‘Địa chỉ đỏ’ khám phá trọn vẹn bản sắc các dân tộc

09:57 24/02

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam hiện lên như một bức tranh đa sắc về văn hóa 54 dân tộc anh em. Không chỉ là nơi bảo tồn, gìn giữ giá trị truyền thống, nơi đây còn trở thành “địa chỉ đỏ” giúp học sinh, sinh viên trên khắp cả nước bước vào hành trình khám phá di sản dân tộc qua những trải nghiệm chân thực nhất.

‘Địa chỉ đỏ’ khám phá trọn vẹn bản sắc các dân tộc- Ảnh 1.
Đông đảo các học sinh đến trải nghiệm văn hóa dân tộc.
Ảnh: VGP/Minh Thúy

Một Việt Nam "thu nhỏ" giữa lòng Thủ đô

Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Làng) đã tái hiện nguyên bản không gian sinh sống của các cộng đồng dân tộc trải dài từ Bắc chí Nam. Những nếp nhà sàn vững chãi của người Thái, nhà dài của người Ê Đê, nhà Rông cao vút của đồng bào Ba Na hay những mái trình tường của người H'Mông… tất cả được dựng lên bằng chính chất liệu, kỹ thuật truyền thống, mang đến một cảm giác chân thực như lạc vào từng vùng đất xa xôi trên dải đất hình chữ S.

Bước chân vào đây, học sinh không chỉ tham quan mà còn như ngược dòng thời gian, hòa mình vào nhịp sống của từng dân tộc. Những đôi mắt tròn xoe ngạc nhiên khi lần đầu bước vào một ngôi nhà dài hơn 20m của người Ê Đê, những bàn tay rụt rè nhưng háo hức chạm vào khung cửi của người Thái, hay ánh mắt thích thú khi thử ngồi bên bếp lửa của người Dao.

Cô Nguyễn Phương Thanh, giáo viên tiểu học tại Bắc Giang chia sẻ: "Kiến thức trên sách vở chỉ giúp các em hình dung, nhưng khi được tận mắt chứng kiến, bước đi trên nền nhà đất nện, chạm vào từng tấm thổ cẩm, nghe chính đồng bào kể chuyện về tổ tiên, văn hóa mới thực sự trở thành điều mà các em có thể cảm nhận bằng tất cả giác quan".

Khác với những điểm tham quan thông thường, Làng không chỉ trưng bày mà còn "sống" qua những hoạt động trải nghiệm phong phú. Tại đây, học sinh không phải là người đứng ngoài quan sát mà trở thành nhân vật chính, trực tiếp tham gia vào đời sống của các cộng đồng dân tộc.

Tại khu làng dân tộc Mông, các em được tự tay giã bánh dày, một món ăn quan trọng trong đời sống của người Mông, hay học cách sử dụng khèn – nhạc cụ truyền thống vang vọng giữa núi rừng Tây Bắc.

Ở làng người Chăm, những đôi tay bé nhỏ cẩn thận nặn từng đường nét trên gốm Bàu Trúc, một trong những dòng gốm cổ nhất Đông Nam Á. Còn tại khu làng Tây Nguyên, các em hứng thú thử bước đi chênh vênh trên đôi cà kheo hay hòa vào nhịp trống cồng chiêng rộn ràng.

Em Hoàng Ngọc Diệp, sinh viên năm 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hào hứng kể: "Lần đầu tiên em được tự tay dệt vải, điều mà trước đây em chỉ thấy trên sách vở hay các video trên mạng xã hội. Em cũng thích múa sạp, lúc đầu cứ vướng chân mãi, nhưng sau nhảy nhịp nhàng thấy rất vui".

Bên cạnh những hoạt động thủ công, trò chơi dân gian, các em còn có cơ hội khám phá kho tàng nghệ thuật đặc sắc. Những giai điệu Then của người Tày, điệu múa Xòe Thái quyến rũ hay tiếng đàn T'rưng Tây Nguyên trầm bổng… tất cả tạo nên một không gian nghệ thuật mà mỗi âm thanh, mỗi điệu múa đều kể về một nền văn hóa hàng trăm năm tuổi.

Những bài học về lịch sử, bản sắc và lòng tự hào dân tộc

Hơn cả một chuyến tham quan, mỗi cuộc hành trình đến Làng là một lớp học sống động về lịch sử và truyền thống. Khi đứng trước những mái nhà tranh vách nứa đơn sơ của người Dao hay tận mắt chứng kiến những vật dụng lao động giản dị nhưng giàu tri thức của người Thái, học sinh dần nhận ra những giá trị bền vững mà cha ông gìn giữ qua bao đời.

