Những tiêu chí để COVID-19 trở thành bệnh lưu hành

07:45 10/03

Biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cơ bản là 5K đến thời điểm này vẫn "giữ nguyên giá trị hiệu quả". Giới chuyên gia cho rằng, ý thức bảo vệ bản thân trước tiên của người dân sẽ giúp phòng dịch hiệu quả, bên cạnh chiến dịch tiêm vaccine.

Chưa phải đỉnh dịch

Từ đầu tháng 3/2022, Việt Nam ghi nhận trung bình hơn 140.000 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày. Trong đó, Hà Nội vẫn dẫn đầu về số ca mắc trên cả nước và liên tục có những kỷ lục mới về số ca ghi nhận trong ngày. 

Đánh giá diễn biến dịch hiện nay, các chuyên gia cho biết, dịch bệnh vẫn đang lây lan mạnh ở các thành phố lớn và số ca bệnh được công bố chỉ là phần nhỏ so với thực tế vì nhiều người mắc không khai báo. Do vậy, các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cơ bản như 5K đến thời điểm này vẫn luôn "giữ nguyên giá trị hiệu quả".

Thực tế, khi có ngày càng nhiều F0 không triệu chứng sẽ sinh tâm lý chủ quan và dễ mang mầm bệnh lây nhiễm cho nhóm người cao tuổi, có bệnh nền, khiến hệ thống y tế quá tải và tỷ lệ tử vong tăng cao. Theo dự báo, dịch tại Việt Nam vẫn chưa lên tới đỉnh, do số ca mắc vẫn tiếp tục tăng cao không ngừng.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá: "Với bệnh tật, người dân không thể chủ quan, không thể đùa với sức khỏe, tính mạng của mình; phải nghiêm túc phòng dịch, nguyên tắc 5K vẫn phải thực hiện, bởi không ai biết được mình có bệnh nền gì, không ai biết được nếu bị nhiễm thì sẽ diễn biến thế nào, liệu có mắc không triệu chứng nặng hay bị tử vong không… Chúng ta không nên chủ quan, bởi bệnh có thể từ người trẻ khỏe mắc không triệu chứng nhưng khi lây sang người nhà, người ốm yếu sẽ rất nguy hiểm".

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, hiện nay, điều đáng quan tâm nhất là tỷ lệ tử vong và sức chịu đựng của hệ thống y tế. Cùng với đó, Bộ Y tế cần đổi mới và cập nhật khuyến cáo, đẩy mạnh truyền thông, hướng dẫn để các cơ quan y tế hoạt động hỗ trợ người bệnh hiệu quả trong điều kiện nhân lực mỏng và quá tải. 

"Cơ bản hiện nay, người dân có thể tự test và tự theo dõi sức khỏe. Các bệnh viện hiện chưa đến mức quá tải vì người dân chủ yếu điều trị tại nhà. Người bệnh chỉ cần nhập viện khi triệu chứng trở nặng và nguy hiểm. Chúng ta xác định sống chung với dịch và tập trung chăm sóc y tế cho những người bệnh có triệu chứng hoặc diễn biến nặng. Dần dần, chúng ta tiến tới coi COVID-19 như bệnh đặc hữu, như cúm, sởi…”, PGS.TS Huy Nga nhấn mạnh.

Tiêu chí để COVID-19 trở thành bệnh lưu hành

Để COVID-19 trở thành bệnh lưu hành, phải có những tiêu chí nhất định như: Số ca mắc và tử vong ổn định hằng năm; Khả năng đáp ứng của hệ thống y tế; Tính miễn dịch cộng đồng (mắc tự nhiên, tiêm chủng); Tâm lý người dân đã chấp nhận bệnh như là bệnh thường trực...

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng: "Chúng ta không thể cản được sự lây nhiễm mà chỉ kiểm soát tốc độ lây chậm lại, chấp nhận có lúc số mắc cao nhưng không để chuyển nặng, không quá tải hệ thống y tế. Hiện vẫn chưa thể coi COVID-19 là bệnh thông thường vì dịch vẫn diễn biến bất thường, có khả năng xuất hiện biến chủng, chưa kiểm soát được số mắc ổn định, hệ thống y tế vẫn có nguy cơ quá tải... Nhưng trong thời gian nữa, nó cũng có thể là bệnh lưu hành".

