Nhân lực văn hóa cơ sở: Ðừng để “một người, mười việc”

15:18 07/06

Nếu như ở các thành phố lớn, các đơn vị của trung ương có những khúc mắc trong câu chuyện biên chế, chế độ đãi ngộ, thì ở các địa phương, nguồn lực văn hóa đang rơi vào tình trạng “một người, mười việc”.

anhbaitren(2).jpg
Nguồn nhân lực văn hóa vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.Ảnh: Quang Vinh.
 
Chủ yếu là kiêm nhiệm

Hiện cả nước có khoảng 40 cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, 1 viện nghiên cứu có đào tạo tiến sĩ, khoảng 80 cơ sở đào tạo công lập và tư thục tham gia đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Thông tin từ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) năm 2023 cho biết, số cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các thiết chế văn hóa cấp tỉnh có trình độ đại học, cao đẳng trở lên đạt khoảng 60%; cán bộ có trình độ trung cấp chiếm khoảng 32%. Ở cấp huyện cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đại học, cao đẳng đạt khoảng 49%, trình độ trung cấp đạt khoảng 37%, số cán bộ có kinh nghiệm công tác trong ngành trên 5 năm chiếm khoảng 72%...

Có thể nói, nguồn lực của ngành văn hóa đã dần được cải thiện về cả lượng và chất. Nhưng nhìn vào bức tranh tổng thể vẫn còn đó những mảng màu sáng tối với nhiều bất cập. Nếu như ở các thành phố lớn, các đơn vị của trung ương có những khúc mắc trong câu chuyện biên chế, chế độ đãi ngộ, thì ở các địa phương, nguồn lực văn hóa đang rơi vào tình trạng “một người, mười việc”.

Nguyên nhân là do kinh phí hoạt động còn hạn chế. Căn cứ thực tế ở một số địa phương cho thấy kinh phí cho hoạt động văn hóa của cấp xã chỉ từ 6 - 7 triệu đồng/năm. Để duy trì hoạt động, người dân tự đóng góp kinh phí nhưng cũng chỉ đủ mua trà nước. Các đơn vị văn hóa cấp cơ sở luôn trong tình trạng thụ động khi không có kinh phí mua sắm trang thiết bị và tổ chức hoạt động…

Theo TS Hoàng Thị Bình - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, việc quản lý thiết chế văn hóa xã hiện nay đều bố trí cán bộ văn hóa xã kiêm nhiệm, nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố do trưởng thôn, bản, tổ dân phố quản lý. Trong khi, số cán bộ tại thôn, bản, tổ dân phố hiện chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

Tại các nhà văn hóa - khu thể thao thôn, làng, khu phố ở nhiều nơi hầu như không có cán bộ nghiệp vụ hướng dẫn, tổ chức các hoạt động có chuyên môn. Bên cạnh đó, công tác quản lý, tổ chức các hoạt động tại các nhà văn hóa xã, phường, thị trấn còn thiếu chủ động. Tại các nhà văn hóa đều chưa hình thành Ban chủ nhiệm, mặt khác chưa có nghiệp vụ để quản lý điều hành, chưa biết phối hợp với các ngành, đoàn thể để tổ chức sinh hoạt Hội, Đoàn mang tính cộng đồng, từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao.

“Việc quản lý tổ chức các hoạt động còn nhiều bất cập, nặng về cơ chế xin cho, thiếu chủ động, sáng tạo, chưa phát huy được hiệu quả cơ sở vật chất và tính năng sử dụng” - bà Bình bày tỏ.

Làm giàu từ văn hóa?

Dù không coi văn hóa là công cụ kiếm tiền, song chúng ta hoàn toàn có thể làm giàu từ văn hóa. Bởi bên cạnh đội ngũ trí thức, các văn nghệ sĩ, Việt Nam còn có đội ngũ nghệ nhân dân gian trong các lĩnh vực âm nhạc, hội họa, làng nghề truyền thống... Họ là những “báu vật sống” trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa như du lịch, thủ công mỹ nghệ, âm nhạc...

