Lan tỏa nét đẹp văn hóa Chăm đến du khách Thủ đô

15:28 24/02

Giữa lòng Hà Nội, nơi Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, những điệu múa và tiếng trống Chăm vẫn vang lên mỗi ngày, mời gọi du khách đến và hòa mình vào không gian văn hóa rực rỡ sắc màu.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa Chăm đến du khách Thủ đô- Ảnh 1.
Trống Paranưng, trống Ghinăng và kèn Saranai – 3 nhạc cụ truyền thống không thể thiếu
trong những lễ hội lớn nhỏ của đồng bào Chăm.
Ảnh: VGP/Minh Thúy

Nghệ thuật múa Chăm gắn với đời sống văn hóa người Chăm

Trong sân khấu nhỏ giữa khu làng Chăm được tái hiện tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, đoàn múa Chăm chậm rãi bước ra. Chị Kaya Mưh (nghệ nhân, đại diện đoàn múa Chăm) cho biết, khi múa, người Chăm không chỉ nhảy mà còn nói chuyện với tổ tiên, với thần linh, mỗi động tác đều có ý nghĩa riêng. Múa Chăm không chỉ đơn thuần là một điệu nhảy, mà còn là cả một thế giới huyền bí, nơi từng cử động hòa quyện cùng âm nhạc để kể về lịch sử, tín ngưỡng và tâm hồn của một dân tộc đã sống hàng nghìn năm trên dải đất miền Trung của đất nước.

Nghệ thuật múa Chăm có lịch sử hàng nghìn năm, gắn liền với đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Chăm. Trong những đền tháp cổ kính ở Ninh Thuận, Bình Thuận hay Tây Nguyên, tượng các vũ nữ Apsara đã được chạm khắc trên đá từ hàng thế kỷ trước, minh chứng cho sự trường tồn của loại hình nghệ thuật này.

Trong số những vũ điệu cổ xưa, múa Apsara là điệu múa nổi tiếng nhất, tái hiện hình ảnh các tiên nữ giáng trần. Những động tác uyển chuyển, chậm rãi mang đậm nét huyền bí, tựa như sóng nước vỗ về bờ cát.

Bên cạnh đó, múa đội nước là biểu tượng của người phụ nữ Chăm duyên dáng, kiên cường, vừa uyển chuyển nhưng vẫn giữ được sự chắc chắn khi giữ thăng bằng chiếc chum nước trên đầu. Để tập được điệu múa này, các vũ công phải rèn luyện trong nhiều năm để có thể di chuyển nhịp nhàng mà không làm rơi vật dụng.

Một điệu múa khác đầy cuốn hút là múa quạt, nơi từng chuyển động của chiếc quạt giấy tạo ra hình ảnh sống động, như chim công xòe cánh giữa không gian lễ hội. Nhưng ấn tượng nhất có lẽ là múa trống - sự kết hợp giữa múa và đánh trống Paranưng.

"Người múa vừa là vũ công, vừa là nhạc công, phải giữ được nhịp điệu nhưng vẫn thể hiện được cái hồn của điệu múa", nghệ nhân Kaya Mưh giải thích.

Tiếng trống vang vọng và hơi thở của Saranai

Khi các vũ công bắt đầu chuyển động, cũng là lúc tiếng trống Ghinăng, Paranưng và tiếng kèn Saranai ngân lên, mở ra một thế giới khác, nơi âm nhạc hòa cùng vũ điệu để tạo nên linh hồn của nghệ thuật Chăm.

Nghệ nhân Đàng Chí Quyết nâng kèn Saranai lên môi, thổi những âm thanh đầu tiên. Tiếng kèn réo rắt, khi da diết, khi rộn ràng, như một sợi dây vô hình kết nối con người với thần linh.

"Saranai không giống các loại kèn khác, âm thanh của nó không chỉ để nghe mà còn để cảm nhận. Mỗi giai điệu đều mang theo tâm tình của người thổi. Loại kèn này có hình dáng nhỏ nhắn nhưng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, đặc biệt là khả năng giữ hơi để tạo ra những âm thanh liền mạch, ngân dài không dứt. Trong các nghi lễ quan trọng của người Chăm như lễ hội Katê, Rija Nưgar, tiếng Saranai là phần không thể thiếu. ", nghệ nhân Đàng Chí Quyết chia sẻ.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa Chăm đến du khách Thủ đô- Ảnh 2.
Đông đảo du khách lắng nghe âm nhạc Chăm.
Ảnh: VGP/Minh Thúy

Nếu Saranai là giọng hát thì trống Ghinăng và Paranưng chính là nhịp tim của âm nhạc Chăm. Trống Ghinăng có thân dài, hai mặt trống được bịt bằng da bò hoặc da dê, tạo ra âm thanh mạnh mẽ, dồn dập. Trong khi đó, trống Paranưng nhỏ hơn, được đệm bằng tay, tạo ra những giai điệu trầm ấm, vang vọng.

Nghệ nhân Đàng Chí Quyết gõ nhẹ lên mặt trống Paranưng, từng tiếng trống vang lên theo nhịp chân của các vũ công. Bởi lẽ, Người Chăm không chỉ đánh trống để tạo nhịp điệu, mà còn kể chuyện bằng tiếng trống. Khi chậm, khi nhanh, lúc trầm, lúc bổng, mỗi tiết tấu đều có ý nghĩa riêng.

