Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?

09:37 17/10

Cho tới nay, Trung Quốc vẫn kiên định theo đuổi chiến lược "zero Covid" dù họ đã kiểm soát tốt dịch bệnh và tiêm chủng cho gần hết dân số của mình. Liệu Trung Quốc sắp tới có thay đổi cách tiếp cận trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã từ bỏ chiến lược đó?

Trong vài tháng qua, một số nước châu Á-Thái Bình Dương từng theo đuổi thành công chiến lược "zero Covid" (tức cố gắng đưa số ca mắc Covid-19 về 0) trong một thời gian dài chống đại dịch này, như New Zealand, Australia, và Singapore, đã có dấu hiệu chuyển đổi quan điểm sang "sống chung với virus SARS-CoV-2".

Trung Quốc tiêm chủng ngừa Covid-19 cho người trẻ. Ảnh: Tân Hoa xã.Trung Quốc tiêm chủng ngừa Covid-19 cho người trẻ. Ảnh: Tân Hoa xã.

Bối cảnh này khiến người ta chú ý đến việc liệu Trung Quốc có thay đổi cách tiếp cận của mình trong chống dịch. Trung Quốc bấy lâu nay theo đuổi chiến lược "zero Covid" và được coi là nước áp dụng các biện pháp cứng rắn nhất để kiểm soát dịch bệnh này. Đến nay, Trung Quốc đã gần đạt mục tiêu tiêm chủng ngừa Covid-19 đầy đủ các mũi cho 80% dân số nước này. Liệu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này sẽ mở cửa trở lại các tuyến biên giới quốc tế của mình?

Trung Quốc chống dịch hiệu quả nhưng vẫn rất thận trọng

Trong một video phỏng vấn được đăng tải trực tuyến gần đây, Gao Fu - giám đốc Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc bày tỏ hy vọng nước này sẽ xem xét mở cửa biên giới vào đầu năm 2022 khi Trung Quốc dự kiến sẽ tiêm chủng đầy đủ cho 85% dân số nước này.

Chung Nam Sơn - chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về các bệnh hô hấp, trong một phỏng vấn riêng rẽ gần đây cho biết: Trung Quốc sẽ không nới lỏng hạn chế biên giới cho tới khi nào phần còn lại của thế giới có tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở mức thấp, số ca nhiễm ít hơn và tỷ lệ tiêm phòng cao, đặc biệt là ở các nước lớn.

Quyết định nới lỏng hay không sẽ phụ thuộc vào việc liệu Trung Quốc đã sẵn sàng thay đổi cách tiếp cận. Việc các nước khác vẫn phải vật lộn với biến thể Delta có mức độ lây lan cao cho thấy virus SARS-CoV-2 vẫn rất khó khống chế và có thể sẽ tiếp tục lây nhiễm trong thời gian dài phía trước.

Có lẽ vào lúc này chính phủ Trung Quốc chưa tính đến phương án sống chung với virus gây bệnh Covid-19.

Năm 2020, Trung Quốc là nền kinh tế lớn đầu tiên kiểm soát được dịch Covid-19 thông qua phong tỏa nghiêm ngặt, cách ly bắt buộc, xét nghiệm diện rộng, truy vết gắt gao, và kiểm soát chặt chẽ biên giới. Kể từ đó, cuộc sống thường nhật đã cơ bản trở lại bình thường, các nhà máy bắt đầu đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường toàn cầu trong bối cảnh hoạt động sản xuất bị đình trệ ở các nơi khác trên thế giới do đại dịch viêm đường hô hấp cấp.

Vào tháng 9, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước, vượt lên kỳ vọng, trong khi nhập khẩu giảm từ 33,1% tháng trước xuống còn 17,6% - đây vẫn là mức tăng khỏe mạnh.

Ban lãnh đạo Trung Quốc đã từ lâu ca ngợi thành công của họ trong việc khống chế dịch Covid-19 là do sức mạnh của thể chế chính trị của mình, tương phản với các nỗ lực lóng ngóng bên phương Tây.

