Nghi lễ truyền thống trong lễ hội ở 4 mường

08:13 03/02

Mỗi độ Tết đến, Xuân về, các bản làng ở 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động lại hân hoan mở hội. Cùng với bảo tồn, phục dựng các lễ hội thì nhiều nghi lễ, nghi thức độc đáo được tái hiện, tạo ấn tượng và sức hút với người dân cùng đông đảo du khách.

Nghi thức "Đường cày đầu Xuân" khởi đầu cho năm mới với vụ mùa bội thu trên cánh đồng Mường Bi, xã Phong Phú (Tân Lạc).

Đường cày đầu Xuân

Còn có những tên gọi khác là "xuống đồng”, "đi cày, đi cấy đầu Xuân”, nghi thức đường cày đầu Xuân tái hiện tại không gian Lễ hội Khai hạ của dân tộc Mường ở vùng Mường Bi (Tân Lạc). Theo quan niệm xưa, ngày Xuân cày ruộng tịch điền gắn với nghi lễ tế trời, khai đất, vừa mang ý nghĩa thiêng liêng, vừa trần thế nhằm coi trọng nông nghiệp, khuyến khích thần dân trăm họ chăm lo sản xuất, cũng chính là lời khuyên, bài học lớn mà cha ông luôn nhắc nhở các thế hệ con cháu.

Trong cuộc sống hôm nay, nghi thức "đi cày, đi cấy đầu Xuân" được khôi phục và trở thành nét đẹp văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu. Trên cánh đồng thực hành nghi thức, nam giới khỏe mạnh có nhiệm vụ điều khiển "bạn đồng hành” là những chú trâu to, khỏe và chiếc cày với lưỡi thật sắc, thật chắc chắn để tạo thành những đường cày vừa thẳng, vừa sâu. Kế bên là chị em thoăn thoắt nhổ mạ bỏ vào quanh gánh, chuyển đến ruộng cấy kịp thời. Công việc diễn ra trong không khí sôi động tạo sự khởi đầu tốt lành của năm mới. Bà con vùng Mường Bi quan niệm, chưa có nghi lễ này thì nông dân chưa được xuống đồng. Ngày mùa chính thức bắt đầu khi nghi lễ diễn ra xong.

Rước bông cơm, trái lúa

Ở vùng Mường Vang (Lạc Sơn) có nhiều lễ hội được tổ chức trong tháng Giêng, lễ hội nào cũng đặc sắc. Trong đó phải kể đến Lễ hội đình Khênh, xã Văn Sơn diễn ra từ ngày 12 - 13 tháng Giêng. Đến đây, bạn sẽ được khám phá nhiều nghi lễ, nghi thức và tục trò. Điển hình là nghi lễ rước bông cơm trái lúa và ban lúa lộc đầu Xuân. Nghi lễ này diễn ra từ sáng sớm. Đoàn rước kiệu, dẫn đầu là thầy mo, phía cuối là dàn sắc bùa cùng hàng trăm dân làng ra miếu làm thủ tục cúng lễ để rước kiệu lúa về đình làm hội. Những bông lúa sau đó được bó thành từng bó nhỏ, buộc bằng sợi chỉ màu dành ban lộc cho mọi người. Trong ngày đầu Xuân năm mới, ai về dự hội đều rất vui khi được nhận những trái lúa tròn mẩy buộc sợi chỉ đỏ, chỉ vàng tượng trưng cho sự may mắn và mong ước mùa vàng bội thu. Nghi lễ chứa đựng ý nghĩa nhân văn, mang tài lộc, phú quý đến với mọi người, mọi nhà.

Đập đụn thóc

Vào mồng 7 - 8 tháng Giêng hàng năm, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mở hội xuân Mường Động. Một trong những nghi thức khá thú vị ở lễ hội của vùng Mường Động là đập đụn thóc. Người làng Chiềng Động làm lễ tại quán Đồng Bãi (nơi dừng chân nghỉ ngơi cộng đồng), cách đình Chiềng Động khoảng 300m về hướng Nam. Sáng sớm mồng 7, khi mọi người đến tập trung, mâm lễ vật đã chuẩn bị chu đáo, đầy đủ, ông thủ từ thắp hương, khấn thổ công, thổ địa xin phép để nghi lễ được tiến hành.

