Vu lan báo hiếu: Ngày nào cũng là ngày hiếu đạo

08:48 03/09

Với những ai không may mồ côi cha mẹ, ngày Vu Lan lại nhắc nhở họ thêm trân quý những người xung quanh, đặc biệt là người thân trong gia đình.

Ngày nào cũng là ngày hiếu đạo

“Tôi nhớ nhớ từng lời nói, từng hơi thở, từng giọt nước mắt của ba ngày ba rời xa tôi mãi mãi. 22 năm, tôi chưa bao giờ thấy ba khóc. Ấy vậy mà… Hôm đó, ba đã khóc rất nhiều. Ba cũng chưa bao giờ từ chối bàn tay của tôi, vậy mà ngày hôm đó ba không nắm bàn tay tôi nữa. Ba cũng không nhìn tôi, mà quay sang một bên, nước mắt ba chảy ra. Ba đã mất được 4 năm rồi mà mỗi hình ảnh như vừa ngỡ hôm qua, tôi mãi mãi chẳng thể nào quên được được ba”, đó là những lời tâm sự của bạn Linh sinh năm 1994, hiện đang làm Marketing tại một Công ty ở Hà Nội. 

Bố Linh mất cách đây 4 năm, ông  bị xuất huyết dạ dày. Trong suốt thời gian đó đến tận bây giờ, Linh đã thay ba trở thành một người đàn ông trong gia đình, chăm sóc cho mẹ và cậu em trai. Giữa bao nhiêu bộn bề của cuộc sống, áp lực chồng áp lực, cô gái 26 tuổi chưa một lần thôi nhắc về người bố thân yêu và đầy

vu lan bao hieu: ngao nao cung la ngay hieu dao hinh 1
Với Linh “cuộc đời này có 2 thứ cần trân trọng, đó là gia đình và giây phút hiện tại.
Vu Lan là chỉ là ngày quy ước, hãy xem ngày nào cũng là ngày hiếu đạo”

“Nhà tôi chẳng phải là gia đình khá giả gì, nên để cho tôi đi học hơn 4 năm ngoài Hà Nội, ba mẹ tôi đã vất vả vô cùng. Ba mẹ làm nông và chăn nuôi là chính. Tôi cũng là đứa vất vả từ bé, tôi phụ mẹ làm đậu phụ rồi đưa đi chợ bán, nuôi heo và gà với ba. Ba là người nói ít, gọi điện về ba chỉ hỏi vài câu “ăn cơm chưa con? Học hành có vất vả không con?  Bố mẹ gửi ra có thiếu thì bảo bố mẹ gửi tiền thêm nghen con…. Rồi ba cúp máy hoặc chuyển cho mẹ nói chuyện. Ngày đó, làm gì đó điện thoại Smartphone để nhìn ba mỗi ngày như bây giờ. Nếu không thì máy tôi đã tràn ngập hình ảnh của ba”.

Trong trí nhớ của Linh, ba yêu cô vô cùng. Ngày còn đi học, Linh chỉ nặng 37kg, cao 1m50, chỉ cần mỗi lần nghe những lời nói vô tư của cô con gái “ba ơi con thèm ăn thịt gà quá” là ông ấy lại tủi thân và chạy ra ngoài bờ ao để khóc vì thương con gái. Hay mỗi lần Linh về quê, biết con thèm ăn xoài, ông ấy lại chạy qua nhà hàng xóm mang về một rổ xoài to, nhường con ăn quả lành, ba ăn quả vỡ.

“Sau khi ra trường, tôi cố gắng làm việc, mong đến tháng lương đầu sẽ mua cho ba một bộ quần áo thật đẹp, chứ không phải chiếc áo sơ mi 40.000 đồng tôi mua ở dọc đường như xưa nữa. Tôi sẽ mua cho ba mấy chai nước yến để bồi bổ. Tôi cũng sẽ mua cho ông một đôi giày thật đẹp để ông có bộ đồ tử tế khi có việc đi đâu đó. Rồi tôi sẽ đưa Ba ra Hà Nội, thăm thú mọi địa danh nổi tiếng…Thế nhưng tôi vẫn chưa kịp thực hiện được điều đó…”  và Linh luôn tự dằn vặt chính bản thân mình rằng “4 năm học ở Hà Nội, tôi đã không biết ba đã phải chịu đau đớn thế nào. Ba hay kêu “Ba có làm sao đâu mà phải đi viện”. Và cứ thế, tôi cũng nghĩ lời nói đó là thật. Đến trước khi ba mất, ông ấy vẫn nói dối tôi “Ba có làm sao đâu”. Mỗi lần về, tôi lại thấy ba gầy đi, già đi tôi lại cứ nghĩ ai già cũng thế, mà tôi đâu biết rằng ba đã đau rất nhiều”.

