Kỳ vọng hành trình "Việt - Lào - Campuchia" thành thương hiệu du lịch

14:44 20/03

Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch tin rằng nếu hành động quyết liệt, mô hình "Một hành trình, ba điểm đến" Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ thành thương hiệu lớn của châu Á.

Khung cảnh yên bình tại Luang Prabang, Lào. Ảnh: XYZ Asia
 Khung cảnh yên bình tại Luang Prabang, Lào.
Ảnh:XYZ Asia 

Tại cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone hồi tháng 2, một trong những nội dung được ba nước thống nhất triển khai là mô hình du lịch "Một hành trình, ba điểm đến". Theo đó, du khách tham gia tour này sẽ đi theo lịch trình khám phá ba quốc gia Việt Nam - Lào - Campuchia.

Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch (VHTTDL) cho rằng cuộc gặp đánh dấu bước tiến quan trọng trong hợp tác du lịch giữa ba nước, tạo ra căn cứ vững chắc để đưa mô hình trên đi vào thực tiễn trong thời gian tới.

Việt Nam sẽ làm việc với Bộ Du lịch Campuchia và Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào thống nhất hợp tác, điều phối, lên kế hoạch về thời gian địa điểm tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng ba nước lần một. Bộ sẽ thiết lập nhóm công tác ba nước, kết nối các điểm đến nổi bật, tập trung vào các sản phẩm du lịch đặc trưng. Trong đó, Việt Namcó thế mạnh du lịch nghỉ dưỡng biển - văn hóa - ẩm thực; Campuchia phát triển du lịch tâm linh - di sản; Lào tập trung vào du lịch sinh thái - mạo hiểm.

Tiếp đến, Việt Nam đang triển khai thành lập Văn phòng Xúc tiến Du lịch tại Lào nhằm kết nối du lịch các nước trong khu vực, tận dụng sức mạnh chung thu hút nhiều khách quốc tế đến ba nước. Để thu hút hơn nữa khách du lịch trong "một hành trình, ba điểm đến", Bộ VHTTDL cho rằng có thể xem xét có thêm chính sách thị thực linh hoạt giữa ba nước dành cho khách quốc tế.

Các doanh nghiệp hàng không, lữ hành, khách sạn, vận tải ba nước cũng được huy động tham gia phát triển sản phẩm, quảng bá. Ngoài ra, Bộ sẽ tận dụng các sự kiện du lịch lớn tại Việt Nam như Hội chợ Du lịch ITE-HCMC và Hội chợ VITM để thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp.

Tương tự Việt Nam, Bộ Du lịch Campuchia và Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cần đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực để hài hòa chất lượng du lịch chung của ba nước. Bên cạnh đó, hai nước cũng có thể cân nhắc mở rộng các kết nối đường bay và hạ tầng đường bộ, đường sông với Việt Nam.

Kết nối ba điểm qua đường bộ, đường sông sẽ tạo điều kiện hỗ trợ phát triển du lịch các tỉnh biên giới, phân bổ khách tới các điểm đến ít nổi bật hơn và giúp đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Theo đánh giá của Bộ VHTTDL, mô hình "Một hành trình, ba điểm đến" mang lại nhiều lợi ích cho ngành Du lịch Việt như tăng hút khách quốc tế, có cơ hội đón nhiều khách đường xa, đi dài ngày. Đồng thời, mô hình này cũng góp phần quảng bá điểm đến Việt Nam tới khách Campuchia và Lào cũng như các thị trường gần, có khả năng quay lại nhiều lần.

Việt Nam có lợi thếlà trung tâm kết nối hàng không với mạng lưới đường bay quốc tế rộng nhất trong ba nước; điểm sáng trung chuyển khách từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông sang Lào, Campuchia. Các dịch vụ về vận chuyển, trung chuyển, lưu trú của Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi khi có nhiều khách lựa chọn bay đến và đi từ Việt Nam, nối chuyến sang hai nước còn lại.

Viện trưởng Phát triển Du lịch châu Á Phạm Hải Quỳnh cho biết nhiều công ty lữ hành tại Việt Nam bắt đầu cung cấp tour theo mô hình này từ giữa những năm 2000, nhờ vào sự gia tăng giao thương, hợp tác giữa ba nước. Theo thời gian, lượng khách đi tour này gia tăng 10-20%, đặc biệt khi chính phủ các nước trong khu vực taọ ra các chính sách thuận lợi cho du lịch.

Phó tổng Giám đốc Du lịch Việt Phạm Anh Vũ nói thêm mô hình này chủ yếu được bán theo tour khám phá "Indochina" cho khách quốc tế và liên tuyến Lào - Campuchia cho khách Việt. Tại công ty, tour Hà Nội - Luang Prabang - Siem Reap với hành trình 10-15 ngày kết hợp đường bộ và bay vào những năm 2012-2018 từng chiếm gần 20% thị phần các tuyến dành cho khách quốc tế. Ông Vũ cho rằng con số này có thể tăng lên 40% trong thời gian tới nhờ các chính sách hỗ trợ từ ba chính phủ.

"Giá tour hiện tại từ 500 đến 1.2000 USD, tùy thuộc thời gian lưu trú và dịch vụ", Viện trưởng Phát triển Du lịch Phạm Hải Quỳnh nói.

Lịch trình gợi ý dành cho tour này: ngày 1-5: khám phá Việt Nam (Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng/Hội An hoặc TP HCM); ngày 6-9: tham quan Lào (Luang Prabang, Vientiane); ngày 10-15: khám phá Campuchia (Siem Reap, Phnom Penh).