Điều đặc biệt là bộ ba nhạc cụ này không thể tách rời, kèn Saranai dẫn dắt giai điệu, trống Ghinăng tạo nền, trống Paranưng điểm nhấn, tất cả hòa quyện để tạo nên một không gian âm nhạc đầy mê hoặc.

Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, những màn trình diễn múa Chăm và nhạc cụ truyền thống đã trở thành điểm nhấn thu hút đông đảo du khách. Giữa những mái nhà sàn, đền tháp và đồng cỏ rộng lớn, không khó để bắt gặp hình ảnh những vũ công Chăm khoác lên mình trang phục truyền thống, uyển chuyển trong từng bước nhảy. Tiếng kèn Saranai vang vọng trong không gian, hòa cùng nhịp trống sôi động, khiến du khách không thể rời mắt.

Anh Nguyễn Vũ Quốc Trung, một du khách đến từ tỉnh Nam Định thích thú nhận xét: "Tôi đã từng nghe về nghệ thuật Chăm nhưng hôm nay mới thực sự cảm nhận được vẻ đẹp của âm hưởng đó. Họ múa quá đẹp, nhạc quá hay!".

Nghệ thuật múa và âm nhạc Chăm không chỉ là di sản, mà còn là sợi dây kết nối thế hệ trẻ với nguồn cội. Dù cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi, nhưng những nghệ nhân như Kaya Mưh và Đàng Chí Quyết vẫn ngày ngày cống hiến để gìn giữ và lan tỏa nét đẹp văn hóa Chăm.

Đối với nghệ nhân Kaya Mưh, việc học múa, học đánh trống không chỉ để biểu diễn mà còn để hiểu hơn về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nghệ nhân Kaya Mưh mong muốn được truyền tải đến bạn bè trong nước và quốc tế về nét đẹp văn hóa riêng của người Chăm.

Còn với nghệ nhân Đàng Chí Quyết, mỗi lần tiếng kèn Saranai cất lên là một lần anh được sống trọn vẹn với đam mê. Âm nhạc Chăm không bao giờ cũ, chỉ cần còn người nghe và cảm nhận, nó sẽ luôn sống mãi. Múa Chăm và nhạc cụ truyền thống không chỉ là nghệ thuật, mà còn là linh hồn của một nền văn hóa cổ xưa.

Minh Thúy (https://thanglong.chinhphu.vn/lan-toa-net-dep-van-hoa-cham-den-du-khach-...)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Sóng gió nơi thành thị T12
Video Player
Thời sự tối 9/4/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 09/04/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình Tiếng Thái
06:20Phóng sự: Lương Sơn nâng cao giá trị nông nghiệp, hướng tới nông nghiệp sạch
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Nhân rộng mô hình hiến máu tình nguyện trong cộng đồng
07:10Chuyên mục Nông thôn mới: Huy động nguồn lực xây dựng NTM
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00Phim truyện: Sông phố nhà ghe T35 ( Hết)
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra tỉnh bạn
09:20Chuyên mục Xây dựng Đảng: Nhân rộng các mô hình học tập và làm theo Bác
09:30Khám phá thế giới
10:00Phim truyện: Con gái ông trùm T30
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T699
11:15Chương trình Thiếu nhi
11:30Phóng sự: Lạc Sơn đẩy mạnh xóa nhà tạm, nhà dột nát
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T4
12:45Giai điệu trẻ
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Phóng sự: Tập trung PTKT vùng đồng bào dân tộc thiểu số
13:50Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T698
14:05Bạn của nhà nông
14:35Chương trình Tiếng Mường
14:50Có thể bạn chưa biết
15:00Phim truyện: Sóng gió nơi thành thị T16
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Chương trình Văn hóa nghệ thuật
16:35Tọa đàm: Chuyển đổi số - Giá trị mang lại cho đồng bào DTTS
16:55Phóng sự: Giải pháp chống hạn cho lúa Chiêm Xuân
17:10Chuyên mục Nội chính: Tỉnh HB tăng cường quản lý tài sản công sau sáp nhập
17:20Phóng sự: Các trường THPT tập trung ôn thi tốt nghiệp cho học sinh
17:30Phim truyện: Người tuyệt với nhất T73
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Lạc Sơn tăng cường phòng chống dịch Sởi thời điểm giao mùa
20:25Phim truyện: Tình yêu ngang qua T6
21:15Chương trình Tiếng Thái
21:30Phim truyện: Sóng gió nơi thành thị T12
22:10Chuyên mục Người cao tuổi: Người cao tuổi tham gia XD NTM
22:10Phim tài liệu: Lửa từ Thành cổ
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
22:55Bản tin thể thao
23:00Phim truyện: Ngã rẽ số phận T9
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 09/04/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:03Thiếu nhi
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chuyên mục Xây dựng đảng
10:20Văn hóa Hòa Bình
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:03Chương trình Thiếu nhi
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Chuyên mục Lao động và việc làm
16:20Chuyên mục Nông thôn mới Đô thị văn minh
16:30Chuyên mục Pháp luật và đời sống
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn: Anna Carennina
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Chuyên mục Pháp luật và đời sống
21:40Chuyên mục Lao động và việc làm
21:50Chuyên mục Nông thôn mới đô thị văn minh
22:00 Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
23°C
1.38m/s 90%
10/04
Weather Hoa binh
32°C
22°C
11/04
Weather Hoa binh
35°C
22°C
12/04
Weather Hoa binh
28°C
19°C