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn coi COVID-19 là đại dịch và quan ngại về khả năng tiếp tục có thêm các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. WHO dự báo, biến chủng Omicron đang lây lan rất nhanh nên năm 2022 tình hình dịch còn diễn biến phức tạp. Cụ thể, Omicron có tốc độ lây lan gấp 2 lần so với chủng Delta và gấp 5 lần so với chủng ban đầu.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ Y tế tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu. Theo đó, việc F0, F1 không triệu chứng vẫn đi làm và tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ là điều bình thường. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, vẫn cần phải có điều kiện đi kèm chứ không thả nổi, như kiểm soát chặt yêu cầu đeo khẩu trang và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch.

F0 đi làm phải là người không có triệu chứng, không có bệnh nền. Việc này cũng cần có các quy định cụ thể, phù hợp, kết hợp truyền thông giáo dục, hướng dẫn đi trước cho người dân và các cơ quan, tổ chức để đảm bảo F0 đi làm tập thể vẫn an toàn, xã hội vẫn an toàn trước đại dịch./.

Thiên Bình/VOV.VN
(Nguồn VOV.VN)

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phóng sự: Tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo ATGT đầu xuân
Thời sự tối 5/2/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 05/02/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Các địa phương đảm bảo tiến độ SX vụ Chiêm Xuân
06:30Thời sự sáng 5.2
07:00Phóng sự: Khí thế sản xuất đầu năm tại các nhà máy, xí nghiệp
07:10Phóng sự: Đổi thay ở xã nông thôn mới nâng
07:15Chương trình thiếu nhi: Siêu xe đại chiến T25
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T4
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra tỉnh bạn
09:20Chuyên mục Xây dựng Đảng: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình thực hiện học tập và làm theo Bác
09:30Khám phá thế giới
10:00Phim truyện: Bác Ba Phi T21
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T636
11:15Trang thiếu nhi
11:30Phóng sự: Gia tăng giá trị từ sản phẩm OCOP
11:45Thời sự trưa 5.2
12:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T31
12:45Giai điệu trẻ
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Phóng sự: Những thách thức ngành Nông nghiệp trong năm 2025
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T635
14:05Bạn của nhà nông
14:35 Chương trình tiếng Mường
14:50 Chương trình : Có thể bạn chưa biết
15:00Phim truyện: Ánh đèn nơi thành thị T21
15:45Thời sự trưa 5.2
16:00Bản tin thế thao 5.2
16:05Chương trình Văn hóa nghệ thuật
16:35Phim tài liệu: Khang A Hù – người cán bộ xã Chế Cu Nha
17:05Phóng sự: Công tác thu hút đầu tư năm 2024 – những thách thức năm 2025
17:15Chuyên mục Sắc mầu văn hóa
17:30Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T10
18:15Chương trình thiếu nhi: Siêu xe đại chiến T26
18:30Trang địa phương TP Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 5.2
20:15Tạp chí Lao động công đoàn: Mong ước của người lao động trước thềm năm mới 2025
20:25Phim truyện: Tết này có ba P1 – Tập 6
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Ánh đèn nơi thành thị T18
22:10Phóng sự: Tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo ATGT đầu xuân
22:20Phim tài liệu: Nghê – linh vật của người Việt
22:30Thời sự Hòa Bình đêm 5.2
22:55Bản tin thể thao 5.2
23:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T11
23:55 GTCT đêm 5.2

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 05/02/2025

05:00 Giới thiệu chương trình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Chương trình Thiếu nhi
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chuyên mục Xây dựng Đảng
10:20Chuyên mục Văn hóa Hòa Bình
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự trưa
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Thiếu nhi
15:30Chương trình Phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Chuyên mục Đại đoàn kết toàn dân
16:20Chuyên mục Văn hóa 4 phương
16:30CM diễn đàn cử tri với đại biểu dân cử
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Chương trình Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Chuyên mục Pháp luật và đời sống
21:40Chuyên mục Đại đoàn kết toàn dân
21:50Chuyên mục Văn hóa bốn phương
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
16°C
0.8m/s 80%
06/02
Weather Hoa binh
17°C
15°C
07/02
Weather Hoa binh
15°C
11°C
08/02
Weather Hoa binh
11°C
10°C