Theo ông Vũ, tour này phù hợp với khách quốc tế, đặc biệt là khách phương Tây muốn khám phá Đông Dương trong một hành trình liền mạch cũng như chi tiêu cao, ở dài ngày. Khách Việt thường chọn đường bộ qua các cửa khẩu, thường lựa chọn các hành trình giáp biên để đi trong thời gian ngắn nhất nhưng vẫn đặt chân đủ đến ba nước và giá rẻ hơn.

Theo Bộ VHTTDL, mô hình du lịch "Một hành trình, ba điểm đến" có nhiều thuận lợikhi cả ba nước đều có tài nguyên du lịch đa dạng, bổ trợ nhau để xây dựng tour du lịch chuyên đề, phù hợp nhu cầu nhiều đối tượng khách. Kết nối giao thông ngày càng thuận lợi. Việt Nam đang mở rộng mạng lưới đường bay và đưa một số sân bay mới vào hoạt động trong thời gian tới. Ba nước đã miễn thị thực cho nhau, tạo điều kiện đi du lịch nội khối; chính sách thị thực của ba nước cởi mở, đã áp dụng cấp thị thực điện tử cho du khách.

Tuy nhiên, mô hình du lịch trên vẫn gặp một sốkhó khăn như: hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối ba nước cần cải thiện; chất lượng giao thông đường bộ chưa đồng bộ giữa ba nước khi một số tuyến đường hướng Bắc Lào chất lượng xấu, độ an toàn không cao. Kết nối đường sông Mekong có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác hết, cơ sở hạ tầng các bến cảng du lịch còn hạn chế.

Ông Vũ cho biết nhiều khách hàng phản ánh thời gian di chuyển dài trên các tuyến từ Hà Nội đến Vientiane hoặc từ Vientiane đến Siem Reap, gây mệt mỏi. Từ Hà Nội đến Vientiane, khách chủ yếu di chuyển bằng xe khách hoặc xe buýt mất khoảng 20-24 giờ, qua cửa khẩu Cầu Treo. Hành trình Huế - Savannakhet mất khoảng 12-14 giờ đi bằng xe khách, qua cửa khẩu Lao Bảo. Thời gian dài chủ yếu do điều kiện đường đèo và dừng nghỉ tại các trạm, với hành trình hầu hết di chuyển chứ không tham quan và nghỉ. Hành trình này vẫn còn gặp thách thức như thủ tục visa phức tạp, chưa có chính sách visa chung hoặc đơn giản hóa thủ tục giữa ba nước.

Chất lượng dịch vụ du lịch và nhân lực trong ngành giữa ba nước chưa đồng đều, theo Bộ VHTTDL. Việt Nam có thế mạnh nổi bật hơn hai nước còn lại về cơ sở lưu trú du lịch cao cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng sẽ có khó khăn khi ba điểm đến cùng muốn thu hút khách du lịch cao cấp.

Tuy nhiên, Bộ cho rằng khó khăn cũng là cơ hội cho ngành du lịch; nếu ba nước có các chính sách, hành động quyết liệt, mô hình này sẽ trở thành thương hiệu lớn của ngành du lịch Đông Nam Á và châu Á. 

(Theo HBĐT)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phóng sự: Lương Sơn tăng cường hoạt động đảm bảo ANTT ở cơ sở
Video Player
Thời sự tối 1/4/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 01/04/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Hội kiến trúc sư tỉnh Hòa Bình nỗ lực vì kiến trúc hiện đại
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục Xây dựng Đảng: Nhân rộng các mô hình học tập và làm theo Bác
07:10Chuyên mục Người cao tuổi: NCT phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương TP Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Sông phố nhà ghe T27
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:20Phóng sự: Khó khăn XD trường chuẩn quốc gia mức độ 2 tại các địa phương
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện: Con gái ông trùm T22
10:45Chương trình Tiếng Thái
11:00Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T691
11:15Tọa đàm: Vấn đề đầu ra cho nông sản Hòa Bình
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T86
12:45Chương trình Văn hóa nghệ thuật
13:15Hành trình khám phá
13:40Chuyên mục Sắc màu văn hóa
13:50Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T690
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình Tiếng Thái
14:50Truyền hình Quân Khu 3
15:00Phim truyện: Sóng gió nơi thành thị
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Giai điệu quê hương
16:35Nhìn ra thế giới
17:15Tạp chí Thông tin kinh tế
17:30Phim truyện: Người tuyệt với nhất T65
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Chênh vênh bản thiếu cha – hành trình hy vọng và thay đổi
20:25Phim truyện: Con gái ông trùm T32
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Sóng gió nơi thành thị T4
22:10Phóng sự: Lương Sơn tăng cường hoạt động đảm bảo ANTT ở cơ sở
22:20Thời sự Hòa Bình đêm
22:45Bản tin thể thao
22:50Chương trình Tiếng Thái
23:05Phim truyện: Ngã rẽ số phận T1
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 01/04/2025

05:00Giới thiệu chương trình Phát thanh Hòa Bình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:03Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình Tọa đàm Phát thanh kinh tế
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự trưa
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng phát thanh Hòa Bình
15:03Giai điệu quê hương
15:30Chương trình Phát thanh Đời sống xã hội
16:10Chương trình Tọa đàm Phát thanh kinh tế
16:30Chuyên mục Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự Chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15Chương trình Phát thanh Khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30Chuyên mục Văn hóa Hòa Bình
21:40Chương trình Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
19°C
1.78m/s 50%
02/04
Weather Hoa binh
27°C
15°C
03/04
Weather Hoa binh
25°C
17°C
04/04
Weather Hoa binh
26°C
20°C