Sức hấp dẫn của nghệ thuật thứ 7

07:52 15/03

“Nhiều thanh niên học sinh ưu tú được tuyển chọn vào các lớp đào tạo năng khiếu của Trường Điện ảnh Việt Nam và được gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Lớp nghệ sĩ điện ảnh được trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và những năm đầu xây dựng hòa bình hăng say tìm tòi, sáng tạo. Họ đã tự khẳng định mình là thế hệ đầu tiên đầy tài năng, đầy dấn thân của nền điện ảnh nước nhà”.

Năm 2003, cuốn sách “Lịch sử Điện ảnh Việt Nam” được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 147/SL thành lập “Doanh nghiệp Quốc doanh Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam” (15-3-1953 / 15-3-2003) đã có những đánh giá đặc biệt, ghi nhận những bước đi đầu tiên của sự nghiệp đào tạo lĩnh vực điện ảnh ngay từ những ngày đầu non trẻ của điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Vang danh những tài năng dấn thân của điện ảnh nước nhà

Sức hấp dẫn của môn nghệ thuật trẻ trung, đầy sức sống, với hiện thực lớn lao của đất nước, đã thu hút những nghệ sĩ, những nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật hàng đầu tham gia sáng tạo nên những bộ phim tài liệu, phim truyện đầu tiên.

Chỉ trong vòng hơn 10 năm đầu tiên kể từ khi thành lập, nền Điện ảnh Việt Nam đã làm ra những tác phẩm ở tất cả các loại hình: Phim truyện, phim tài liệu, phim phổ biến khoa học và phim hoạt hình; trong đó có những bộ phim xuất sắc được trao giải thưởng cao tại các Liên hoan phim (LHP) quốc tế và trong nước, được người xem đón nhận nồng nhiệt và vẹn nguyên những giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuật và lịch sử cho đến ngày hôm nay.

Sức hấp dẫn của nghệ thuật thứ 7
Thầy và trò Trường Điện ảnh Việt Nam tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Từ trái qua: Đạo diễn Lê Đăng Thực (thứ 3),
Bùi Đình Hạc (thứ 4); nhà quay phim Trần Thế Dân (thứ 5), Lưu Xuân Thư (thứ 6); học viên quay phim Nguyễn Hữu Tuấn (đầu tiên),
Vương Khánh Luông (thứ 7); kỹ sư âm thanh Trần Kim Thịnh... Ảnh tư liệu

Ngày 30-10-1959, Trường Điện ảnh Việt Nam (nay là Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội) chính thức được thành lập. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia, chủ yếu là các nhà điện ảnh từ Liên Xô, khóa học đầu tiên của nhà trường (1959-1962) đã đào tạo được 19 đạo diễn, 35 diễn viên, 36 quay phim, 12 họa sĩ thiết kế mỹ thuật và 17 chủ nhiệm.

Năm 1965, trường mở khóa điện ảnh đặc biệt: “Khóa chống Mỹ, cứu nước” gồm 4 lớp; biên kịch, đạo diễn, quay phim, chủ nhiệm, với mục đích bổ sung đội ngũ những người làm phim cho các chiến trường với 28 học viên đã tốt nghiệp.

Thế hệ đầu tiên đầy tài năng, đầy dấn thân ngay từ những ngày đang học tập, đã khẳng định tài năng xuất sắc của mình, như đạo diễn Bùi Đình Hạc và quay phim Hồng Sến với bộ phim tài liệu “Nước về Bắc Hưng Hải” (1959). Bộ phim đã được tặng Huy chương Vàng tại LHP Quốc tế Moscow lần thứ nhất (1959). Đây là giải thưởng quốc tế chính thức đầu tiên mà điện ảnh Việt Nam nhận được, khẳng định sự quan tâm to lớn của Đảng và Bác Hồ dành cho điện ảnh, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo, là nền tảng vững chắc cho sự ra đời những tác phẩm điện ảnh có sức mạnh đặc biệt. Sau thành công vang dội của bộ phim, đạo diễn Bùi Đình Hạc đã được cử đi học tại Trường Đại học Điện ảnh Moscow.

Năm 1962, bộ ba phim truyện tốt nghiệp của các học viên lớp đạo diễn điện ảnh khóa 1: “Con chim vành khuyên” (Nguyễn Thông, Trần Vũ), “Một ngày đầu thu” (Huy Vân, Hải Ninh), “Hai người lính” (Vũ Sơn, Trần Thiện Thanh) là những bài học lớn, có giá trị như một cuộc tổng diễn tập, khi mà đoàn làm phim có sự tham gia của hầu hết các lớp diễn viên, biên kịch, quay phim, họa sĩ thiết kế mỹ thuật, chủ nhiệm khóa 1 của nhà trường, mà sau nay hầu hết đã trở thành những nghệ sĩ tiêu biểu, hàng đầu của điện ảnh cách mạng Việt Nam như: Nghệ sĩ, diễn viên Trà Giang, Tuệ Minh, Ngọc Lan, Minh Đức, Lâm Tới; quay phim Hồng Sến, Khánh Dư; họa sĩ Lê Thanh Đức...

