Quảng bá tinh hoa của làng nghề Việt Nam

08:03 10/11

Tối 9/11, Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023 do Bộ NN&PTNT và UBND thành phố Hà Nội tổ chức đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long.

Bảo tồn và phát triển Làng nghề Việt Nam - Ảnh 1.
Các đại biểu ấn nút khai mạc Festival làng nghề
Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Lễ Khai mạc Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam có sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, đại diện một số tổ chức quốc tế và các nghệ nhân, thợ giỏi được vinh danh.

Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 nhằm gìn giữ, bảo tồn, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, hình thành các nét văn hóa đương đại của làng nghề Việt Nam. Trong đó, lấy các làng nghề của thành phố Hà Nội làm trung tâm để lan tỏa cho các địa phương khác trên cả nước.

Festival tạo môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề, tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động trong các làng nghề; quảng bá, giới thiệu các làng nghề, phố nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội và trên cả nước.

Festival cũng nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của làng nghề Việt Nam tới bạn bè quốc tế, thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển du lịch, thể hiện dòng chảy văn hóa Việt Nam thông qua sự phát triển của các làng nghề.

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết: "Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam trải qua lịch sử phát triển nghìn năm. Bàn tay khéo léo, trí óc sáng tạo của bao thế hệ nghệ nhân, thợ giỏi dày công 'thổi hồn' cho từng tác phẩm độc đáo, tinh tế, chuyển tải di sản văn hóa, nét đẹp truyền thống của cộng đồng, dân tộc, vừa có tính ứng dụng, gần gũi, vừa có tính thẩm mỹ, nghệ thuật".

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trong khi đô thị được xem là hình ảnh đại diện cho mức độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thì nông thôn chính là nơi gìn giữ trọn vẹn đời sống tinh thần, bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị cốt lõi thấm đẫm tình đất, tình người. Nếu như các thiết bị điện tử, công nghệ được xem là biểu hiện của sự năng động về khoa học - kỹ thuật của các quốc gia, thì các tác phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề chính là nét tinh hoa, khi tài nguyên bản địa được kết tinh thành giá trị văn hóa - xã hội, đậm đà bản sắc của mỗi quốc gia - dân tộc.

Hàng nghìn làng nghề nông thôn, làng nghề truyền thống trải khắp đất nước, những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống, đã đóng góp giá trị to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Mỗi làng nghề đều gắn liền với câu chuyện đời sống vật chất, tinh thần, tiếp nối qua nhiều thế hệ và được chắt chiu, nâng niu trong từng sản phẩm.

"Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế thủ công mỹ nghệ gắn bó với nghề, với làng nghề, lan tỏa những nét đẹp, giá trị tích cực đến với cộng đồng, cùng bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề thủ công truyền thống, đóng góp cho chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng sống của cộng đồng người dân nông thôn", Bộ trưởng cho biết.

Bảo tồn và phát triển Làng nghề Việt Nam - Ảnh 2.
Bộ NN&PTNT phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Tọa đàm gặp gỡ 100 nghệ nhân, thợ giỏi 
Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Nhiều cơ chế để bảo tồn và phát triển làng nghề

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT tin tưởng rằng đội ngũ các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế thủ công mỹ nghệ Việt Nam, nhất là các thế hệ trẻ vẫn luôn tự tin và tự hào tìm kiếm, tạo dựng những giá trị vô tận từ tài nguyên bản địa đa dạng, bản sắc văn hóa, xã hội độc đáo, với đôi tay khéo léo, khoa học, sáng tạo sẽ biến thành những sản phẩm có giá trị. 

Ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, nhận thức sâu sắc giá trị của làng nghề nghề truyền thống, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 9 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn thủ đô. Trong đó, khẳng định ưu tiên phát triển nghề và sản phẩm nghề thủ công truyền thống. Thành phố ban hành Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời có nhiều cơ chế để bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn thủ đô.

