Cha mẹ cần làm gì để con tránh những tổn thương tâm lý đến mức tự tử?

08:40 03/04

Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải vấn đề tâm lý đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến hành vi tự tử cha mẹ cần đặc biệt chú ý như trẻ bị suy giảm động cơ, không còn cảm nhận được những giá trị cuộc sống, nghĩ mọi thứ đều chán nản, thường xuyên nhắc đến cái chết...

Rạng sáng ngày 1/4, một nam sinh trường THPT chuyên tại Hà Nội đã trèo qua ban công căn hộ từ tầng 28 nhảy xuống tự tử, trước đó nạn nhân có để lại một bức thư tuyệt mệnh cho gia đình.

Đến tối ngày1/4, lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bắc Ninh cho biết, vào sáng 31/3, gia đình nữ sinh N.K.V phát hiện con tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà riêng.

Những vụ việc học sinh tự tử xảy ra liên tiếp thời gian gần đây khiến cả xã hội không khỏi bàng hoàng, đau xót. Với các bậc phụ huynh, những sự việc đau lòng này còn là hồi chuông cảnh báo cần quan tâm hơn nữa đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

 

TS Hoàng Trung Học, chuyên gia tâm lý, Trưởng khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục đã có cuộc trao đổi với VOV.VN về vấn đề này.

TS Hoàng Trung Học
TS Hoàng Trung Học

PV: Những vụ học sinh tự tử đầy thương tâm liên tiếp xảy ra, theo chuyên gia, người giám hộ, cha mẹ có trách nhiệm ra sao trong việc bảo vệ trẻ khỏi những tổn thương tâm lý nghiêm trọng này?

TS Hoàng Trung Học: Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ có hành vi tự hủy hoại bản thân, đứng trước những sự việc này, chúng ta không nên vội đổ lỗi cho bất cứ ai, mà cần nhìn nhận nguyên nhân đa chiều, đầy đủ của sự việc.

Với trẻ em, vai trò của gia đình, người giám hộ là rất quan trọng, đặc biệt với trẻ mầm non, tiểu học, THCS, trẻ ở độ tuổi vị thành niên thì vai trò của bố mẹ lại càng quan trọng hơn nữa.

Cha mẹ không chỉ là người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, hỗ trợ trẻ, mà khi con có bất cứ thay đổi nào về tâm lý, cha mẹ cũng cần có sự quan sát, hỗ trợ kịp thời. Chúng ta không nên nuôi con chỉ bằng dinh dưỡng, chăm sóc, mà vai trò dưỡng dục là đặc biệt quan trọng, cha mẹ cần quan sát, hiểu con để đưa ra những hỗ trợ kịp thời, nhất là khi phát hiện con có những bất thường về mặt tâm lý.

PV: Trong nhiều vụ việc học sinh tự tử, nạn nhân để lại bức tư tuyệt mệnh khiến người lớn xót xa khi thấy trong đó là những áp lực quá lớn từ việc học tập, những bế tắc của trẻ khi không thể giãi bày? Phải chăng những áp lực học tập quá lớn đang khiến những đứa trẻ bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng, thưa ông?

TS Hoàng Trung Học: Việc học sinh tự tử có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nhiều em có dấu hiệu trầm cảm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 75% học sinh trầm cảm có nguy cơ tự tử, bên cạnh đó cũng có những vụ tự tử do sức ép quá lớn từ việc học hay do những xung đột với bố mẹ hoặc người lớn xung quanh.

Nếu nói rằng trẻ bị áp lực đến mức tự tử do quá tải chương trình hay sự kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ có lẽ chưa thực sự đầy đủ. Áp lực thời nào cũng có, điều quan trọng là cách ứng xử trước những áp lực đó ra sao lại là câu chuyện mà người lớn cần giúp trẻ nhận thức và vượt qua. Làm thế nào để tạo ra nội lực, "vaccine tinh thần" cho mỗi trẻ, để các em có thể ứng phó trước những khó khăn trong cuộc sống là điều đáng bàn.

Đừng chỉ nhìn thấy câu chuyện làm sao để giảm áp lực cho trẻ, chúng ta có thể giảm áp lực nhưng nếu năng lực ứng phó của trẻ kém thì vẫn luôn tiềm ẩn những vấn đề xảy ra.

Trong xã hội hiện đại, nhiều bậc cha mẹ đang nuôi con theo kiểu bao bọc quá mức. Các cặp vợ chồng có xu hướng sinh ít con để dành mọi sự chăm sóc, bao bọc tốt nhất trong khả năng cho con. Ở góc độ nào đó, việc này không hề tốt vì sẽ làm trẻ mất đi khả năng tự lập, ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống, khi gặp vấn đề, trẻ sẽ không thể tự xử lý từ đó gây ra những hành vi tiêu cực và tự tử cũng chỉ là một biểu hiện.

Nhiều khi chúng ta không thể thay đổi những áp lực trong cuộc sống nhưng lại có thể thay đổi được nội lực trong chính con người mình. Các bậc phụ huynh muốn con vượt qua áp lực thì cần rèn luyện cho con từ nhỏ, nuôi con, thương con là phải giúp con có khả năng tự đối mặt, vượt qua những khó khăn, thậm chí để cho con tự trải nghiệm những vấp ngã ở mức độ vừa phải. Cha mẹ cũng không nên làm mọi việc thay con. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên khuyến khích, động viên, dạy con cách đối mặt với thực tế và tìm cách vượt qua.