Ở vùng này, đụn đựng lúa được đan bằng nứa, quây lại thành hình trụ tròn cao từ 2,5 - 3 m, rộng cũng từ 2,5 - 3m, phía dưới kê đá, trên lợp gianh, thân đụn được khoét một cửa hình vuông vừa đủ để mỗi khi lấy lúa ra làm. Tham gia nghi lễ có 10 người trở lên, chủ yếu là lứa tuổi thiếu niên. Ông từ là người chỉ huy lễ đập đụn, các thiếu niên mỗi người cầm một gậy bằng tre, dài khoảng 60 - 80cm, đi đầu là 2 thiếu niên cầm cờ hiệu, tiếp đó là ông chỉ huy cầm trống lệnh để đánh điều hành. Sau khi xin phép được các thần, đoàn đập đụn khởi hành từ quán Đồng Bãi đi sang Gò Đầm, đến Quê Rù, qua xóm Rảnh, rồi về xóm Chiềng. Trong suốt chặng đường đập đụn, đoàn sẽ vào bất cứ gia đình nào trong làng, cùng nhau lấy gậy đập vào đụn thóc, ông chỉ huy thì đánh trống lệnh. Có khi vì quá hăng say, mải mê đập mà đụn thóc có thể bị thủng hoặc vỡ thì gia chủ cũng không được kêu ca gì. Ngụ ý chính là để cho các em đập một lúc, liền lúc đó gia chủ sẽ làm một lễ, ra xin các em không đập nữa, lúc đó đoàn sẽ dựng lại. Lễ ra xin là bánh trái.

Những bó lúa tượng trưng cho may mắn, tài lộc được ban cho người dân và du khách đến Lễ hội đình Khênh, xã Văn Sơn (Lạc Sơn).
 

 

Nghi lễ rước nước trong Lễ hội Khai mùa Mường Thàng.

 

Khi đoàn đã đến đập đụn thóc của 7 - 10 gia đình, ông chỉ huy cho đoàn quay về quán Đồng Bãi. Trên đường về, các em vứt gậy đụn xuống sông, suối. Lễ đập đụn thóc nhằm xua đuổi tà ma ra khỏi làng xóm, để mọi người được khỏe mạnh, yên tâm làm ăn, mọi vật sinh sôi phát triển.

Rước nước và ban nước lành

Ở gần miếu Cả, xã Dũng Phong (Cao Phong) có một giếng cổ, nước đầy ăm ắp quanh năm và trong tới tận đáy. Người dân trong vùng gọi đây là giếng thần. Tại Lễ hội Khai mùa Mường Thàng tổ chức vào mồng 6 tháng Giêng hàng năm, một trong những nghi thức quan trọng của lễ hội là rước nước từ giếng cổ. Trước khi làm lễ, các nam thanh nữ tú dùng gáo tre lấy nước tại giếng cổ, trao cho thầy cúng dâng lên trước ban thờ miếu Cả cầu cho mọi việc sạch sẽ, mát mẻ, mọi người an lành, mạnh khỏe, mọi vật sinh sôi. Sau lễ tế Thành Hoàng tại miếu đến màn rước nước cùng rước Thành Hoàng về sân hội.

Một nghi lễ tương tự cũng được tái hiện tại Lễ hội đền Trường Khạ, thị trấn Vụ Bản thuộc vùng Mường Vang. Lễ hội diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng và tổ chức 3 năm 1 lần. Sau lễ bắn trâu trắng bằng ống phốc sẽ tới nghi lễ ban nước lành. Nước được lấy từ Vó đền cách khoảng 100m về hướng Đông Bắc. Theo lời kể của người dân trong vùng, Vó đền này nổi tiếng linh thiêng. Người dân đi làm đồng múc uống thấy nước rất mát, song không ai dám lấy nước rửa mặt vì sợ thần Vó quở trách. Nghi lễ bắt nguồn từ câu chuyện tương truyền trước đây ở địa phương có một người bị bệnh hiểm nghèo, đã chữa chạy rất nhiều thuốc thang, qua nhiều thầy lang nổi tiếng quanh vùng nhưng không chữa khỏi. Gia đình lo lắng mang người bệnh đến ở khu bãi Trường Khạ, hàng ngày mang cơm ra phụng dưỡng. Không ngờ từ ngày ra sống ở đây, bệnh tình ngày một thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Mọi người đều nghĩ rằng nước vó lành, có khả năng chữa bệnh nên từ đó tiếng lành đồn xa. Bởi vậy, mỗi khi tổ chức hội đền, Ban Tổ chức thường làm nghi lễ ban nước lành cho người dân đến dự hội.

