Sau 3 năm triển khai thực hiện NQ 04, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị về vị trí, vai trò của công tác BT&PH giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ BT&PH giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh được triển khai sâu rộng, đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã có nhiều đổi mới. Đến hết tháng 9/2024, trong 10 chỉ tiêu của NQ 04, có 3 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ NQ 04, trong thời gian tới, BTV Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp: Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền về công tác giữ gìn, BT&PH giá trị di sản văn hóa. Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát tiến độ thực hiện các mục tiêu theo NQ 04 để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác BT&PH giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn tới theo đúng Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện các mục tiêu cụ thể để BT&PH giá trị di sản văn hoá các dân tộc trên địa bàn theo kế hoạch đã đề ra gắn với xây dựng mô hình các câu lạc bộ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ở cơ sở. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý di tích, phân công trách nhiệm quản lý, bảo vệ cụ thể đến cấp xã nơi có di sản. Củng cố, kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực di sản văn hóa. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước; triển khai công tác chuyên môn nghiệp vụ, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về văn hóa dân tộc Mường Hòa Bình và nền "Văn hóa Hòa Bình”.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao vai trò hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác BT&PH giá trị di sản văn hoá của các dân tộc. Bố trí kinh phí để thực hiện BT&PH giá trị di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng chính sách và cơ chế tài chính đặc thù để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng sản phẩm văn hóa chất lượng cao…
BTV Tỉnh uỷ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, ngành liên quan lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện NQ 04.
( Theo HBĐT)
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận