Tận dụng tiềm năng để ‘bứt phá’ du lịch ngoại thành Hà Nội

15:08 19/06

TP. Hà Nội có khu vực ngoại thành rộng lớn, có cảnh quan cũng như các làng nghề độc đáo và nhiều di tích giá trị. Khu vực ngoại thành Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng thành những tour, tuyến du lịch hấp dẫn với nhiều làng nghề nổi tiếng. Đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch Thủ đô.

Tận dụng tiềm năng để ‘bứt phá’ du lịch ngoại thành - Ảnh 1.
Du khách thăm quan làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây). Ảnh: VGP/TN

Giàu tiềm năng phát triển du lịch

Khu vực ngoại thành Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng thành những tuyến du lịch hấp dẫn với nhiều làng nghề nổi tiếng, di tích, di sản. Chẳng hạn như, huyện Thanh Oai được biết đến là vùng đất cổ có truyền thống hiếu học, nơi sinh ra nhiều nhà khoa bảng, nhà văn hóa nổi tiếng như: Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực, đệ nhất Tam nguyên Vũ Phạm Hàm... Ngoài ra, Thanh Oai còn có 51 làng nghề, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng cả nước và đã được công nhận.

Huyện Mỹ Đức vốn có quần thể danh thắng Hương Sơn (chùa Hương) nổi tiếng. Trung bình mỗi năm, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan. Ngoài ra, huyện còn có nhiều di tích, danh thắng như hồ Quan Sơn, được mệnh danh là "vịnh Hạ Long trên cạn" với diện tích khoảng 1.465 ha, trong đó, có trên 500 ha mặt hồ với nhiều núi đá, đảo nổi trên mặt nước; Khu du lịch nghỉ dưỡng Tuy Lai có quy mô 1.120 ha, có núi đồi và hệ thống hồ nước, khí hậu trong lành, phù hợp với mô hình nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe… Mỹ Đức còn có không ít làng nghề như: Nghề thêu ở xã Tuy Lai; nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Phùng Xá; nghề mây, tre, giang đan Đông Mỹ; nghề múa rối ở Tế Tiêu... và nhiều di tích độc đáo khác.

Thị xã Sơn Tây được coi là có "mỏ vàng" di sản. Ngoài làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây còn sở hữu toà thành đá ong độc nhất vô nhị Việt Nam ở ngay trung tâm thị xã; đền Và – nơi thờ đệ nhất Tứ Bất Tử Tản Viên Sơn Thánh hay Văn Miếu Sơn Tây. Nơi đây, hoàn toàn có thể hình thành một "con đường di sản", chưa kể có thể xây dựng những tour liên thông với các khu nghỉ dưỡng, sinh thái khác trên địa bàn Sơn Tây và Ba Vì…

Hiện chỉ riêng làng cổ, vùng ngoại thành có nhiều điểm nổi tiếng như: Làng cổ Cự Đà, Làng Ước Lễ (huyện Thanh Oai), Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây)... Cùng đó, các khu vực kể trên cũng được mệnh danh là "Đất trăm nghề", tiệm cận những khu vực này có nhiều làng nghề nổi tiếng như: Mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), thêu Quất Động (huyện Thường Tín), tò he Xuân La (huyện Phú Xuyên), khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên)…

Điều đáng chú ý là nhiều di tích quan trọng có sự phân bố hợp lý dọc theo những trục giao thông chính của Thành phố. Dọc đại lộ Thăng Long có chùa Thầy (huyện Quốc Oai), chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất) đều là những Di tích quốc gia đặc biệt. Trục đường 32 có đình Đại Phùng (huyện Đan Phượng), đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ) và các di tích trên địa bàn Sơn Tây… khu vực ngoại thành Hà Nội nhiều tiềm năng về du lịch văn hóa lịch sử, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch hội thảo - hội nghị... cần được phát huy.

Mặc dù giàu tiềm năng, song, sản phẩm du lịch của các điểm đến còn hạn chế. Nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, cần phải đầu tư vào hạ tầng, quảng bá điểm đến, thúc đẩy du lịch cộng đồng, tạo sự liên kết giữa di sản - làng nghề - các điểm tham quan, nghỉ dưỡng. 

Đối với khối làng nghề, Chủ tịch Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Trương Quốc Hùng nhận định, các làng nghề hiện nay chủ yếu đưa ra cái mình có, thiếu tính kết nối với các điểm đến để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của du khách. Không những vậy, các làng nghề không có nhiều sản phẩm mới. Bao bì, mẫu mã sản phẩm thiếu hấp dẫn; công tác quảng bá sản phẩm chưa được đầu tư thích đáng...

Giải pháp để "bứt phá"

Để đánh thức những tiềm năng, lợi thế nhằm hấp dẫn du khách, theo các chuyên gia cùng nhiều doanh nghiệp lữ hành, các huyện cần có giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn.

Ở nhiều địa phương trên địa bàn TP. Hà Nội, du lịch đã góp phần tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời phát huy giá trị di sản văn hóa lịch sử, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp tại địa phương. Chẳng hạn như: Gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), Khu Di tích Hương Sơn (chùa Hương, huyện Mỹ Đức), Làng sinh vật cảnh Hồng Vân (huyện Thường Tín), Điểm du lịch Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng)...

Theo Bí thư Đảng ủy xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) Nguyễn Hải Đăng, xã đã hoàn thiện xây dựng Khu trải nghiệm Sen Hồng thuộc quần thể chùa Khánh Vân; trùng tu, tôn tạo đình Cả; hoàn thiện đầu tư khu Đảo hoa tiên - Xứ mây hồng, diện tích 2ha ở khu vực bãi sông Hồng - nơi gắn với truyền thuyết về Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung...

"Giữ chân du khách ở lại lâu hơn, xã Hồng Vân còn cải tạo trụ sở UBND xã cũ làm nơi lưu trú cho du khách. Địa phương cũng đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ hướng dẫn viên và thành viên Ban quản lý Du lịch của xã về nghiệp vụ đón khách; hướng dẫn các nhà vườn đầu tư nâng cấp sản phẩm du lịch để nâng cao chất lượng dịch vụ", ông Đăng nói.

Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng nhấn mạnh, trong định hướng phát triển du lịch, Sơn Tây luôn hướng đến việc phát huy lợi thế về giá trị văn hóa lịch sử, điều kiện tự nhiên, nguồn lực con người. Đặc biệt, Sơn Tây cũng nhận ra rằng khi người dân được tham gia và hưởng lợi từ làm du lịch thì sẽ là điều kiện để phát triển du lịch bền vững, chất lượng cao.

Theo Sở Du lịch Hà Nội, việc xây dựng điểm đến du lịch khu vực ngoại thành phải làm từng bước và có sự đầu tư dài hạn. Để trở thành điểm đến thu hút đông du khách hay trở thành một tour du lịch hoàn chỉnh, các huyện cần có sự kết nối thường xuyên với doanh nghiệp lữ hành. 

Bước đầu, các huyện có thể xác định là một trong chuỗi điểm đến của hành trình tour thăm làng nghề - văn hóa - lịch sử của Thủ đô Hà Nội, được các doanh nghiệp chào bán cho du khách. Một điều quan trọng khác, địa phương cần quan tâm hơn đến cảnh quan môi trường, lắp đặt biển chỉ dẫn cho khách tham quan. Địa phương cũng cần có kế hoạch cụ thể, quy hoạch các phân khu chức năng đón tiếp, phục vụ khách, dịch vụ bổ trợ...

Sở cũng sẽ hỗ trợ các địa phương trong việc xây dựng hệ thống biển, bảng chỉ dẫn, chuẩn hóa bài thuyết minh, hỗ trợ huyện đào tạo chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ, người làm du lịch trên địa bàn, tạo điều kiện tốt nhất cho địa phương phát triển du lịch.

Thành Nam (Nguồn Chinhphu.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Truyền hình trực tiếp: Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 – 7/5/2024
Thời sự tối 6/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 07/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Tháng 4 lịch sử trong ký ức củ những CCB tỉnh Hòa Bình
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục Xây dựng Đảng: Nhân rộng các điển hình tiên tiến làm theo lời Bác
07:10Phóng sự: Giáo dục truyền thống về chiến dịch Điện Biên
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương TPHB
07:45Truyền hình trực tiếp: Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 – 7/5/2024
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T13
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T728
11:20Tọa đàm: Hồi ức chiến dịch Điện Biên Phủ
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện:Cửa tử hắc ám T75
12:45Chương trình VHNT
13:15Hành trình khám phá
13:40Chuyên mục NTM: Huy động sức dân trong xây dựng NTM
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T727
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50 Phóng sự: Hào hùng trận đánh kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T13
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Phim tài liệu: Chiến thắng Điện Biên Phủ
17:20Phóng sự: Sản phẩm hàng hóa của Hòa Bình vươn xa với thương hiệu Việt
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T54
18:15Ch¬ương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Hào hùng trận đánh kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T19
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T13
22:10Phóng sự: Giá mía tím giảm – người dân lo lắng đầu ra
22:20Thời sự Hòa Bình
22:45Bản tin thể thao
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T13
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 07/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CM Văn hóa Hòa Bình
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19: 00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19: 15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CM Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
27°C
1.32m/s 89%
08/05
Weather Hoa binh
31°C
25°C
09/05
Weather Hoa binh
30°C
24°C
10/05
Weather Hoa binh
32°C
24°C