Sức hấp dẫn của nghệ thuật thứ 7
Cảnh trong phim "Con chim vành khuyên". 

Đặc biệt, đội ngũ các nghệ sĩ điện ảnh trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề được đào tạo trong nước và nước ngoài thuở ban đầu đó đã bước ngay vào những thử thách trong khói lửa chiến tranh, có mặt trên khắp các mặt trận trong những năm tháng khốc liệt mà hào hùng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, thống nhất đất nước; nhanh chóng trở thành lực lượng nòng cốt và đạt được nhiều thành tựu qua nhiều tác phẩm xuất sắc, như đạo diễn/quay phim tài liệu Phan Trọng Quỳ, Ngọc Quỳnh, Ma Cường, Lưu Xuân Thư, Hồng Sến; các đạo diễn Khắc Lợi, Trần Đắc, Nguyễn Thụ, Bùi Đình Hạc; các nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ, Bành Bảo, Bành Châu...

Điện ảnh Việt Nam đồng hành với đất nước

Từ những bước đi đầu tiên đầy vinh dự và tự hào đó, điện ảnh Việt Nam đến nay đã có 50 năm thống nhất, hòa chung ngày đoàn tụ lớn lao của cả đất nước trong Đại thắng lịch sử mùa Xuân 1975.

Công tác đào tạo điện ảnh đã có một dấu mốc mới trong sự phát triển, được thể hiện ở tính liên tục, bài bản, đồng bộ, chính quy, với đội ngũ quản lý, giảng viên, nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến, được đào tạo trong nước và nước ngoài, tham gia nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu các ngành học, phát triển thêm ngành lý luận phê bình điện ảnh, kỹ thuật - công nghệ.

Lớp Diễn viên điện ảnh khóa II của Trường Điện ảnh Việt Nam gồm 21 học viên, như một gạch nối của công tác đào tạo từ trong kháng chiến tới ngày hòa bình, thống nhất (1973-1977). Họ đã có những vai diễn đầy ấn tượng ngay trong lúc đang theo học: Diễn viên Thanh Quý vai nữ chính trong phim “Chuyến xe bão táp”, “Những người đã gặp”, cùng sự tham gia của các diễn viên/bạn học cùng lớp như Bùi Cường, Hữu Mười, Vũ Đình Thân, Nguyễn Đăng Khoa, Bùi Bài Bình, Phương Thanh, Minh Châu, Diệu Thuần, Ngọc Thu... đã khẳng định một thế hệ diễn viên mới xuất sắc.

Sức hấp dẫn của nghệ thuật thứ 7
Nghệ sĩ Thanh Quý thời trẻ. 

Ngày hôm nay, sau hơn 50 năm vào học dưới mái trường, họ vẫn đang tiếp tục có những đóng góp có giá trị và ý nghĩa trong những bộ phim đầu tay, những tác phẩm mới của những đạo diễn thuộc thế hệ 8X, 9X của Điện ảnh Việt Nam đương đại và tiếp tục đứng trên giảng đường để truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho những tài năng trẻ.

Công tác đào tạo điện ảnh thay đổi để thích ứng

72 năm qua, điện ảnh Việt Nam trải qua những chặng đường phát triển mới với nhiều thử thách khi những người làm phim phải vượt qua những khó khăn thời bao cấp đến sự thích ứng với kinh tế thị trường. Những thế hệ tốt nghiệp các lớp đại học chính quy đầu tiên của nhà trường cùng những đồng nghiệp được đào tạo từ nước ngoài trở về đã xác định được vai trò là thế hệ tiếp nối xứng đáng của điện ảnh Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Các đạo diễn lớn lên sau chiến tranh đã có những góc nhìn mới về cuộc sống, con người Việt Nam từ trong quá khứ tới hiện tại, đặc biệt là đề tài hậu chiến với những tác phẩm có sức sáng tạo mới mẻ, những thể nghiệm thành công về nội dung và nghệ thuật.

Bước sang đầu thế kỷ XXI, đất nước tiếp tục vững bước trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế, điện ảnh nội địa luôn được khán giả ủng hộ và nhiệt tình đón nhận; các nhà làm phim đã luôn có nhiều tìm tòi, sáng tạo về nghệ thuật, hình thức thể hiện nhằm đáp ứng được nhu cầu giải trí ngày càng đa dạng của đông đảo khán giả.

Công tác đào tạo lĩnh vực điện ảnh cũng luôn phải làm mới, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng chuyển đổi số, sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội cũng như trí tuệ nhân tạo đã làm tăng khả năng tiếp cận của nhiều tầng lớp khán giả, hội nhập sâu rộng hơn vào đời sống điện ảnh chung của thế giới; đặc biệt khi không gian mạng đã trở thành một điểm dừng xem phim của khán giả thế hệ mới.

