước và sau khi Luật có hiệu lực, tiềm ẩn gây mất ổn định xã hội, tạo làn sóng ồ ạt rút BHXH một lần.

Phương án 2 cho rút 50% cũng không hợp lý, chưa giải thích tại sao lại đưa ra tỷ lệ này.

Loại ý kiến thứ tư đề nghị Chính phủ nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ người lao động, giúp họ vượt qua khó khăn thật sự, giúp giảm thiểu nguy cơ phải hưởng BHXH một lần hoặc bổ sung chính sách tín dụng ưu đãi đối với người lao động khi bị nghỉ việc.

Loại ý kiến thứ năm đề nghị nghiên cứu tách quỹ hưu trí bắt buộc thành 2 phần, phần bắt buộc đóng ở mức sàn để bảo đảm an sinh xã hội và phần còn lại của thu nhập. Người lao động không có quyền rút phần bắt buộc nhưng được rút phần còn lại. Cả 2 quỹ này đều do cơ quan BHXH quản lý.

Thường trực Ủy ban Xã hội nhận thấy mỗi phương án Chính phủ đưa ra đều có ưu điểm, nhược điểm nhất định. Ý kiến của các cơ quan vẫn còn khác nhau.

Do đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và vấn đề an sinh xã hội lâu dài, tác động nhất định đến tâm lý xã hội, người lao động, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ tiếp tục tham vấn, lấy ý kiến công chúng, đối tượng chịu tác động trực tiếp vấn đề này.

Để bảo đảm tính thống nhất về quan điểm chỉ đạo, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền để cho ý kiến chỉ đạo trước khi trình Quốc hội cho ý kiến.

Hoài Thu

 (Theo dantri.com.vn)

 

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T3
Thời sự tối 27/4/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 28/04/2024

05:30Hình hiệu sáng 28.4 + Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Ca nhạc quốc tế
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Chuyên mục SMVH: Bảo tồn văn hóa đồng bào Thái trước xu thế hội nhập
06:30Thời sự sáng 28.4 + Dự báo thời tiết
07:00Phóng sự: Truyền hình QK3
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Kim Bôi
07:45Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
08:00Phim truyện: Mặt nạ T25
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Trang thiếu nhi
09:05Văn nghệ cuối tuần
09:30Văn Hòa Hòa Bình
09:50PS: Ấn tượng lễ hội Thành Bản Phủ
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T6
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T719
11:15Chương trình: Khát vọng sống 346
11:35Chuyên mục An ninh Hòa Bình
11:45Thời sự trưa 28.4
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám T66
12:45Giai điệu quê hương
13:15Thế giới động vật
13:40Bản tin Chính phủ
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T718
14:05Phim tài liệu : Đồng hành cùng lịch sử
14:35 Tạp chí Văn hóa
14:50Phóng sự: Câu chuyện nước sinh hoạt của người dân vào mùa khô
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T4
15:45Thời sự trưa 28.4
16:00Bản tin thế thao
16:05Tình khúc Belero
16:35Khám phá thế giới
17:00Tạp chí Dân tộc và phát triển
17:15Chương trình tiếng Thái
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T45
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Tạp chí TTKT: Phát triển KT đêm - Cần có những hướng đi bền vững
18:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 28.4 + Dự báo thời tiết
20:15CM Món ngon: Rượu hoẵng- Đặc trưng của núi rừng bản Dao
20:25Gamshow Đập hộp kén rể T14
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T6
22:10Tọa đàm: 70 năm Chiến thắng Điện Biên- Góc nhìn từ người lính
22:30Thời sự Hòa Bình tối 28.4
22:55Bản tin thể thao
23:00Phóng sự: Hiệu quả của việc phát huy người có uy tín trong đồng bào DTTS
23:10Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T4

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 28/04/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Nhịp cầu âm nhạc
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình tiếng Thái
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Nhịp cầu âm nhạc
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Số và đời sống
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30Sự kiện và bình luận
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Sự kiện bình luận
21:40Chương trình tiếng thái
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
clear sky
28°C
1.12m/s 47%
29/04
Weather Hoa binh
38°C
26°C
30/04
Weather Hoa binh
44°C
27°C
01/05
Weather Hoa binh
35°C
26°C