PV: Những dấu hiệu nào có thể cảnh báo cho các bậc phụ huynh rằng con đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về tâm lý, thậm chí có thể dẫn đến việc tự tử?

TS Hoàng Trung Học: Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy một người đang nghĩ đến cái chết. Trong đó có những biểu hiện cơ bản như suy giảm động cơ, không còn cảm nhận được những giá trị, kỳ vọng trong cuộc sống, nghĩ mọi thứ đều chán nản, chán ăn, chán ngủ, chán chơi, chán tất cả mọi thứ, bao gồm cả cha mẹ, anh em…

Thứ 2, trẻ có thể thường xuyên nhắc đến cái chết. Cái chết xuất hiện trong những câu chuyện, câu hỏi thường ngày. Nếu trẻ thường đứng thất thần trên cao nhìn ra xa, hỏi vu vơ những câu như “không biết nhảy từ trên này xuống có đau không”, hay trẻ từng có ý định tự tử trong quá khứ, hoặc có thường xuyên có những hành vi như tuyệt thực thì đây là những dấu hiệu hết sức đáng ngại mà cha mẹ cần chú ý.

Đặc biệt, những dấu hiệu này càng nghiêm trọng hơn ở những trẻ trong độ tuổi THCS, THPT, vì đây là giai đoạn tâm lý đang chuyển tiếp, trẻ dễ xúc động, manh động và khả năng kiểm soát cảm xúc kém, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm tới con trong giai đoạn này.

PV: Nhiều phụ huynh vẫn nói rằng, họ muốn làm bạn với con, muốn hiểu con, nhưng sự khác biệt về thế hệ khiến điều này không dễ dàng. Chuyên gia có lời khuyên nào cho các bậc phụ huynh?

TS Hoàng Trung Học: Tôi cũng thường xuyên nhận được những câu hỏi như làm sao để làm bạn với con và tôi cũng thường đặt câu hỏi ngược lại rằng, cha mẹ có thực sự muốn làm bạn với con hay không? Khi cha mẹ nhận thức rằng cần làm bạn với con, muốn làm bạn với con, nhưng trong thâm tâm lại chưa thực sự muốn thì rất khó.

Làm bạn là phải chấp nhận, làm bạn là bình đẳng, thậm chí trước những cái sai của trẻ cần biết bao dung, lắng nghe và tôn trọng cả những gì con chưa đúng, khích lệ, động viên con những khi con gục ngã.

Chỉ khi nào các bậc phụ huynh làm được những điều trên, như vậy mới có thể làm bạn với con.

PV: Xin cảm ơn ông!/.

Nguyễn Trang/VOV.VN
(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Chương trình thiếu nhi
Thời sự trưa 13/11/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 13/11/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Phát triển chăn nuôi gắn với phòng chống dịch bệnh
06:30Thời sự sáng 13.11
07:00Chuyên mục Nông dân: Hiệu quả từ mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp
07:10Phóng sự: Hòa Bình tập trung sắp xếp luân chuyển cán bộ dôi dư
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T44
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:15Phóng sự: Vấn đề xuất khẩu lao động tại tỉnh Hòa Bình
09:25Chuyên mục Xây dựng Đảng: Lạc Sơn chuẩn bị cho Đại hội đảng các cấp
09:35Khám phá thế giới
10:00Phim truyện: Khi em đẹp nhất T31
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T918
11:15Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
11:30Phóng sự: Chung tay vì người nghèo – không ai bỏ lại phía sau
11:45Thời sự trưa 13.11
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T25
12:45Giai điệu trẻ
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Phóng sự: Gian nan giáo dục vùng cao
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T917
14:05Bạn của nhà nông
14:35 Chương trình tiếng Mường
14:50 Chuyên mục An ninh Hòa Bình
15:00 Phim truyện: Truy hồi công lý T20
15:45Thời sự trưa 13.11
16:00Bản tin thế thao 13.11
16:05Chương trình Văn hóa nghệ thuật
16:35Thế giới động vật
16:55Chuyên mục Nội chính: Ngành giáo dục với những khoản thu đầu năm
17:10Tạp chí Thông tin Kinh tế
17:20Phóng sự: Ý nghĩa của cuộc thi Sáng tác tranh cổ động 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam
17:30Phim truyện: Tư mỹ nhân T4
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 13.11
20:15Phóng sự: Nỗi niềm nhân viên ngành Giáo dục
20:25Phim truyện: Khi em đẹp nhất T18
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Truy hồi công lý T36
22:10Chuyên mục Người cao tuổi: NCT Cao Phong tham gia phát triển kinh tế hộ
22:10Phim tài liệu: Một lần sống
22:30Thời sự Hòa Bình tối 13.11
22:55Bản tin thể thao 13.11
23:00Phim truyện: Ngã rẽ số phận T24
23:55GTCT đêm 13.11

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 13/11/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Thiếu nhi
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Xây dựng Đảng
10:20Văn hóa Hòa Bình
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Thiếu nhi
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM Lao động và việc làm
16:20CM Tạp chí dân tộc và phát triển
16:30CM Pháp luật và đời sống
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Pháp luật và đời sống
21:40CM Lao động và việc làm
21:50CM Tạp chí dân tộc và phát triển
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
clear sky
26°C
2.07m/s 74%
14/11
Weather Hoa binh
31°C
22°C
15/11
Weather Hoa binh
31°C
23°C
16/11
Weather Hoa binh
31°C
23°C