Hiện nay, Hà Nội là địa phương có tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 56% tổng số làng nghề của cả nước. Mỗi làng nghề Hà Nội đều mang bản sắc riêng với những sản phẩm độc đáo theo phong cách văn hóa địa phương, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thành phố phấn đấu đến 2025 sẽ hình thành trung tâm phát triển thiết kế và giới thiệu sản phẩm OCOP quốc gia tại thủ đô, gắn với du lịch văn hóa và phát triển công nghiệp văn hóa, đồng thời phát triển 9 Trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP tại các huyện và thị xã.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, tại Fesival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023, Hà Nội tham gia 6 sự kiện bên lề, phối hợp với Bộ NN&PTNT triển khai nhiều hoạt động chính thức với mong muốn sẽ góp phần quảng bá sản phẩm làng nghề, đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch làng nghề của thủ đô và cả nước.

Trước đó, sáng (9/11), Bộ NN&PTNT phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Tọa đàm gặp gỡ 100 nghệ nhân, thợ giỏi đại diện cho hơn 2.107 nghệ nhân, thợ giỏi, và hơn 3.650.000 lao động trong lĩnh vực ngành nghề trong cả nước. Tại Tọa đàm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đề nghị Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn nghiên cứu đề xuất giải pháp để nâng cao giá trị các làng nghề, đặc biệt là những sản phẩm của nghệ nhân và thợ giỏi. Cùng với sự chủ động của các làng nghề. Bộ NN&PTNT sẽ kết nối doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm làng nghề.

Đỗ Hương (Theo https://baochinhphu.vn/quang-ba-tinh-hoa-cua-lang-nghe-viet-nam-10223111...)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Thời sự sáng 2.12
Thời sự tối 1/12/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 02/12/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình Văn hóa nghệ thuật
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Chuyên mục Món ngon: Hấp dẫn món thịt chua hạt dổi
06:30Thời sự sáng 2.12
07:00Phóng sự: Cần quan tâm đầu tư cho giáo dục vùng ĐBDTTS
07:10Phóng sự: Hiệu quả việc xuất khẩu lao động tại huyện vùng cao Đà Bắc
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Đà Bắc
07:45Tạp chí Thông tin kinh tế
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T62
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Tọa đàm: Vấn đề quản lý và khai thác các di tích cấp quốc gia
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Gamshow Căn phòng bí mật T18
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T937
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Truyền hình Quân Khu 3
11:45Thời sự trưa 2.12
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T44
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Văn nghệ cuối tuần
13:40Phóng sự: Phòng chống và điều trị bệnh Đau thắt lưng cho người dân vùng khó khăn
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T936
14:05Khám phá thế giới
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Sắc màu văn hóa : Nghề dệt thổ cẩm của người Thái Mai Châu
15:00 Phim truyện: Truy hồi công lý T39
15:45Thời sự trưa 2.12
16:00Bản tin thế thao 2.12
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn hóa Hòa Bình
17:00Chương trình: Khát vọng sống 377
17:10Chuyên mục An ninh Hòa Bình
17:30Phim truyện: Tư mỹ nhân T23
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 2.12
20:15Chuyên mục Nông thôn mới: Chung tay xây dựng đô thị văn minh
20:25Phim truyện: Khi em đẹp nhất T32
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bộ ba huyền thoại T3
22:15Phóng sự: Lan tỏa Phong trào hiến đất xây dựng công trình công cộng
22:25Thời sự Hòa Bình tối 2.12
22:55Bản tin thế thao 2.12
23:00Phóng sự: Nhân rộng các điển hình thi đua yêu nước
23:10Phim truyện: Tết này có ba phần I T6
23:55GTCT đêm 2.12

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 02/12/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Chương trình Dân ca
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình tiếng Thái
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Dân ca
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM Đại đoàn kết toàn dân
16:20CM Văn hóa bốn phương
16:30Chuyên mục Xây dựng Đảng
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn ( Kẻ trộm sách)
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Xây dựng Đảng
21:40CM Đại đoàn kết toàn dân
21:50CM Văn hóa 4 phương
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
19°C
0.99m/s 86%
03/12
Weather Hoa binh
25°C
19°C
04/12
Weather Hoa binh
23°C
21°C
05/12
Weather Hoa binh
20°C
19°C