Nhằm tạo đòn bẩy phát huy nguồn nhân lực văn hóa, theo TS Nguyễn Thanh Xuân (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội), Việt Nam đang là quốc gia trung bình về phát triển công nghiệp văn hóa và còn nhiều dư địa phát triển. Chỉ khi chúng ta coi công nghiệp văn hóa là một ngành mũi nhọn thì lúc đó nguồn nhân lực trong các thiết chế văn hóa mới được đầu tư, quan tâm và tôn vinh đúng mức.

Bà Xuân cũng cho rằng, hiện nay ngoài những nghệ nhân đã được biết đến, được vinh danh, còn rất nhiều “hạt ngọc quý” ẩn trong dân gian. Rất cần sự vào cuộc của cơ quan quản lý văn hóa địa phương một cách sâu sát, có thể “đãi cát tìm vàng”, để các nghệ nhân dân gian tiếp tục cống hiến cho sự phát triển văn hóa đất nước.

Cùng với đó, cần đổi mới chính sách tiền lương, phụ cấp và bảo hiểm xã hội, nhất là đối với đội ngũ cán bộ bán chuyên trách như già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín và những người có những đóng góp, cống hiến lớn trong việc gìn giữ, phát triển và chấn hưng nền văn hóa.

( Theo https://daidoanket.vn/nhan-luc-van-hoa-co-so-ung-de-mot-nguoi-muoi-viec-...)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Cửa tử hắc ám T45 (Phần 2)
Thời sự tối 20/6/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 21/06/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Belero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20CM Khuyến nông: Xây dựng vùng nguyên liệu nông sản cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Cảnh báo tình trạng sạt lở đất đá mùa mưa bão
07:10CM Hộp thư truyền hình: Vấn đề tranh chấp đất đai kéo dài ở xã Hòa Bình
07:20 Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T17
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50CM An sinh XH: Tăng cường truyền thông về BHXH 1 lần
09:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T72
09:35Phóng sự: Hòa Bình nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
09:45Tạp chí Thông tin kinh tế
10:00Phim truyện: An gia thiên hạ T52
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T773
11:15Tạp chí Văn hóa xã hội
11:30PS: Cần nhân rộng các mô hình Thi đua yêu nước
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám T45 (Phần 2)
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40CM CCB: Hội CCB Kim Bôi với phong trào XD NTM đô thị văn minh
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T772
14:05Thế giới động vật
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50CM Xây dựng Đảng: Xây dựng Đảng với công tác phòng chống tham nhũng
15:00Téc phím + Phim truyện: Má tôi làm đại gia T28
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Nhìn ra thế giới
17:20Phóng sự: Cảnh báo tai nạn do sét đánh trong mùa mưa bão
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T24 (P2)
18:15 Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:10 Truyền hình trực tiếp Lễ Trao giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII
21:45Chuyên mục An ninh Hòa Bình
21:55Chương trình tiếng Mường
22:10Phóng sự: Vai trò của Báo chí đối với sự phát triển KT- XH
22:25Phóng sự: Đảm bảo an toàn lưới điện mùa mưa bão
22:35Thời sự Hòa Bình tối
23:00Bản tin thể thao
23:05Phóng sự: Đẩy nhanh việc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
23:15 Phim truyện: Ngã rẽ số phận T21
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 21/06/2024

05:00 Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Người cao tuổi
10: 20Văn hóa HB
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10 CM NTM đô thị văn minh
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30Văn hóa HB
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn (Hồng lâu mộng)
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Văn hóa HB
21: 40CM NTM đô thị văn minh
21: 50CM Những bông hoa giữa đời thường
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
36°C
1.23m/s 57%
22/06
Weather Hoa binh
33°C
27°C
23/06
Weather Hoa binh
34°C
26°C
24/06
Weather Hoa binh
30°C
26°C