Chung sức biến di sản thành tài sản

09:19 23/11

“Việt Nam rất giàu di sản văn hóa (DSVH) nhưng chưa đủ năng lực, nguồn lực để biến di sản thành tài sản và biến tài sản thành hàng hóa, dịch vụ, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội”. Đó là ý kiến của PGS, TS Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội đồng DSVH Quốc gia khi trò chuyện với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, nhân Ngày DSVH Việt Nam (23-11).

 Phóng viên (PV): Hơn 50 năm gắn bó với lĩnh vực DSVH, ông tâm đắc và trăn trở nhất điều gì?

Chung sức biến di sản thành tài sản 
PGS, TS Đặng Văn Bài. 

PGS, TS Đặng Văn Bài: Trải qua ngàn đời dựng nước và giữ nước, các thế hệ con dân Việt Nam đã bồi đắp bản sắc truyền thống, làm giàu hệ thống DSVH. Chúng ta tự hào vì có hơn 4 vạn di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được kiểm kê; trong đó có 9 DSVH và thiên nhiên thế giới, 15 DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại, 9 di sản tư liệu được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh... Để bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH, sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65 ngày 23-11-1945, nêu rõ: “Xét rằng việc bảo tồn cổ tích là việc rất cần trong công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”. Chúng ta có Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất năm 1946, với định hướng mà Bác Hồ đã răn dạy: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”; Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì đã khẳng định: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”. Bên cạnh đó, chúng ta có Luật DSVH năm 2001 và Luật DSVH sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Chung sức biến di sản thành tài sản
 Biểu diễn dân ca quan họ Bắc Ninh tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.  Ảnh: HOA LƯ

Dù vậy, Việt Nam chưa đủ năng lực, nguồn lực, chưa thực sự thay đổi nhận thức của cộng đồng nhằm biến di sản thành tài sản, biến tài sản thành hàng hóa, dịch vụ, trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội. Nhiều năm qua, các di sản vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, quần thể danh thắng Tràng An... có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của đất nước nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng. Đáng bàn, cộng đồng xã hội vẫn chưa nhận thức thấu đáo, sâu sắc về DSVH; việc đầu tư nguồn lực cho lĩnh vực này vẫn chưa tương xứng. Không nên nhìn nhận di sản ở khía cạnh tinh thần mà di sản đến từ quá khứ phải trở thành một phần hữu cơ của cuộc sống hiện đại.

PV: Việc khẳng định DSVH là một động lực phát triển kinh tế-xã hội được thể hiện qua những khía cạnh nào, thưa ông?

 PGS, TS Đặng Văn Bài: Bản thân từng di sản, di tích không đơn thuần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ mà nó còn là tài sản nếu xét ở góc độ kinh tế. Đây là nguồn tài nguyên đáng giá để chúng ta phát triển nền công nghiệp văn hóa. DSVH cho bài học lịch sử, là nguồn hứng khởi sáng tác nhiều tác phẩm nghệ thuật; là môi trường thuận lợi để đào tạo nguồn nhân lực. Những năm qua, các DSVH được nhận diện giá trị, bảo tồn và phát huy, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc; thể hiện vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, hình thành nên nguồn nhân lực đóng góp trực tiếp, quyết định vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. DSVH được bảo tồn, du lịch phát triển đã tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương; cộng đồng dân cư tại nơi có di sản dần nhận thức rõ hơn về giá trị của di sản, lòng tự hào về truyền thống, vẻ đẹp của quê hương, đất nước, về ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản này.

PV: Tình trạng xâm hại di tích, trẻ hóa di tích tiếp tục gây bức xúc. Theo ông, làm thế nào để giải quyết vấn đề trên?

PGS, TS Đặng Văn Bài: Những bất cập trên mà dư luận bức xúc là có, nhưng không phải phổ biến. Tất nhiên, đã sai thì phải sửa và sửa thế nào thì trước hết phải nâng cao nhận thức cộng đồng. Bảo tồn DSVH cần gắn với phát triển du lịch tạo sinh kế và mang lại lợi ích cho cộng đồng. Thái độ ứng xử với từng di tích không giống nhau nên cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương đối với từng di tích; phải phân cấp, phân quyền cụ thể về quản lý trong nhân dân để cộng đồng thật sự hiểu những giá trị cốt lõi của DSVH, thêm yêu bản sắc văn hóa nước nhà.

Chung sức biến di sản thành tài sản
Trình diễn xòe Thái tại lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò (Yên Bái).  Ảnh: HOA LƯ

PV: Quan điểm của ông thế nào khi nhiều chuyên gia đề xuất Việt Nam nên có quỹ bảo tồn về DSVH?