Sau ngày bố mất, mọi thứ quay cuồng ở cái tuổi 22. Ngày làm việc công ty, tối về Linh làm cộng tác cho các đơn vị khác để viết bài, có hôm tranh thủ đi gia sư, rồi bán quần áo ban đêm, bán bánh tráng trộn… Mỗi đêm Linh chỉ chợp mắt 1-2 tiếng, rồi lại làm việc để trả nợ tiền sửa nhà, tiền nợ ngân hàng ngày Linh còn đi học, có tiền gửi cho mẹ hằng tháng, cho em học nghề. Mỗi lần buồn quá, Linh lại nhớ tới câu nói của mẹ “‘Ba con mất như cái nhà mất đi cái đòn gánh, con là con cả, con ráng gánh con nhé. Mẹ thương mày nhiều lắm”, là cô gái nhỏ nhắn ấy lại mạnh mẽ như một người đàn ông vậy. Không còn thời gian để khóc lóc nữa, bởi “mỗi lần khóc, mắt tôi lại sưng lên, lại khó nhìn chữ, lại mệt, lại không làm việc kiếm tiền được. Nhưng cũng có những đêm, tôi nhớ ba lắm. Tôi còn tưởng tượng ông nằm cạnh tôi, tôi lại ôm lấy chiếc gối ngỡ như ba lại đang ôm tôi, lau những giọt nước mắt cho tôi như ngày trước vậy”.

Giờ đây, Linh đã thay ba chăm sóc mẹ và em, gánh vác trách nhiệm của một người chị cả. Vừa rồi Linh đã đăng ký hiến tạng nếu không may mình mất đi vẫn có thể giúp được cho ai khác một điều gì đó và thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện lên vùng cao. Với Linh “cuộc đời này có 2 thứ cần trân trọng, đó là gia đình và giây phút hiện tại. Vu Lan chỉ là ngày quy ước, hãy xem ngày nào cũng là ngày hiếu đạo”.

 Trân trọng những người xung quanh

Sau 6 tháng cất tiếng khóc chào đời thì mẹ mất, Hồng (tên nhân vật đã được thay đổi) chưa một lần được nhìn thấy mặt mẹ, mãi những năm gần đây, khi dì út (em mẹ) lén gửi ảnh của mẹ thì Hồng mới biết được dáng hình của mẹ năm xưa. Với cô gái sinh năm 1997 này, mỗi lần nhớ về quá khứ lại một lần chạm tới nỗi đau.

vu lan bao hieu: ngao nao cung la ngay hieu dao hinh 2
Bông hoa màu đỏ là biểu tượng của việc còn cha mẹ
. Những người đã mất mẹ thì cài hoa màu trắng. (Ảnh minh họa)

Mẹ tự tử vì bị trầm cảm nặng. Hồng được ông bà nội nuôi. Bố đi bộ đội một năm mới về thăm nhà một lần, khoảng 10 năm sau từ ngày mẹ mất, bố mới đi bước nữa. Với Hồng, những ngày sống cùng ông bà nội là những ngày “nước mắt chan cơm”. “Trong con mắt của hàng xóm, tôi là một đứa chăm chỉ, học giỏi là tấm gương của các bạn cùng trang lứa. Trong mắt họ hàng, tôi là đứa con gái béo ú, xấu xí, ăn hết phần ông bà. Còn thực tế, tôi bị ông đánh đập mỗi lúc ông không vui, 2 ngày một trận đòn, đánh lằn mông. Cho mãi đến khi lên lớp 3, những trận đòn roi mới bắt đầu vơi đi”, Hồng chia sẻ.

Từ năm lớp một, Hồng đã phải đi chăn bò, lớp 2 đi cắt cỏ, mỗi sáng là một bì cỏ cho bò. Bàn tay của cô bé mới chỉ 6-7 tuổi đầu đã chai sạn đi rất nhiều. Cho đến khi thi đỗ vào trường chuyên, lớp chọn, Hồng mới thoát được cảnh cắt cỏ, lấy bèo, cắt lúa… Vất vả là vậy, nhưng thành tích của Hồng khá cao, năm nào em cũng nhận Giấy khen học sinh giỏi. Tuy nỗ lực là thế, nhưng Hồng vẫn luôn bị mang tiếng là “của nợ”. Với Hồng “ngoài nỗi đau về thể xác, tôi còn bị vùi dập về tinh thần. Tôi mong muốn học xong lớp 12, thi đỗ đại học để được tung cánh bay xa”.

Đã có lúc Hồng rơi vào trầm cảm, cô gái ấy đã nhiều lần nghĩ đến cái chết như mẹ, nhưng động lực để được sống, để được học và làm việc còn cao hơn cái chết. Có những lúc buồn quá, “tôi chạy vào nhà tắm, xả nước thật lớn, khóc thật to, gọi tên mẹ. Khóc xong, nhẹ lòng hơn lại vui vẻ sống tiếp”.