Nhiều đoàn học sinh còn có cơ hội trò chuyện với chính những nghệ nhân, già làng đang sinh sống tại đây. Nghệ nhân Ưu tú Y Sinh, trưởng nhà Xơ Đăng trải lòng: "Trẻ em bây giờ có nhiều thứ hiện đại để quan tâm, nhưng khi đến đây, các cháu vẫn thích nghe chuyện về rừng núi, học cách làm gùi hay đan lát. Chỉ cần một lần chạm tay vào văn hóa, tình yêu với cội nguồn sẽ tự khắc nảy nở".

‘Địa chỉ đỏ’ khám phá trọn vẹn bản sắc các dân tộc- Ảnh 2.
Đông đảo du khách hòa mình cùng đồng bào dân tộc.
Ảnh: VGP/Minh Thúy

Bên cạnh đó, các lễ hội truyền thống được tái hiện cũng giúp học sinh hiểu hơn về tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc. Những lễ cúng cơm mới của người Ê Đê, lễ hội cầu mưa của người Chăm, lễ mừng nhà Rông mới của người Ba Na… không chỉ đơn thuần là một nghi thức, mà còn là biểu tượng của lòng tri ân với thiên nhiên, đất trời, với tổ tiên.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi nhịp sống hiện đại và các loại hình giải trí số đang chi phối giới trẻ, nhiều giá trị truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Việc giáo dục học sinh về văn hóa dân tộc không chỉ là bổ sung kiến thức mà còn là hành trình bồi đắp lòng tự hào và trách nhiệm gìn giữ cội nguồn.

Không ít bậc phụ huynh chia sẻ rằng, sau những chuyến đi đến Làng, con em họ trở nên yêu thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa hơn. Anh Phạm Văn Tụng, phụ huynh đến từ huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định xúc động kể: "Con tôi trước chỉ thích chơi game, nhưng sau chuyến đi, cháu về hào hứng kể về các dân tộc, còn xin tôi mua một chiếc khèn Mông. Tôi thực sự thấy đây là một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa".

Đối với các thầy cô giáo, việc tổ chức những chuyến tham quan thực tế như thế này cũng là cách để thay đổi phương pháp giảng dạy. Nhiều thầy cô cũng bày tỏ, không có bài học nào quý giá hơn việc để học sinh được tận mắt chứng kiến, tự tay làm, tự mình trải nghiệm. Đó là cách giáo dục hiệu quả nhất."

Với sự đa dạng trong trải nghiệm, sự sinh động trong cách tiếp cận, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam chính là cầu nối giúp học sinh khám phá trọn vẹn bức tranh văn hóa 54 dân tộc Việt Nam. Qua những chuyến đi bổ ích, những mầm non tương lai của đất nước sẽ thêm yêu, thêm trân trọng và góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa vô giá của dân tộc.

Minh Thúy (Theo https://thanglong.chinhphu.vn/dia-chi-do-kham-pha-tron-ven-ban-sac-cac-d...)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Video Player
Thời sự trưa 5/4/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 05/04/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Phim tài liệu: Thép trong lòng sâu
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Lạc Sơn đẩy mạnh xóa nhà tạm, nhà dột nát
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Tập trung phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Sông phố nhà ghe T31
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Mảnh ghép cuộc sống
09:20Chương trình Tiếng Thái
09:35Chương trình Có thể bạn chưa biết
09:50Chuyên mục Chuyển đổi số: Lực lượng an ninh cơ sở thực hiện chuyển đổi số
10:00Phim truyện: Con gái ông trùm T26
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T695
11:15Thể thao bốn phương
11:30Tạp chí LĐCĐ: Hỗ trợ xây nhà mái ấm công đoàn
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T90
12:45Tọa đàm: Giá trị di sản mo mường
13:15 Khám phá thế giới
13:40Phóng sự: Người ở lại
13:50Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T694
14:05Phim tài liệu: Triệu trái tim yêu thương – nghìn mái nhà hạnh phúc
14:30Chương trình Tiếng Thái
14:45Phóng sự: Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng
15:00Phim truyện: Sóng gió nơi thành thị T12
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Phim tài liệu: Một lần sống
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Phóng sự: Các trường tập trung ôn thi tốt nghiệp cho học sinh
17:15Phóng sự: Chênh vênh bản thiếu cha – hành trình hy vọng và thay đổi
17:30Phim truyện: Người tuyệt với nhất T69
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự:Những trăn trở phố đi bộ và kinh tế đêm
20:25Phim truyện: Tình yêu ngang qua T2
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Sóng gió nơi thành thị T8
22:10Phóng sự: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về giỗ tổ Hùng Vương
22:20Chuyên mục Sắc mầu văn hóa: Người đam mê cây cảnh
22:30Khát vọng sống số 394
22:45Thời sự Hòa Bình đêm
23:05Bản tin thể thao
23:10Chương trình Tiếng Thái
23:15Phim truyện: Ngã rẽ số phận T5
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 05/04/2025

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
21°C
2.11m/s 90%
06/04
Weather Hoa binh
22°C
19°C
07/04
Weather Hoa binh
21°C
20°C
08/04
Weather Hoa binh
26°C
21°C