Đài Phát thanh giải phóng-Niềm tự hào CP 90

08:03 05/09

Với những đóng góp của mình, Đài phát thanh Giải Phóng vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

“Đây là Đài phát thanh Giải Phóng”, là lời xướng, niềm tự hào của những người đã từng làm việc cho Đài phát thanh Giải Phóng. Vào ngày 01/02/1962, tại cánh rừng Căn cứ Mã Đà, thuộc Chiến khu D, Đài Phát thanh Giải phóng - cơ quan của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (mật danh là CP 90) chính thức phát đi những tiếng nói đầu tiên đến đồng bào cả nước và thế giới.

Được xây dựng trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn, từ sự nỗ lực của lực lượng tại chỗ và đặc biệt là có sự hậu thuẫn tích cực của cán bộ nhân viên Đài Giải phóng A ở miền Bắc (56 Quán Sứ, Hà Nội), chỉ trong thời gian ngắn, đài đã phát 10 giờ mỗi ngày và bằng 5 thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Hoa và Khmer phục vụ đồng bào và chiến sĩ, phát qua phía đối phương và truyền đi nhiều nơi trên thế giới. Đây cũng là bước ngoặt đánh dấu bước phát triển vượt bậc của báo chí cách mạng trên chiến trường miền Nam.

dai phat thanh giai phong niem tu hao cp 90 hinh 1

Một số PV, BTV Đài Phát thanh Giải phóng. (Ảnh: tư liệu của VOH)

Với tinh thần của một người chiến sỹ cách mạng, phóng viên Đài Giải phóng luôn làm việc với tinh thần đầy nhiệt huyết, trách nhiệm, đảm bảo bí mật. Tin tức từ mặt trận đưa về phải kịp thời, chính xác, thông tin nhanh nhất, Đài Phát thanh giải phóng A và B đã hỗ trợ cho nhau, tạo nên một làn sóng phát thanh giải phóng, khi phát lên thì không phân biệt đâu là A, đâu là B, mối quan hệ Bắc Nam hết sức chặt chẽ. Tin tức từ chiến trường đưa về qua điện báo viên được đảm bảo tuyệt mật.

Nhà báo Trần Đức Nuôi, nguyên phóng viên, biên tập viên Đài Phát thanh Giải Phóng cho biết: “Mục tiêu của Đài phát thanh giải phóng là chính nghĩa, giác ngộ, làm cho thế giới hiểu về mình. Sức mạnh của phát thanh là sức mạnh cổ vũ khi nói về Đài phát thanh giải phóng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói “Đài Phát thanh giải phóng có đóng góp quan trọng như một sư đoàn mạnh để làm nên chiến thắng”. Còn theo sự đánh giá của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình “Đài Phát thanh giải phóng” có sức mạnh ngoại giao, hỗ trợ trên bàn đàm phán. Sức mạnh lớn hơn nữa là làm thức tỉnh lương tâm những người chưa hiểu về Việt Nam trên thế giới, kể cả người Mỹ”.

dai phat thanh giai phong niem tu hao cp 90 hinh 2
Phóng viên Kim Thanh (VOV1) phỏng vấn nhà báo Trần Đức Nuôi-
  nguyên phóng viên, biên tập viên Đài Phát thanh Giải Phóng.

Trong ký ức của những người từng làm ở Đài phát thanh giải phóng, những kỷ niệm về Đài, về những đồng nghiệp, về những gian khổ, hiểm nguy không thể kể hết. Nhà báo Nguyễn Yến Tuyết bồi hồi nhớ lại, là người con của Quảng Ngãi, gia đình tập kết ra Bắc khi bà mới 5 tuổi. Suốt thời gian sống và học tập ở Hà Nội, bà luôn đau đáu hướng về quê hương, nơi đang phải chịu đạn bom của giặc Mỹ. Sau khi tốt nghiệp khoa Văn-Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1969, bà Yến Tuyết nhận quyết định về CP 90, làm ở phòng A1, (phòng Thời sự).

Những năm tháng tuổi trẻ, bà đi nhiều nơi, viết nhiều bài về cuộc sống người dân, về những thương bệnh binh. Năm 1972, bà xung phong vào chiến trường miền Nam dự lễ trao trả tù binh khi vừa mới lập gia đình. 3 tháng vào chiến trường là khoảng thời gian vất vả, gian khổ và nhiều hiểm nguy rình rập, có những lúc cái chết cận kề nhưng tin tức từ chiến trường vẫn được thường xuyên cập nhật về Đài qua bộ phận kỹ thuật.

“Nói thật là chúng tôi không nghĩ đến cái chết bởi đã xung phong đi rồi thì sinh tử là lẽ tất nhiên. Thời đó, không chỉ đưa tin về miền Nam mà chúng tôi còn đi công tác nhiều nơi. Có những lần đến các đơn vị bộ đội, vào quân y viện, gặp những thương binh bị cụt cả 2 chân hoặc 2 tay, tội lắm. Tôi suy nghĩ, tại sao người ta có thể hy sinh nhiều đến vậy, mình lành lặn thế này thì không có gì là mình không làm được”- Bà Yến Tuyết chia sẻ.

