Ý định của Tổng thống Putin khi tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus

08:28 28/03

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang trở nên nóng hơn sau khi Tổng thống Nga Putin tuyên bố sẽ triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus. Tuyên bố của ông Putin đã làm dấy lên phản ứng gay gắt của NATO và Ukraine.

Ông Putin nói rằng, việc triển khai này là để đáp ứng yêu cầu của Belarus. Trước đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã nhiều lần nêu vấn đề triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trên lãnh thổ nước này. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định, động thái trên không vi phạm các thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời viện dẫn việc Mỹ đã triển khai vũ khí hạt nhân của nước này tại lãnh thổ các nước đồng minh châu Âu từ rất lâu.

Y dinh cua tong thong putin khi tuyen bo trien khai vu khi hat nhan tai belarus hinh anh 1
Tổng thống Putin tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus. (Ảnh minh họa: RIA)

Ông Putin lưu ý, sở dĩ Nga quyết định triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus là do Anh cung cấp đạn xuyên giáp có đầu đạn uranium nghèo (DU) cho Ukraine. Thời gian gần đây, Anh thông báo sẽ chuyển giao loại đạn này cùng với xe tăng Challenger 2 cho Ukraine.

“Không có điều gì bất thường trong quyết định này bởi Mỹ đã làm điều đó trong nhiều thập kỷ. Họ đã đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật ở 6 quốc gia đồng minh NATO tại châu Âu. Chúng tôi cũng sẽ làm điều tương tự. Tôi khẳng định rằng điều này sẽ không vi phạm nghĩa vụ quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân”, ông Putin nhấn mạnh.

Nhà lãnh đạo Nga nêu rõ, Nga sẽ không chuyển giao quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân cho Minsk. Ông cũng cho biết, Nga sẽ hoàn thành việc xây dựng cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus trước ngày 1/7 và quá trình huấn luyện các đơn vị vận hành của Belarus sẽ diễn ra vào tháng 4/2023.

Đôi điều về vũ khí hạt nhân chiến thuật 

Theo các chuyên gia, vũ khí hạt nhân chiến thuật (còn được gọi là vũ khí hạt nhân phi chiến lược) là những đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, có sức công phá thấp, được thiết kế để sử dụng trong các cuộc tấn công hạn chế trên chiến trường, thay vì phá hủy những thành phố lớn hoặc gây ra sự tàn phá trên diện rộng. Tuy nhiên, chúng vẫn cần được bảo quản tại những cơ sở đặc biệt, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, do rủi ro rất lớn.

Loại vũ khí này thường có đương lượng nổ nhỏ, vào khoảng 1 kiloton hoặc ít hơn, đôi khi có những vũ khí có đương lượng nổ lên tới 100 kiloton. Chúng được thiết kế để tấn công các khu vực nằm cách xa tiền tuyến của đối phương, chẳng hạn như căn cứ quân sự, các nhà máy sản xuất vũ khí, để gây tiêu hao nguồn lực và làm giảm khả năng tấn công của đối phương. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ vũ khí hạt nhân chiến thuật nào được sử dụng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật được phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh như một biện pháp răn đe. Ngoài Nga, Mỹ, các nước châu Âu cũng sở hữu vũ khí này như một phần của “phản ứng linh hoạt” trước các mối đe dọa bên ngoài.

Hiện chưa rõ Nga sở hữu bao nhiêu vũ khí hạt nhân này. Theo đánh giá của Mỹ, Moscow có khoảng 2.000 đầu đạn hạt nhân chiến thuật, gấp 10 lần so với Washington. Chưa kể, kho vũ khí hạt nhân của Nga rất lớn. Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, tính đến năm 2022, Nga có 5.977 đầu đạn hạt nhân. Trong khi Mỹ có 5.428 đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc có 350 đầu đạn như vậy, Pháp có 290 và Anh có 225 đầu đạn. Pakistan và Ấn Độ lần lượt có 165 và 160 đầu đạn, tiếp theo là Israel có 90 đầu đạn. Triều Tiên có 20 đầu đạn hạt nhân và nước này đang tìm cách gia tăng kho dự trữ.

Phản ứng của Ukraine và phương Tây

Ukraine đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiến hành một cuộc họp khẩn cấp sau tuyên bố của Tổng thống Putin. Ông Oleksiy Danilov, cố vấn an ninh hàng đầu của Tổng thống Ukraine Zelensky, cho rằng kế hoạch của ông Putin sẽ gây bất ổn. Ông Oleksiy Danilov nhấn mạnh: “Điện Kremlin đã biến Belarus thành con tin hạt nhân” và yêu cầu cộng đồng quốc tế thực hiện "các biện pháp quyết liệt" để ngăn Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.

NATO đã chỉ trích quyết định của Tổng thống Putin là sai lầm. Người phát ngôn của NATO Oana Lungescu nêu rõ: “Các nước thành viên trong NATO luôn tôn trọng và thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế”, đồng thời hối thúc Nga phải tuân thủ và hành động một cách thiện chí.

Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã cảnh báo Belarus về việc cho phép Nga bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ nước này. Trong thông báo trên Twitter, ông Borrell viết: “Việc Belarus cho phép Nga triển khai vũ khí hạt nhân sẽ khiến căng thẳng leo thang và đe dọa đến an ninh châu Âu. Nhưng Belarus có thể phản đối điều này, tùy thuộc vào sự lựa chọn của họ. EU sẵn sàng đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt bổ sung”.

Trong khi đó, Mỹ tỏ ra khá thận trọng khi đưa ra phản ứng. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Adrienne Watson cho biết nước này không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân. “Chúng tôi không thấy có lý do gì để điều chỉnh chính sách hạt nhân chiến lược của mình cũng như không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân”.

Giải mã ý định của Tổng thống Putin

Nếu quyết định của Tổng thống Putin được thực thi thì đây sẽ là lần đầu tiên kể từ giữa những năm 1990 Nga bố trí các vũ khí này bên ngoài đất nước. Vậy Nga muốn gửi thông điệp gì tới phương Tây?

Việc Moscow triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus đã gây lo lắng cho các nước láng giềng Ba Lan, Litva và Latvia. Chiến dịch Quốc tế về xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) cho rằng, tuyên bố của nhà lãnh đạo Nga sẽ tạo ra một bước leo thang cực kỳ nguy hiểm: “Trong bối cảnh xung đột đang diễn ra tại Ukraine, khả năng tính toán sai lầm hoặc việc hiểu sai ý định của các bên là rất cao. Quyết định chia sẻ vũ khí hạt nhân của Nga sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn’.

Còn một số nhà phân tích phương Tây cho rằng đây là nỗ lực của Tổng thống Putin nhằm răn đe các nước NATO. Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Mỹ nhận định, đây có thể là một “hoạt động thông tin” của Nga và ít gây nguy cơ leo thang căng thẳng. Tờ New York Times nhận định, “ông Putin đang cố gắng xoáy sâu vào nỗ lo sợ leo thang xung đột hạt nhân của phương Tây”.

Trong khi đó, ông Pavel Podvig – một chuyên gia nghiên cứu về lực lượng hạt nhân của Nga cho rằng, khó có khả năng Moscow sẽ đưa các đầu đạn hạt nhân tới Belarus. Chuyên gia Podvig tỏ ra hoài nghi về việc cơ sở hạt nhân tại Belarus sẽ sẵn sàng được đưa và hoạt động vào tháng 7/2023 bởi đến nay chưa có hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động xây dựng diễn ra tại Belarus.

Tuy nhiên, Nikolai Sokol, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Giải trừ Vũ khí và Không phổ biến Vũ khí hạt nhân Vienna, nhận định quyết định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus là một động thái quan trọng đối với Nga. "Nga luôn tự hào rằng họ không có vũ khí hạt nhân bên ngoài lãnh thổ. Bây giờ, họ đang thay đổi điều đó và đây sẽ là một thay đổi lớn", chuyên gia Sokol cho biết./.

Hồng Anh/VOV.VN (Tổng hợp)

(Nguồn VOV.VN)

 

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Mặt Nạ T21
Thời sự tối 19/4/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 20/04/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Giáo dục truyền thống cho học sinh về chiến thắng Điện Biên Phủ
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Cần thúc đẩy thực hiện các dự án cấp bách phòng, chống thiên tai
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Mặt Nạ T18
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:20Phóng sự: Về với chiến trường năm xưa
09:35Mảnh ghép cuộc sống
10:00Phim truyện: Tư Mỹ Nhân T78
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T711
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Cần tập trung nguồn lực giải ngân vốn đầu tư công
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử Hác ám T58
12:45Tình khúc Belero
13:15 Thế giới quanh ta
13:40Phóng sự: Đánh giá, chất lượng, hiệu quả công tác CCHC quý I/2024
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T710
14:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T59
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45CM ASXH: Tân Lạc đẩy mạnh tuyên truyền BHYT
15:00Phim truyện: Thập điện âm dương T25
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thể thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15Phóng sự: Những tấm gương người tàn tật nghị lực trong cuộc sống
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T37
18:15Ch¬ương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục SMVH: Nét văn hóa đặc sắc nghề thêu truyền thống của tộc Dao
20:25Phim truyện: 40 ngày yêu T8
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Thập điện âm dương T26
22:10Phóng sự: Sản phẩm hàng hóa của Hòa Bình vươn xa với thương hiệu Việt
22:20Khát vọng sống số 345
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình tiếng Thái
23:10Phim truyện: Mặt Nạ T22
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 20/04/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 59Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Sắc màu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:01Sắc màu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CT quà tặng cuộc sống
16:30CM Diễn đàn trẻ em
16:40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Diễn đàn trẻ em
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa nhẹ
25°C
0.93m/s 71%
21/04
Weather Hoa binh
34°C
25°C
22/04
Weather Hoa binh
33°C
26°C
23/04
Weather Hoa binh
26°C
24°C