Khoảng 10 triệu lao động Việt Nam bị ảnh hưởng do dịch COVID-19

08:26 22/04

Theo phân tích của các chuyên gia Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ước tính đến cuối quý II, khủng hoảng kinh tế do dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sinh kế của 4,6-10,3 triệu lao động Việt Nam do giảm số giờ làm, giảm lương, hoặc trong trường hợp xấu nhất là mất việc.

ILO tại Việt Nam vừa công bố báo cáo nhanh về tác động của COVID-19 tới thị trường lao động Việt Nam, phân tích tác động theo lĩnh vực kinh tế và ước tính quy mô việc làm bị ảnh hưởng.

Theo đánh giá của ILO, số liệu thống kê quốc gia trong quý I thể hiện khủng hoảng COVID-19 chỉ tạo nên tác động nhỏ đối với thị trường lao động Việt Nam. Phân tích các chỉ số thị trường lao động từ các số liệu mới nhất cho thấy việc làm, tình trạng thất nghiệp và số giờ làm việc trong quý I vẫn chưa bị tác động nhiều.

Kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng toàn cầu trước đây cho thấy, thị trường lao động phản ứng với suy thoái kinh tế có độ trễ. Điều này là bởi các doanh nghiệp luôn cố duy trì lực lượng lao động của mình lâu nhất có thể bằng cách cắt giảm sản lượng cho đến khi không còn tiếp tục duy trì được nữa. Sự tác động của dịch bệnh đến thị trường lao động có thể sẽ rõ rệt hơn trong quý II.

Theo phân tích của các chuyên gia ILO, với 2 kịch bản tác động được xây dựng, ILO ước tính đến cuối quý II, khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến sinh kế của 4,6-10,3 triệu lao động do giảm số giờ làm, giảm lương, hoặc trong trường hợp xấu nhất là mất việc.

Theo kịch bản có mức tác động lớn, sẽ có 3,8 triệu lao động trong lĩnh vực sản xuất, 2,6 triệu lao động trong lĩnh vực thương mại bán buôn bán lẻ, sửa chữa xe gắn máy, xe máy và 1,4 triệu lao động làm các dịch vụ lưu trú và ăn uống bị ảnh hưởng...

Ở kịch bản có mức tác động thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến 1,8 triệu lao động trong lĩnh vực sản xuất, 0,9 triệu lao động trong lĩnh vực thương mại bán buôn và bán lẻ và 0,9 triệu lao động làm các dịch vụ lưu trú và ăn uống.

Ngoài ra, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp hiện đang sử dụng tổng cộng 18,9 triệu lao động được đánh giá có nguy cơ thấp, nhưng các phân ngành phục vụ xuất khẩu cũng có thể phải đối diện với nhiều thách thức.

Trong 5 lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch COVID-19, việc làm phi chính thức chiếm tỷ lệ lớn. Đặc biệt là trong những ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, lao động phi chính thức chiếm tới hơn 81%.

Theo ILO, lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do họ không được tiếp cận các mạng lưới bảo trợ xã hội do Nhà nước chi trả. Lao động dễ bị tổn thương đặc biệt có nguy cơ phải đối diện rủi ro về kinh tế do họ phần đông làm các công việc phi chính thức với mức lương thấp và nhiều khả năng họ không có tiền tiết kiệm. Phụ nữ chiếm số đông trong hầu hết các lĩnh vực phải chứng kiến sự sụt giảm mạnh của các hoạt động kinh tế.

Các chuyên gia ILO nhận định, mức độ tổn thất về sinh kế sẽ phụ thuộc vào diễn tiến của dịch bệnh và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh do Chính phủ Việt Nam và các nước khác áp dụng.