PGS, TS Đặng Văn Bài: Trên thế giới, nhiều nước phát triển đã có quỹ bảo tồn về DSVH và hoạt động rất hiệu quả. Hằng năm, họ sẽ kêu gọi những nguồn lực xã hội hóa để cùng với ngân sách nhà nước lựa chọn những di tích, di sản cần bảo tồn, trùng tu, tôn tạo theo đúng quy định. Ở Việt Nam, một số địa phương đã thành lập được quỹ này và hoạt động tốt. Tôi ủng hộ quan điểm thành lập quỹ, nhưng chúng ta cần tính toán và có kế hoạch; phải có chương trình hành động kèm theo các dự án cụ thể để huy động các nguồn lực xã hội. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho các cá nhân, tổ chức xã hội muốn tài trợ hoặc đầu tư cho lĩnh vực DSVH.

PV: Vậy làm thế nào để biến di sản thành tài sản, biến tài sản thành hàng hóa, dịch vụ như ông kỳ vọng?

PGS, TS Đặng Văn Bài: Trước hết, chúng ta cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức nhân dân về DSVH. Các địa phương có DSVH cần có cách thức hoạt động hiệu quả, phù hợp để chính người dân được hưởng lợi khi tham gia vào các hoạt động bảo tồn, lan tỏa DSVH. Cần nâng cao năng lực cán bộ văn hóa cấp cơ sở bởi hiện nay lực lượng này hiện còn thiếu và yếu. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần củng cố các trường đại học trực thuộc, phải mở ra những chuyên ngành thật sâu về DSVH và cử những cán bộ tài năng đi học tập, trau dồi kiến thức ở các nước phát triển. Luật DSVH sửa đổi, bổ sung cần sớm hoàn chỉnh và được thông qua, cần giải quyết được những lỗ hổng, đặc biệt là quy định rõ về di sản tư liệu, bảo tàng tư nhân, chính sách cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực DSVH... Nhà nước cần đầu tư tương xứng vào lĩnh vực DSVH, quy hoạch đồng bộ các dự án tu bổ, tôn tạo di tích cho đúng quy định, không nên “khoán trắng” cho các địa phương. Bảo vệ, phát huy và khai thác bền vững các DSVH trước hết cần bảo đảm sự hài hòa lợi ích của tất cả các bên liên quan.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

HỮU TRƯỞNG (thực hiện)

Theo https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/chung-suc-bien-di-san-thanh-tai-san...

 

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T738
Thời sự tối 16/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 17/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Belero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Cần báo động vấn đề ATTP tại các cổng trường học
06:30Thời sự sáng
06:55CM CCHC: Tỉnh HB đẩy mạnh CCHC gắn với chuyển đổi số
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: : Sông phố Nhà Ghe T17
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Phóng sự: Nâng cao chất lượng GDNN tại các địa phương
09:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T67
09:35Chuyên mục NCT: Hội NCT phát triển kinh tế hộ
09:45Tạp chí Thông tin kinh tế
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T21
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T738
11:15Tạp chí Văn hóa xã hội
11:30Phóng sự: Vai trò của phụ nữ trong XD hạnh phúc gia đình
11:45Thời sự trưa 17.5
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2.Tập 10
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40Tạp chí LĐCĐ: Các cấp công đoàn với hoạt động tháng công nhân
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T737
14:05Phóng sự: Tăng cường các biện pháp tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Phóng sự: Những điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T22
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thể thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Nhìn ra thế giới
17:20Phóng sự: Vấn đề an toàn VSLĐ tại các cơ sở SX
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T64
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục An ninh Hòa Bình
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T28
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T23
22:10Phóng sự: Tỉnh HB tăng cường các biện pháp giải ngân vốn đầu tư công
22:20CM PL&ĐS: Đẩy mạnh tuyên truyền Luật đất đai
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Phóng sự: Người dân ứng phó với nắng hạn cục bộ trong SXNN
23:10Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T23

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 17/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Người cao tuổi
10: 20Văn hóa HB
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM NTM đô thị văn minh
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30Văn hóa HB
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Văn hóa HB
21: 40CM NTM đô thị văn minh
21: 50CM Những bông hoa giữa đời thường
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
30°C
1.81m/s 62%
18/05
Weather Hoa binh
32°C
25°C
19/05
Weather Hoa binh
27°C
24°C
20/05
Weather Hoa binh
25°C
24°C