Luật Di sản văn hóa sửa đổi đáp ứng yêu cầu của thực tiễn

15:24 27/05

Sau hơn 20 năm Luật di sản văn hóa (DSVH) được ban hành (năm 2001) và hơn 10 năm luật được sửa đổi bổ sung (năm 2009), thực tiễn và lý luận sự nghiệp xây dựng và bảo tồn, phát huy giá trị của các DSVH đang đòi hỏi phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật DSVH. Chính vì thế, việc ban hành lần thứ hai Luật DSVH sửa đổi là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Cần thừa nhận sở hữu tư nhân về di sản văn hóa

 Văn bản của Luật DSVH sửa đổi lần này đã có những đổi mới đáng ghi nhận. Đó là đưa việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu thành chương IV (từ điều 50 đến điều 60), việc bổ sung chương V (từ điều 61 đến điều 74) về hoạt động bảo tàng vào Luật DSVH sửa đổi mà Quốc hội khóa XV sẽ thông qua. Đồng thời, các điều, khoản, mục của các chương cũng được tu chỉnh, biên tập rất cẩn thận. Tuy nhiên, điều cần lưu tâm ở văn bản Luật DSVH sửa đổi lần này trước hết là vấn đề sở hữu DSVH. Điều 4 với 5 khoản đã quy định rõ ràng vấn đề sở hữu di sản, các di sản thuộc sở hữu toàn dân, nhưng thực tiễn có vấn đề sở hữu tư nhân về DSVH.

Luật Di sản văn hóa sửa đổi đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
 Nghi thức rước rồng tại Lễ hội Tràng An 2024. Ảnh: MINH ĐƯỜNG 

Thống kê đến nay cả nước đã có 70 bảo tàng mà văn bản dùng thuật ngữ là bảo tàng ngoài công lập. Ở văn bản Luật DSVH năm 2001 chúng ta gọi là bảo tàng tư nhân, đến văn bản Luật DSVH năm 2009 sửa đổi, chúng ta thay bằng thuật ngữ bảo tàng ngoài công lập. Dù là bảo tàng tư nhân hay bảo tàng ngoài công lập, hiện vật ở các bảo tàng này không thuộc sở hữu toàn dân, mà sở hữu các hiện vật này thuộc về từng cá nhân cụ thể, tức là sở hữu tư nhân. Chúng ta ghi nhận và mong muốn phát triển bảo tàng ngoài công lập (bảo tàng tư nhân) mà không thừa nhận sở hữu tư nhân về DSVH là mâu thuẫn, nếu không muốn nói cản trở sự phát triển của bảo tàng nói chung, trong đó có bảo tàng ngoài công lập. Chưa kể, các nhà sưu tập cổ vật, có rất nhiều cổ vật trong tay, trong kho của gia đình, của cá nhân thì không thể coi đây là sở hữu di sản toàn dân được.

 Cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thừa nhận nhiều thành phần kinh tế, thì thừa nhận sở hữu tư nhân về DSVH không ảnh hưởng gì sở hữu toàn dân về DSVH. Kinh nghiệm của các nước phát triển rất chú trọng phát triển bảo tàng tư nhân, khiến cho bảo tàng là một thiết chế văn hóa vừa đóng góp vào phát triển văn hóa, vừa đóng góp phát triển kinh tế của các quốc gia này. Vì thế, trong Luật DSVH sửa đổi lần này nên ghi rõ trong Điều 4 vấn đề sở hữu DSVH tư nhân. Đồng thời ở chương V, cũng nên ghi rõ hoạt động của bảo tàng ngoài công lập (bảo tàng tư nhân) từ nội dung hoạt động đến nguồn lực (nhân lực, vật lực).

Xây dựng ngân hàng dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa

 Luật DSVH sửa đổi lần này cần lưu tâm bối cảnh của thời đại. Cả nhân loại, trong đó có dân tộc Việt Nam đã bước vào Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vậy Luật DSVH sửa đổi lần này có chú ý gì tới đặc điểm này của thời đại? Phải ghi nhận, văn bản lần này đã chú ý đặt sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị DSVH trong cách mạng 4.0, nhất là nhiệm vụ của nhà nước. Tuy nhiên, cần thấy, cách mạng 4.0 đã lan tỏa tới mọi không gian, tới từng gia đình. Sử dụng mọi thành tựu của công nghệ thông tin trong cách mạng 4.0 trong công cuộc bảo tồn, bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phải được đặt ra trong Luật DSVH sửa đổi lần này. Không thể lấy các nội dung và hình thức của việc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, làm nhiệm vụ của nhà nước trong Luật DSVH sửa đổi. Bởi nội dung của Nghị quyết 52 bao gồm nhiều vấn đề của sự nghiệp thực hiện Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Luật Di sản văn hóa sửa đổi đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
Du khách tham quan Nhà trưng bày Khởi nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang). Ảnh: HOA LƯ 