“Khó có thể dự đoán được diễn biến của cú sốc do dịch bệnh COVID-19 gây ra bằng cách so sánh với các cuộc khủng hoảng khác trong quá khứ do tính chất khủng hoảng này chưa từng có tiền lệ. Các quốc gia đều cảm thấy mình đang đứng trong một tình thế chưa bao giờ gặp phải, vừa áp dụng các cách tiếp cận khác nhau để kiểm soát dịch bệnh vừa tự điều chỉnh dựa trên kinh nghiệm vốn có và kinh nghiệm học hỏi được từ các quốc gia khác”, báo cáo phân tích.

Theo đánh giá của ILO, Việt Nam đã giải quyết cuộc khủng hoảng y tế liên quan đến COVID-19 một cách quyết liệt và mạnh mẽ, và quan trọng nhất là với mục tiêu bảo vệ tất cả mọi người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Cách tiếp cận đó cần phải được áp dụng để giải quyết các thách thức về kinh tế, xã hội và thị trường lao động.

ILO cũng cho rằng, đây là thời điểm quan trọng phải đảm bảo rằng phản ứng chính sách kinh tế - xã hội được xây dựng một cách bao trùm, dựa trên tham vấn 3 bên (Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động) và có thể tác động tới các đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thị trường lao động. Thời điểm khó khăn này tạo cơ hội cho Việt Nam để thiết lập nền tảng cho con đường tăng trưởng toàn diện hơn, không để ai bị bỏ lại phía sau, khi công cuộc hồi phục bắt đầu được thực hiện.

Thu Cúc ( Theo Chinhphu.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Video Player
Thời sự tối 21/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 22/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhịp cầu âm nhạc
06:05Chương trình Tiếng Thái
06:20Phóng sự: Các trường tăng cường tuyên truyền tai nạn thương tích cho học sinh
06:30Thời sự sáng
06:55Chuyên mục Hộp thư truyền hình: Cần có giải pháp trước thực trạng Nhà văn hóa xuống cấp -
07:05Phóng sự: Điểm mới trong kỳ thi vào lớp 10, năm 2025
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T13
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra thế giới
08:20Phim hoạt hình: Đóa hoa dâng Bác – 10’38
09:30Thế giới quanh ta
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T38
10:45Chương trình Tiếng Thái
11:00Phim tài liệu: Ký sự tinh hoa xứ Quảng – Trên dòng sông Gốm
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Cải cách thủ tục hành hính trong Khám chữa bệnh bằng BHYT
11:45Thời sự trưa
12:00 Phim truyện: Yêu không lối thoát T17
12:45Nhìn ra tỉnh bạn
13:15Khám phá thế giới
13:40Phim tài liệu: Những nét vẽ từ trái tim – 26’51
14:05Sắc mầu văn hóa
14:35Chương trình Tiếng Mường
14:50Chuyên mục Nông dân Hòa Bình: Hiệu quả nguồn quỹ hỗ trợ nông dân trong sản xuất
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T28
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Giai điệu trẻ
16:35Bạn của nhà nông
17:00Chương trình Tiếng Thái
17:15Chuyên mục Xây dựng Đảng: Những điển hình học tập và làm theo Bác
17:30Phim truyện : Mỹ vị nhân gian T26
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Mai Châu
18:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Các địa phương tăng cường hoạt động PCLB giảm nhẹ thiên tai
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T14
21:20Chương trình Tiếng Mường
21:35Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T23
22:10Chuyên mục Khuyến nông: Chăm sóc thủy sản mùa nắng nóng, mưa lũ
22:20Phóng sự: Công tác Phòng chống dịch bệnh mùa Hè
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
23:05Bản tin thể thao
23:10Phim truyện: Truy nã đặc biệt T15
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 22/05/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Ca nhạc quốc tế
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng Phát thanh Hòa Bình
15:03Ca nhạc quốc tế
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30Chuyên mục Đất và người Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15Chương trình Phát thanh Khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30Chuyên mục Đất và người Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
26°C
1.31m/s 97%
23/05
Weather Hoa binh
27°C
25°C
24/05
Weather Hoa binh
27°C
24°C
25/05
Weather Hoa binh
25°C
22°C