Đây là thách thức không nhỏ đối với những người dạy và học điện ảnh ngày nay. Những người làm phim trẻ đương đại được đào tạo đa dạng hơn từ các cơ sở giáo dục đại học tư thục bên cạnh những cơ sở giáo dục đại học công lập với bề dày truyền thống, cũng như được học tập tại các quốc gia có nền công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí phát triển hàng đầu hiện nay hoặc tự học hỏi để làm phim.

Phim truyện "Những người viết huyền thoại" - một trong những phim đạt giá trị nghệ thuật cao về đề tài chiến tranh cách mạng.

Do vậy, nhiệm vụ hàng đầu đặt ra đối với những người làm công tác đào tạo ngày nay nhằm đáp ứng những nhu cầu mới, sự phát triển mới của người làm phim và người xem; của người dạy và người học làm phim đã được đặt ra trong các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực điện ảnh với những mục tiêu cụ thể về: Nghiên cứu công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu tư chương trình đào tạo chuyên sâu, đặc thù cho ngành điện ảnh thông qua chính sách học bổng đào tạo đội ngũ các nhà làm phim chuyên nghiệp.

Xây dựng kế hoạch đào tạo cấp bách đội ngũ các nhà quản lý điện ảnh, có đủ trình độ và năng lực phát triển điện ảnh Việt Nam mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn vừa là ngành nghệ thuật, vừa là một ngành kinh tế.

Tạo điều kiện cho các nhà làm phim trẻ, phim đầu tay, công chúng yêu điện ảnh tổ chức các hoạt động chuyên đề thường xuyên, chia sẻ các thông tin, cập nhật các xu hướng điện ảnh mới, giao lưu trình chiếu các bộ phim nghệ thuật, phim thể nghiệm, tài liệu, khoa học, môi trường... 

Có thể thấy từ năm 1975 đến nay, điện ảnh Việt Nam đã trải qua từng chặng đường phát triển với nhiều sự lột xác, tự làm mới mình để khẳng định những nỗ lực hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo, sức sáng tạo không ngừng những người làm điện ảnh cùng với sự hỗ trợ từ những chính sách kịp thời của Nhà nước, với nền tảng vững chắc là cội nguồn văn hóa dân tộc, tính nhân văn của con người và đất nước Việt Nam.

Là một nền nghệ thuật cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập, điện ảnh Việt Nam luôn lấy tiêu chí giáo dục tư tưởng tình cảm cho nhân dân bằng chất lượng nghệ thuật cao làm mục đích phấn đấu.

 

Tiến sĩ, NSƯT NGUYỄN THỊ THU HÀ (Phó vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Theo https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/suc-hap-dan-cua-nghe-thuat-thu-7-81...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
GTCT đêm
Thời sự tối 23/4/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 24/04/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhịp cầu âm nhạc
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Thực hiện việc sắp xếp tinh gọn tại các địa phương
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Các trường THCS tập trung ôn thi vào lớp 10
07:10Phim tài liệu: Ân nhân của người Lính Mỹ
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
08:00Phim truyện: Pháp y tần minh – Người đọc tâm T14
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra thế giới
09:30Thế giới quanh ta
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T10
10:45Chương trình Tiếng Thái
11:00Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T714
11:15Thể thao bốn phương
11:30Ký sự: Huế - Đà Nẵng: Tiến về Sài Gòn T4
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T19
12:45Nhìn ra tỉnh bạn
13:15Khám phá thế giới
13:40Phóng sự: Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc
13:50Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T713
14:05Sắc mầu văn hóa
14:35Chương trình Tiếng Mường
14:50CM Diễn đàn cử tri: Thực trạng hệ thống điện sẩn xuất và tiêu dùng tại xã Ân Nghĩa
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T1
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Giai điệu trẻ
16:35Bạn của nhà nông
17:00Chương trình Tiếng Thái
17:15Ký sự: Huế - Đà Nẵng Tiến về Sài Gòn - T4
17:30Phim truyện: Người tuyệt với nhất T88
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Mai Châu
18:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Thông cáo Báo chí về việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hòa Bình
20:25Phóng sự: Hiệu quả thực hiện sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe của Công an tỉnh
20:35Phim truyện: Tình yêu ngang qua T21
21:20Chương trình tiếng Mường
21:35Phim truyện: Sóng gió nơi thị thành T27
22:10Phóng sự: Những vấn đề đặt ra đối với việc bảo hộ sản phẩm OCOP
22:20Chuyên mục Nội chính: Trách nhiệm bộ phận một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
23:05Bản tin thể thao
23:10Phim truyện: Ngã rẽ số phận T24
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 24/04/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Ca nhạc quốc tế
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng Phát thanh Hòa Bình
15:03Ca nhạc quốc tế
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30Chuyên mục Đất và người Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15Chương trình Phát thanh Khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30Chuyên mục Đất và người Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
25°C
0.49m/s 96%
25/04
Weather Hoa binh
24°C
22°C
26/04
Weather Hoa binh
27°C
22°C
27/04
Weather Hoa binh
30°C
23°C