Chúng ta phải căn cứ vào đặc thù của DSVH, cả vật thể lẫn phi vật thể và di sản tư liệu, cũng như thực tiễn của công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị DSVH những năm qua. Từ năm 1996, Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xây dựng và phát triển data bank (ngân hàng dữ liệu) DSVH tại Viện âm nhạc (Học viện âm nhạc quốc gia) và Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Các di sản âm nhạc, DSVH của 54 tộc người đã được lưu trữ ở đây. Kế thừa những việc đã làm của hai data bank DSVH phi vật thể này là công việc nên làm. Chưa kể data bank về di tích được xây dựng và vận hành tại Viện bảo tồn di tích cũng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hướng tới một data bank quốc gia về DSVH là một điều phải ghi trong Luật DSVH sửa đổi, đồng thời nghĩ tới các sáng tạo văn hóa từ các lưu trữ này.

 Luật DSVH sửa đổi lần này chú trọng vai trò nghệ nhân, nhưng tiếc là vai trò danh nhân chưa được quan tâm đúng mức. Các cụ nhà nho khẳng định, nước ta là một nước văn hiến. Văn bản lần này chỉ đề cập nơi sinh của danh nhân, tác phẩm khoa học của danh nhân. Giá như văn bản đề cập danh nhân, trong tương quan với nghệ nhân thì tốt biết bao. Hiện tại, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc đã vinh danh 7 danh nhân Việt Nam là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương và Lê Hữu Trác. Ở trong nước, chúng ta cũng vinh danh nhiều danh nhân có sự đóng góp cho đất nước và dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Vậy tại sao, trong Luật DSVH sửa đổi lần này không đề cập đến danh nhân? Tựu trung, Luật DSVH bổ sung lần này có nhiều điểm mới, song vẫn có nhiều vấn đề cần bàn bạc và suy ngẫm thêm. 

 GS, TS Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

Theo https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/luat-di-san-van-hoa-sua-doi-dap-ung...

 

 

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
GTCT đêm
Thời sự tối 17/6/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 18/06/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20CM Xây dựng Đảng: Xây dựng Đảng với công tác phòng chống tham nhũng
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Đẩy nhanh việc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
07:10PS: Tỉnh Hòa Bình sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 01 của Bộ chính trị
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương TPHB
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T14
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:10CM KTTT: Hiệu quả hoạt động Qũy hỗ trợ HTX
09:20CM Pháp luật và Đời sống: Đẩy mạnh tuyên truyền về Luật đất đai
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện: An gia thiên hạ T49
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T770
11:20Tạp chí TTKT
11:35Phóng sự : Tỉnh Hòa Bình tăng cường các biện pháp giải ngân vốn đầu tư công
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử Hắc ám P2.T42
12:45Chương trình Văn hóa nghệ thuật
13:15Hành trình khám phá
13:40Phóng sự: ý nghĩa của Phong trào Hiến máu cứu người
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T769
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Phóng sự: Chuyên mục ĐS- PL: Tăng cường phổ biến pháp luật cho người uy tín
15:00Phim truyện: Má tôi làm đại gia T25
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Giai điệu quê hương
16:35Tạp chí Văn hóa xã hội
16:50CM: Tiếng nói từ các Miền quê
17:00Chuyên mục SMVH: Đặc sắc nghề thêu truyền thống của người Dao quần Chẹt
17:15CM Cải cách hành chính: Đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường Điện tử
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2- T21
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15PS: Cần nhân rộng các mô hình Thi đua yêu nước
20::25Phim truyện: Người mẹ kế kỳ lạ T9
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bản án lương tâm T11
22:10CM CCB: Hội CCB Kim Bôi với phong trào XD NTM đô thị văn minh
22:20Thời sự Hòa Bình tối 18.6
22:45Bản tin thể thao
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Ngã rẽ số phận T18
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 18/06/2024

05:00 Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
Giai điệu quê hương
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống ( 0040)
16:30CT Văn hóa Hòa Bình
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19: 00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19: 15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CT Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa vừa
29°C
1.13m/s 82%
19/06
Weather Hoa binh
35°C
28°C
20/06
Weather Hoa binh
36°C
27°C
21/06
Weather Hoa binh
36°C
28°C