Đồng chí Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ
phát biểu kết luận hội nghị.
Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến triển khai đề án được quan tâm thực hiện. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mường và nền VHHB trên các phương tiện thông tin đại chúng được đẩy mạnh. Các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch để chỉ đạo triển khai thực hiện đề án. Sở VH-TT&DL đã tham mưu UBND tỉnh giao UBND huyện Tân Lạc thực hiện lập quy hoạch đối với Khu bảo tồn không gian văn hoá dân tộc Mường tại xã Phong Phú. Tham mưu mời các nhà khoa học về nghiên cứu, đánh giá những giá trị của quần thể hang động và danh lam thắng cảnh chùa Tiên, xã Phú Nghĩa (Lạc Thuỷ), xây dựng hồ sơ khoa học trình xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Nghiên cứu thiết kế mẫu kiến trúc nhà sàn cổ của người Mường và mẫu nhà sàn bằng vật liệu thay thế phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Nghiên cứu, sưu tầm xây dựng mẫu quy cách bộ trang phục truyền thống của người Mường để phổ biến trong cộng đồng và giới thiệu cho du khách.
Các di sản văn hoá (DSVH) phi vật thể (PVT) được quan tâm bảo tồn và phát huy. Trong đó, phối hợp Viện Âm nhạc Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố hoàn thiện bộ hồ sơ khoa học về DSVH mo Mường trình UNESCO ghi danh vào danh sách DSVH PVT cần bảo vệ khẩn cấp. Chỉ đạo tiến hành kiểm kê, sưu tầm DSVH PVT của dân tộc Mường. Đến nay có 4 DSVH của người Mường được đưa vào danh mục DSVH PVT quốc gia; đang tiếp tục trình 2 hồ sơ di sản. Chỉ đạo khôi phục, bảo tồn một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc Mường. Phối hợp ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai chương trình truyền dạy Bộ chữ viết của dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình…
Về bảo tồn và phát huy nền VHHB, đã hoàn thành việc trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích hang xóm Trại, xã Tân Lập và mái đá làng Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn). Triển khai việc sao lược bộ tài liệu nhật ký của nhà khảo cổ học người Pháp M.Colani hiện lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Các sở, ngành phối hợp UBND huyện Lạc Sơn lập quy hoạch tu bổ, tôn tạo di tích hang xóm Trại và mái đá làng Vành. Tiếp tục phối hợp Viện khảo cổ tiến hành thám sát và nghiên cứu xác định giá trị di tích khảo cổ của nền VHHB.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đề án; phương án thiết kễ mẫu kiến trúc nhà sàn của người Mường và mẫu nhà sàn bằng vật liệu thay thế phù hợp; đánh giá tiến độ triển khai, thực hiện lập quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn không gian văn hóa dân tộc Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc và công tác bổ sung quy hoạch Khu bảo tồn nền VHHB tại huyện Lạc Sơn...
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ nhấn mạnh: Việc triển khai đề án bài bản, đúng quy trình thủ tục, trong 1 năm thực hiện đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá là vấn đề khó, công việc nhiều, đề án đã phân công nhiệm vụ rõ ràng. Đồng chí đề nghị UBND tỉnh đôn đốc các đơn vị, địa phương tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề án trong năm 2024. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Phải tính toán lựa chọn vấn đề để tập trung triển khai thực hiện hiệu quả. Gắn bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá với phát triển du lịch. Quan tâm đến đội ngũ chuyên gia để bảo tồn văn hoá Mường và nền VHHB. Trong cân đối ngân sách địa phương quan tâm đến đầu tư cho sự nghiệp văn hoá. Các sở, ngành, huyện, thành phố tăng cường phối hợp để triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
( Theo HBĐT)
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận