Đưa giáo viên mầm non vào ngành nghề nặng nhọc, độc hại: Bù đắp những vất vả, hy sinh

08:46 04/08

Động viên những vất vả, hy sinh của giáo viên mầm non, nhất là giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, chính sách cần phải ưu tiên nhiều hơn để chia sẻ với họ.

Đưa giáo viên mầm non vào ngành nghề nặng nhọc, độc hại: Bù đắp những vất vả, hy sinh - Ảnh 1.
Bộ GD&ĐT đang phối hợp Bộ LĐTB&XH đang xem xét đưa giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc,
độc hại; chủ trì xây dựng Luật Nhà giáo, trong đó lưu ý các chính sách đối với nhà giáo vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn

Xem xét đưa giáo viên mầm non vào ngành nghề nặng nhọc, độc hại

Tại Diễn đàn người lao động năm 2023, do Tổng LĐLĐ Việt Nam và Văn phòng Quốc hội phối hợp tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT đang phối hợp Bộ LĐTB&XH xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, ngành giáo dục có lực lượng giáo viên, cán bộ gần 1,6 triệu người, chiếm số lượng đáng kể so với người lao động cả nước.

Thời gian qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm đến lực lượng nhà giáo. Những nhà giáo công tác tại vùng núi, biên giới, hải đảo… còn được thêm một số chính sách ưu đãi khác, như phụ cấp trách nhiệm, tùy theo từng đối tượng.

Đối với giáo viên mầm non ngoài công lập, theo Bộ trưởng, trong dịch COVID-19, các trường mầm non ngoài công lập bị ảnh hưởng, Bộ đã tham mưu Chính phủ, Quốc hội ban hành Nghị quyết 103 hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập, đã chi trả cho hơn 50.000 người với số tiền là 158 tỷ đồng.

Tuy nhiên, so với những vất vả, hy sinh của giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, chính sách cần phải ưu tiên nhiều hơn để động viên họ. Vì vậy Bộ GD&ĐT đang tham mưu Chính phủ thực hiện một số chính sách, như đẩy mạnh kiên cố hóa trường học, trong đó ưu tiên xây nhà công vụ cho giáo viên ở điểm trường, vùng khó khăn.

Đồng thời, phối hợp với Bộ Nội vụ kiến nghị xem xét nâng phụ cấp ưu đãi với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học. Hai bộ bước đầu thống nhất và đang làm việc các bộ, ngành khác để sớm triển khai trong thời gian tới.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đang phối hợp Bộ LĐTB&XH đang xem xét đưa giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Bộ đang chủ trì xây dựng Luật Nhà giáo, trong đó lưu ý các chính sách đối với nhà giáo vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để động viên đối tượng này.

Bộ trưởng cũng chia sẻ, cả nước hiện có 16.000 nhóm trẻ độc lập, trong đó có nhiều giáo viên làm việc chưa được tham gia BHXH, rất cần được quan tâm để bảo đảm quyền lợi của họ.

Phụ cấp nghề nặng nhọc, tuổi nghỉ hưu được thấp hơn

Nếu thuộc ngành nghề nặng nhọc, độc hại, giáo viên mầm non sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

Khi thuộc nhóm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động sẽ được hưởng quyền lợi, như phụ cấp nghề nặng nhọc, tuổi nghỉ hưu được thấp hơn, nhiều chế độ, chính sách...

Cụ thể, nghỉ phép năm: Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động được nghỉ phép hằng năm 14 ngày hưởng nguyên lương.

Chế độ ốm đau: Điều 26 Luật BHXH năm 2014 quy định, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưởng chế độ ốm đau với số ngày: 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm (điều kiện bình thường là 30 ngày); 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 đến dưới 30 năm (điều kiện bình thường là 40 ngày); 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên (điều kiện bình thường là 60 ngày).

Chế độ hưu trí: Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu.

Cả nước thiếu trên 51.300 giáo viên mầm non công lập

Năm học 2022-2023, toàn quốc cấp học giáo dục mầm non có 15.334 trường, trong đó có 3.224 trường mầm non ngoài công lập (tỉ lệ hơn 21%).

Để đáp ứng yêu cầu giáo viên mầm non, các địa phương tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng đội ngũ, rà soát, ban hành các giải pháp bổ sung đội ngũ đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Tổng số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có 537.953 người. Tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 1,86 (tăng 0,02).

Tuy nhiên, theo báo cáo từ các địa phương, năm học 2022-2023, cả nước thiếu trên 51.300 giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Đội ngũ thiếu dẫn đến áp lực đối với giáo viên, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, hạn chế trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tiền lương, tiền công, chính sách của giáo viên mầm non rất thấp.

Theo Bộ GD&ĐT, nguyên nhân chính dẫn đến việc số giáo viên cấp học mầm non còn thiếu nhiều so với năm học trước, là do số trẻ đến trường năm học 2022-2023 tăng thêm 132.245 trẻ (tương đương cần tăng thêm khoảng 5.500 giáo viên).

Bên cạnh đó, áp lực công việc lớn, thu nhập thấp, chế độ chính sách chưa thỏa đáng… là những nguyên nhân chính khiến giáo viên mầm non bỏ nghề, đồng thời không thu hút được người mới vào ngành.

Ngoài ra, mặc dù các trường đang thiếu giáo viên, nhưng địa phương lại không được giao chỉ tiêu tuyển dụng. Điều này dẫn đến nghịch lý thiếu trầm trọng giáo viên nhưng sinh viên sư phạm ra trường vẫn thất nghiệp.

Trước thềm năm học mới, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát số lượng chỉ tiêu biên chế và số lượng giáo viên hiện có của các địa phương để bổ sung biên chế ngành giáo dục năm học 2023-2024.

Bộ cũng yêu cầu các địa phương tổ chức tuyển dụng hết số biên chế giáo viên đã được giao bảo đảm số lượng và chất lượng (ưu tiên tuyển giáo viên mầm non, tiểu học còn thiếu); sắp xếp, điều tiết giáo viên mầm non, phổ thông giữa các cơ sở, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ.

Được biết, với Bộ GD&ĐT, thời gian tới sẽ đẩy mạnh chỉ đạo, quan tâm tới sự phát triển của giáo dục mầm non trên mọi phương diện, coi là trọng tâm trong điều chỉnh chính sách ở tầm vĩ mô.

Phương Liên (Theo Chinhphu.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Video Player
Thời sự tối 20/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 21/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình Tiếng Thái
06:20Phóng sự: Điểm mới trong kỳ thi vào 10 năm 2025
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục Cựu chiến binh: Các hoạt đông ý nghĩa ngày sinh của Bác
07:10Chuyên mục Xây dựng Đảng: Những điển hình học tập và Làm theo Bác
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T12
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra tỉnh bạn
09:20Chuyên mục Nông thôn mới: Các địa phương huy động sức dân trong xây dựng NTM
09:30Khám phá thế giới
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T37
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Phóng sự: Chủ trương sáp nhập xã- Cơ hội mới phát triển Kinh tế cho người dân Lạc Sơn
11:15Trang Thiếu nhi
11:30Phóng sự: Quản lý nghiêm vấn đề An toàn vệ sinh lao động tại cơ sở SXKD
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T16
12:45Giai điệu trẻ
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Chuyên mục Người cao tuổi: Người cao tuổi Lạc Sơn với mô hình phát triển Kinh tế hộ
13:50Phóng sự: Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè
14:05Bạn của nhà nông
14:35Chương trình tiếng Mường
14:50Phóng sự: Phát triển tín dụng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T27
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Chương trình Văn hóa nghệ thuật
16:35Phóng sự: Vinh danh đội ngũ nhân tài, tri thức tỉnh Hòa Bình năm 2024
16:55Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình với công tác phòng chống thiên tai
17:10Chuyên mục Chuyển đổi số: Huyện Lạc Sơn đẩy mạnh thực hiện Chuyển đổi số
17:20Phóng sự: Những nỗi niềm giáo dục vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T25
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương TP Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Các trường học tăng cường tuyên truyền tai nạn thương tích cho học sinh
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T13
21:15Chương trình Tiếng Thái
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T22
22:10Chuyên mục hộp thư truyền hình: Cần có giải pháp trước thực trạng Nhà văn hóa xuống cấp
22:10Phim tài liệu: Ký sự Tinh hoa Xứ Quảng – Trên dòng sông Gốm
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
22:55Bản tin thể thao
23:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T14
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 21/05/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Chương trình Thiếu nhi
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chuyên mục Xây dựng Đảng
10:20Chương trình Văn hóa Hòa Bình
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:05Chương trình Thiếu nhi
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Chuyên mục Đại đoàn kết toàn dân
16:20Chuyên mục Văn hóa bốn phương
16:30Chuyên mục Tiếp chuyện bạn nghe đài
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn: Anna Carennina
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Chuyên mục Tiếp chuyện bạn nghe đài
21:40Chuyên mục Đại đoàn kết toàn dân
21:50Chuyên mục Văn hóa bốn phương
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
31°C
0.06m/s 71%
22/05
Weather Hoa binh
35°C
25°C
23/05
Weather Hoa binh
27°C
25°C
24/05
Weather Hoa binh
27°C
23°C