Phát triển bền vững và giảm phát thải trong sản xuất lúa gạo

06:59 20/05

Hôm nay (19/5), tại hội thảo "Đánh giá vai trò và tiềm năng các hệ thống sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam" diễn ra tại Hà Nội, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam đang đi đúng hướng trên con đường phát triển bền vững, giảm phát thải thấp.

Phát triển bền vững và giảm phát thải trong sản xuất lúa gạo- Ảnh 1.Theo Ngân hàng Thế giới, canh tác lúa chiếm 48% tổng lượng phát thải khí nhà kính
và hơn 75% lượng phát thải khí metan (CH₄) của ngành nông nghiệp

Hội thảo do Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách Nông nghiệp và Môi trường (ISPAE) và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức, đánh dấu bước khởi đầu cho dự án "Tăng cường sự phối hợp đồng bộ để thực hiện NDC (cam kết giảm phát thải khí nhà kính) của Việt Nam trong hệ thống sản xuất lúa".

Hội thảo nhấn mạnh vai trò của sản xuất lúa phát thải thấp trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu. Là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam đang tiên phong trong phát triển các mô hình sản xuất lúa xanh thông qua Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030.

TS. Jongsoo Shin, Giám đốc khu vực châu Á của IRRI, khẳng định: "Biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến an ninh lương thực toàn cầu. Việt Nam có tiềm năng lớn để dẫn đầu chuyển đổi xanh trong ngành lúa gạo. Dự án này sẽ xác định các cơ chế chính sách hiệu quả, mang lại lợi ích kép: giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế cho nông dân".

Ngành lúa gạo đóng vai trò sống còn đối với nông nghiệp Việt Nam và an ninh lương thực toàn cầu. Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt 9 triệu tấn, kim ngạch 5,66 tỷ USD, khẳng định vị thế quan trọng trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành cũng đối mặt thách thức lớn về môi trường. Theo Ngân hàng Thế giới, canh tác lúa chiếm 48% tổng lượng phát thải khí nhà kính và hơn 75% lượng phát thải khí metan (CH₄) của ngành nông nghiệp. Do đó, phát triển lúa gạo bền vững, ít phát thải là yêu cầu cấp thiết để thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu.

Việt Nam đang triển khai nhiều giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa. Dự án VnSAT đã áp dụng kỹ thuật canh tác phát thải thấp trên 180.000 ha và Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp được xem là bước đi chiến lược với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng ISPAE, nhấn mạnh: "Đổi mới sáng tạo là con đường quan trọng để giải quyết thách thức hiện nay. Ngành lúa gạo không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế bền vững." IRRI cũng giới thiệu máy trộn tự hành với công suất 138 - 300 m³ rơm rạ/giờ, hiệu quả hơn nhiều so với máy truyền thống, hỗ trợ xử lý rơm rạ – nguồn phát thải lớn nếu bị đốt hoặc vùi không đúng cách.

Đề án tại ĐBSCL đặt mục tiêu đến năm 2030 mở rộng 820.000 ha lúa phát thải thấp, giảm 30% chi phí đầu vào, tiết kiệm khoảng 9.500 tỷ đồng cho nông dân, tăng tỷ suất lợi nhuận 50% và giảm 10% lượng khí nhà kính. Ngoài ra, mô hình canh tác lúa cải tiến (SRI) với kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ (AWD), quản lý dịch hại tổng hợp và sử dụng phân bón hiệu quả đã giúp giảm lượng giống 70-90%, tiết kiệm nước, giảm sâu bệnh và tăng năng suất.

Một thách thức lớn được hội thảo đề cập là làm sao tiêu thụ 14 triệu tấn rơm rạ từ 1 triệu ha lúa. Theo IRRI, tại ĐBSCL, mỗi năm có 24 triệu tấn rơm rạ, nhưng chỉ 30% được thu gom, phần còn lại bị đốt hoặc vùi, gây ô nhiễm và tăng phát thải. IRRI đang hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất lúa gạo, tận dụng rơm rạ để sản xuất năng lượng sinh khối xanh, phân bón hữu cơ, giảm áp lực tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích nông dân tham gia mô hình này, mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt.