Và rồi ước mơ của Hồng đã thành sự thật, khi cô đã trúng tuyển vào trường Học viện Kỹ thuật Mật mã. Ngày cô vào đại học cũng là ngày ông nội mất. Từ thời điểm đó, những “ác mộng” về ông ngày nhỏ cũng dần tan biến. Thời gian trôi nhanh, 5 năm sau Hồng tốt nghiệp, công việc IT ổn định. Cô sắm sửa hết đồ đạc trong nhà cho bà nội.

Mặc dù mất mẹ từ sớm, nhưng với Hồng “Tôi luôn thấy mình may mắn. Tôi và bố khác tính nhau, hễ nói chuyện là dễ to tiếng. Nhưng mẹ hai (vợ mới của bố) lại rất thương tôi. Từ nhỏ, tôi đã không nhận được tình yêu thương và dạy dỗ từ mẹ đẻ, cuộc sống của tôi do tôi tự định hướng và bước đi. Nay có mẹ hai dạy tôi học cách tự tin, học cách trân trọng giá trị của bản thân thay vì cam chịu, tự nghĩ mình kém cỏi. Mẹ hai như cầu nối gắn kết tôi và bố, mặc dù tôi chẳng bao giờ nói được những câu ngọt ngào, nhưng trong lòng vẫn luôn dành tình thương với bà, với bố và mẹ”.

Những năm gần đây, mỗi dịp lễ Vu Lan về Hồng lại đăng ký tham gia tu tập tại Chùa. Cô xem nơi đây như gia đình thứ hai của mình, giúp cô thả lỏng bản thân, đồng thời dạy cô lòng biết ơn, yêu gia đình, yêu mẹ. Với Hồng, cô luôn cảm ơn những năm tháng tuổi thơ kia, nhờ đó cô học được tính chủ động, trách nhiệm và sự nỗ lực lớn, để càng trân quý hơn giá trị của hiện tại, là được làm người, được sống, được yêu thương.

“Bản thân mình không thể thay đổi được quá khứ, cũng chẳng thể thay đổi được người khác, nhưng mình có thể thay đổi được mình. Cuộc sống nên có áp lực để bản thân vượt qua”, Hồng tâm sự./.

Nguyễn Hà/VOV.VN
(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phóng sự: Công tác thu ngân sách tại các địa phương
Thời sự tối 23/12/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 23/12/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình Văn hoá nghệ thuật
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Cần công khai minh bạch rà soát hộ nghèo để giảm nghèo bền vững
06:30Thời sự sáng 23.12
07:00Phóng sự: Hòa Bình phát triển sản phẩm đặc sản địa phương
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Tạp chí Thông tin kinh tế
07:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T82
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Tọa đàm: Lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình làm theo Bác
09:10Phim tài liệu: Vững bước dưới cờ Đảng
10:00Gamshow Căn phòng bí mật T21
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T958
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Chuyên mục pháp luật và đời sống: Xây dựng cấp xã đạt đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
11:45Thời sự trưa 23.12
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T65
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Văn nghệ cuối tuần
13:40Phóng sự: Đẩy mạnh hoạt động kích cầu tiêu dùng cuối năm
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T957
14:05Khám phá thế giới
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50 Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T7
15:45Thời sự trưa 23.12
16:00Bản tin thế thao 23.12
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn hóa Hòa Bình
17:00Chương trình: Khát vọng sống 380
17:10Chuyên mục An ninh Hòa Bình
17:30Phim truyện: Tư mỹ nhân 44
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 23.12
20:15Chuyên mục xây dựng Đảng: Phát triển đảng viên mới – khó khăn và giải pháp
20:25Phim truyện: Tình yêu vượt đại dương T17
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bộ ba huyền thoại T17
22:15Phóng sự: Công tác thu ngân sách tại các địa phương
22:25Thời sự Hòa Bình tối 23.12
22:55Bản tin thế thao 23.12
23:00Phóng sự: Hiệu quả chương trình chính quyền thân thiện – vì nhân dân phục vụ
23:10Phim truyện: Tết này có ba P2 Tập 15
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 23/12/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Dân ca
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CT Tiếng Thái
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Dân ca
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10CM Lao động việc làm
16:20CM Tạp chí DT và PT
16:30CM XD Đảng
16:50Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn (Anna Carenina)
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM XD Đảng
21:40CM Lao động việc làm
21:50CM Tạp chí DT và PT
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
15°C
1.2m/s 64%
24/12
Weather Hoa binh
23°C
13°C
25/12
Weather Hoa binh
24°C
13°C
26/12
Weather Hoa binh
21°C
14°C