Thay lời kết

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các nghi lễ thực hành, tái hiện ở lễ hội của 4 vùng Mường là sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh sâu sắc được cộng đồng tổ chức trang trọng, linh thiêng. Nghi lễ cũng thay lời dân Mường thỉnh cầu ước nguyện với trời đất, thần thánh, tổ tiên cho mưa thuận, gió hòa, gửi gắm một vụ mùa bội thu, năm mới ấm no, mọi người mạnh khỏe, bình yên về trên bản Mường.

Từ sau khi nhiều lễ hội ở 4 Mường được quan tâm phục dựng với đầy đủ các nghi trình, nghi thức, cùng các hoạt động phần hội phong phú, đời sống tín ngưỡng, tinh thần của người dân được đáp ứng, nhận thức trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, các giá trị truyền thống được nâng cao. Những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc được giới thiệu, quảng bá rộng khắp, góp phần tăng sức hấp dẫn cho điểm đến văn hóa, du lịch Hòa Bình. Cộng đồng 4 Mường mong chờ, du kháchkhám phá các nghi thức độc đáo và trải nghiệm hoạt động lễ hội Xuân.

Thái Duy (Theo HBĐT)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Nhìn ra tỉnh bạn
Thời sự trưa 10/2/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 10/02/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình Văn hoá nghệ thuật
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân
06:30Thời sự sáng 10.2
07:00Phóng sự: Kết quả nổi bật công tác tuyên giáo năm 2024
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Tạp chí Thông tin kinh tế
07:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T9
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Tọa đàm: Chiêng Mường – Giá trị tinh thần trong đời sống của người Mường Hòa Bình
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Phim truyện: Bác Ba Phi T26
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T641
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Phóng sự: Cơ hội và thách thức cho thị trường Xuất khẩu tỉnh HB năm 2025
11:45Thời sự trưa 10.2
12:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T36
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Thế giới động vật
13:40Chuyên mục Sắc màu văn hóa
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T640
14:05Văn Hòa Hòa Bình
14:25 Chương trình tiếng Thái
14:40 Chuyên mục Miền quê
15:00Phim truyện: Ánh đèn nơi thành thị T26
15:45Thời sự trưa 10.2
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn nghệ cuối tuần
17:05Chương trình: Tiếng Mường
17:20Phóng sự: Những kết quả triển khai Đại hội Đảng các cấp
17:30Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T15
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương TP Hoà Bình
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 10.2
20:15Chuyên mục Xây dựng Nông thôn mới: Yên Thủy phấn đấu thành huyện NTM
20:25Phim truyện: Tết này có ba P1 – Tập 10
21:10Chương trình tiếng Mường
21:25Phim truyện: Ánh đèn nơi thành thị T22
22:10Phóng sự: Vai trò của Báo chí đối với sự PT KTXH năm 2024 của tỉnh Hòa Bình
22:30Thời sự Hòa Bình đêm 10.2
22:55Bản tin thể thao
23:00Chuyên mục xây dựng Đảng: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình học tập và làm theo Bác
23:10Phim truyện: Tình yêu ngang qua T16
23:55 GTCT đêm 10.2

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 10/02/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Chương trình Dân ca
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống (0017)
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Dân ca
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10 Chuyên mục Lao động và việc làm
16:20 Chuyên mục Nông thôn mới đô thị văn minh
16:30Chuyên mục Xây dựng Đảng
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30 Chuyên mục Xây dựng Đảng
21:40 Chuyên mục lao động và việc làm
21:50 Chuyên mục Nông thôn mới đô thị VM
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
18°C
1.89m/s 60%
11/02
Weather Hoa binh
24°C
15°C
12/02
Weather Hoa binh
21°C
17°C
13/02
Weather Hoa binh
22°C
18°C