Ông Roland Treitler (GIZ) đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam, khẳng định quốc gia đang đi đúng hướng trên con đường phát triển xanh. Sự phối hợp với các đối tác quốc tế như IRRI, GIZ đã mang lại lợi ích cho chính quyền, doanh nghiệp và nông dân. Việt Nam được IRRI chọn là nơi tập trung ban đầu để thực hiện dự án trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo mô hình kinh tế tuần hoàn trong ASEAN đến năm 2029, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon (Net-zero). Hội thảo cũng ghi nhận vai trò của báo chí trong truyền tải khoa học vào thực tiễn, như nhận định từ các tổ chức CGIAR.

Kết quả hội thảo là nền tảng quan trọng để hoạch định chính sách phát triển hệ thống sản xuất lúa bền vững. IRRI, ISPAE và GIZ sẽ tiếp tục nghiên cứu phương thức canh tác phù hợp với từng vùng sinh thái, mở rộng mạng lưới đối tác để ứng dụng thực tiễn.

TS. Cao Đức Phát, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế nhấn mạnh rào cản lớn nhất của công nghệ sinh học là nhận thức, cần đẩy mạnh truyền thông để thay đổi tư duy nông dân. Với những bước đi chiến lược, Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn góp phần vào mục tiêu giảm 30% phát thải khí metan vào năm 2030, nâng cao vị thế trên thị trường xuất khẩu gạo toàn cầu.

Đỗ Hương (Theo https://baochinhphu.vn/phat-trien-ben-vung-va-giam-phat-thai-trong-san-x...)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phóng sự: Văn học nghệ thuật Hòa Bình – 50 năm đồng hành cùng sự phát triển quê hương
Thời sự tối 22/6/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 23/06/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình VHNT
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20PS: Vấn đề đầu ra cho nông sản tỉnh Hòa Bình
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Cần trang bị kỹ năng bơi lội cho trẻ em
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Tạp chí Thông tin kinh tế
07:45Phóng sự: Văn học nghệ thuật Hòa Bình – 50 năm đồng hành cùng sự phát triển quê hương
08:00Phim truyện: Chân tướng T14
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Tọa đàm: Tỉnh Hòa Bình tập trung đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm, gian lận thương mại, hàng giả
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T70
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phóng sự: Văn học nghệ thuật Hòa Bình – 50 năm đồng hành cùng sự phát triển quê hương
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Truyền hình Quân khu 3
11:45Thời sự trưa
12:00 Phim truyện: Người vợ hoàn hảo T17
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Thế giới động vật
13:40Phóng sự: Cảnh báo Người dân đi qua ngầm tràn mùa mưa lũ
13:50Phóng sự: Thực trạng Điện sinh hoạt yếu tại một số địa phương
14:05Văn Hòa Hòa Bình
14:25Chương trình tiếng Thái
14:40CM Pháp luật và đời sống: Tăng cường giáo dục pháp luật cho thanh niên trong dịp hè
15:00Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T22
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn nghệ cuối tuần
17:05Chương trình: Tiếng Thái
17:20Phóng sự: Người dân Vùng hồ Hòa Bình với Chương trình phát triển KTXH vùng ĐB DTTS
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T58
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T13 ( năm1955)
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục xây dựng nông thôn mới: Phát huy Vai trò của Phụ nữ trong XD NTM
20:25Phim truyện: Người vợ hoàn hảo T14
21:10Chương trình tiếng Mường
21:25Phim truyện: Can đảm để yêu T15
22:10Phóng sự: Hòa Bình hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
22:20Thời sự Hòa Bình đêm
22:45Bản tin thể thao
23:50Phóng sự: Công tác Dân số trong tình hình mới
23:00Phim truyện: Chân tướng T17
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 23/06/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Chương trình Dân ca
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Dân ca
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Chuyên mục Lao động và việc làm
16:20Chuyên mục Nông thôn mới đô thị văn minh
16:30Chuyên mục Xây dựng Đảng
16:40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn: Anna Carennina
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Chuyên mục Xây dựng Đảng
21:40Chuyên mục Lao động và việc làm
21:50Chuyên mục Nông thôn mới đô thị văn minh
22:00 Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
29°C
0.88m/s 79%
24/06
Weather Hoa binh
32°C
24°C
25/06
Weather Hoa binh
31°C
25°C
26/06
Weather Hoa binh
33°C
24°C