Hơn 14 năm hoạt động, dù phải di chuyển nhiều nơi tránh sự phá hoại của giặc Mỹ nhưng Đài Phát thanh Giải phóng đã luôn giữ ổn định làn sóng, thông tin kịp thời tin tức chính xác theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương. Trong suốt những năm tháng gian khổ ấy, 24 cán bộ, phóng viên của Đài đã anh dũng hy sinh ngoài chiến trường. Đến ngày 31/8/1976, Đài chính thức giải thể, tuy nhiên, đó không phải là sự kết thúc, tập thể những người từng công tác ở Đài tỏa đi các đài địa phương và trung ương, tiếp tục phát huy tinh thần nhà báo chiến sỹ.

Nhà báo Nguyễn Thị Kim Cúc, từng làm ở phòng A1 (Phòng thời sự) Đài phát thanh Giải phóng A chia sẻ, vô cùng xúc động và tự hào khi hay tin, Đài Phát thanh Giải phóng được nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

“Đài Phát thanh Giải phóng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình từ năm 1976 nhưng giá trị tinh thần cũng như những chiến công, thành tích mà Đài Phát thanh Giải phóng đã gặt hái được trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc còn vọng mãi đến ngày hôm nay. Chúng tôi tự hào về những gì chúng tôi đã làm trong những năm công tác ở Đài Phát thanh Giải phóng. Những đóng góp, những thành tích và những chiến công đó sẽ trường tồn mãi cũng dân tộc để khẳng định vị thế của Đài trong công tác tuyên truyền cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”- nhà báo Nguyễn Thị Kim Cúc chia sẻ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Đài phát thanh Giải phóng là vũ khí sắc bén, luôn luôn góp phần cổ vũ quân và dân ta trên các chiến trường; phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu dũng cảm và mưu trí, đánh bại đế quốc Mỹ, giành thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc, non sông thu về một mối, Nam - Bắc sum họp một nhà”.

Những chiến công mà các chiến sỹ làm báo nói năm xưa mãi mãi được các thế hệ sau ghi nhớ và học tập. Họ chính là những con người sống mãi cùng lịch sử ngành phát thanh Việt Nam và lịch sử dân tộc. Khi tuổi đã cao, họ vẫn ý thức giữ được truyền thống tốt đẹp, tiếp tục truyền lửa cho những thế hệ kế cận./.

Kim Thanh-Phương Thoa/VOV1

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T55
Thời sự trưa 20/6/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 20/06/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Belero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Chuyên mục PL và ĐS: Tăng cường giáo dục PL cho thanh thiếu niên trong dịp hè
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Người dân vùng hồ Hòa Bình với Chương trình PTKT vùng DTTS
07:10Chuyên mục Hộp thư truyền hình
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T10 (Năm 1953)
08:00Phim truyện: Chân tướng T11
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Phóng sự: Công tác dân số trong tình hình mới hiện nay
09:00Tọa đàm: Hiệu quả nguồn vốn ĐT Chương trình PTKT XH vùng ĐB DTTS
09:25Bạn của nhà nông
09:50Phóng sự: Tăng giá điện tác động đến kinh tế của người dân và doanh nghiệp
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T67
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phóng sự: Hòa Bình với công tác bảo vệ quyền lợi trẻ em
11:10Chuyên mục Khuyến nông: Công tác chuẩn bị cho vụ lúa Hè Thu
11:20Tạp chí Thông tin kinh tế
11:35Phóng sự: GTNT đối với PTKT nông nghiệp vùng cao
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Người vợ hoàn hảo T14
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40Chuyên mục CCB: CCB huyện Yên Thủy giúp nhau phát triển kinh tế
13:50Phóng sự: Hiệu quả nguồn vốn Chương trình PTKT vùng DTTS của huyện Lạc Thủy
14:00Thế giới động vật
14:25Phóng sự: Hòa Bình sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị
14:35Chương trình tiếng Thái
14:50Phóng sự: Cần quản lý nghiêm vấn đề an toàn về sinh lao động trong sản xuất
15:00Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T19
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Ký sự Tinh Hoa xứ Quảng – Nét hoa Kim Bồng
17:05Chương trình Có thể bạn chưa biết
17:20Chuyên mục Xây dựng Đảng: Các địa phương chuẩn bị Đại hội
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T55
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T11 (Năm1954 phần 1)
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Thực trạng điện sinh hoạt yếu tại một số địa phương
20:25Phim truyện: Người vợ hoàn hảo T10
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Can đảm để yêu T11
22:10Phóng sự: Văn học nghệ thuật Hòa Bình – 50 năm đồng hành cùng sự phát triển quê hương
22:20Phóng sự: Cảnh báo người dân khi đi qua ngầm tràn mùa mưa lũ
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
23:55Bản tin thể thao
23:05Phim truyện: Chân tướng T14
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 20/06/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Nhịp sống đất Mường
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chuyên mục Người cao tuổi
10:20Chương trình Văn hóa Hòa Bình
10:30Chương trình Tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:05Nhịp sống đất Mường
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10Chuyên mục Cựu chiến binh
16:20Chuyên mục Những bông hoa giữa đời thường
16:30Chương trình Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn: Hồng lâu mộng
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Chương trình Văn hóa Hòa Bình
21:40Chuyên mục Cựu chiến binh
21:50Chuyên mục Những bông hoa giữa đời thường
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa vừa
29°C
1.33m/s 85%
21/06
Weather Hoa binh
27°C
25°C
22/06
Weather Hoa binh
29°C
24°C
23/06
Weather Hoa binh
30°C
24°C