Khác với tâm lý chống phong tỏa và biểu tình ở nhiều nước phương Tây, hầu hết công dân Trung Quốc dường như tự hào về chiến lược zero Covid của chính phủ nước này và họ ủng hộ hết mình cho chiến lược đó.

Hiện có nhận định cho rằng Trung Quốc sẽ không mở cửa biên giới cho tới sau Thế vận hội mùa Đông ở Bắc Kinh - dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2022 và có khả năng sẽ áp dụng các giao thức xét nghiệm và cách ly chặt chẽ nhất đối với các vận động viên và quan chức nước ngoài được thấy có mặt tại Thế vận hội Tokyo diễn ra vừa qua. Một số nhà quan sát cho rằng các lệnh hạn chế còn được kéo dài hơn nữa, có thể tới sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2022.

Trung Quốc cần tinh chỉnh chiến lược zero Covid để tạo thêm sự linh hoạt?

Thành công trong chống dịch ở Trung Quốc đồng thời làm tăng mức độ kỳ vọng của người dân, đến mức chỉ một ca lây nhiễm mới trong cộng đồng cũng có thể gây ra báo động toàn quốc, khiến giới chức địa phương phải thực hiện các hành động nghiêm ngặt nhất để ứng phó.

Một ví dụ gần đây là khi thành phố Erenhot (gần biên giới với Mông Cổ) ghi nhận một ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, cả thành phố đã bị phong tỏa, các trường học, trụ sở chính quyền, và các doanh nghiệp đóng cửa ngày hôm sau, còn các cư dân được tức tốc xét nghiệm trong đêm.

Nhưng khi phần còn lại của thế giới tái mở cửa và hướng tới việc coi virus SARS-CoV-2 như yếu tố gây bệnh đặc hữu, liệu Trung Quốc có khả năng tiếp tục ở lại trong nhóm những nước cuối cùng gắn kết trở lại với cộng đồng quốc tế sau đại dịch?

Trên mặt trận ngoại giao, cả Chủ tịch Tập Cận Bình lẫn 6 vị ủy viên thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đều chưa xuất cảnh khỏi nước này trong thời kỳ đại dịch Covid-19 và ít có khả năng sẽ xuất ngoại trong tương lai gần.

Đầu tháng 10/2021, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đồng ý về mặt nguyên tắc tổ chức một cuộc họp trực tuyến trước cuối năm 2021. Hội nghị trực tuyến đã trở thành điều bình thường mới trong thời Covid-19 nhưng họp theo cách đó thường không mang lại nhiều cơ hội tương tác và xây dựng lòng tin thông qua các cuộc nói chuyện trực tiếp.

Việc đi sang Trung Quốc bị hạn chế cao độ, việc nhập cảnh được giới hạn chủ yếu vào các công dân Trung Quốc đại lục và những người nước ngoài có giấy phép cư trú còn hiệu lực. Tất cả những người nhập cảnh đều phải thực hiện các cuộc xét nghiệm các loại trước khi đi, phải xử lý một núi giấy tờ hành chính phức tạp, và trải qua ít nhất 3 tuần cách ly khi đặt chân lên Trung Quốc.

Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu cho phép một số nhân sự nước ngoài được cho là đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Trung Quốc được nhập cảnh, có thông tin cho hay nước này vẫn từ chối cấp thị thực (visa) cho vợ/chồng và con cái của họ.

Chính sách visa như vậy có thể hơi quá đà và cần được xem xét lại. Làm việc ở nước ngoài đã là điều khó khăn, trong thời buổi dịch bệnh mà lại thiếu vắng người thân yêu bên cạnh thì lại càng căng thẳng hơn nữa.

Tháng 9/2021, Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì hội nghị 2 ngày gồm các quan chức hàng đầu của Trung Quốc để bàn về cách xây dựng Trung Quốc thành một trung tâm tài năng của thế giới vào năm 2035. Ông Tập nói rằng Trung Quốc "háo hức hơn khi nào hết" trong việc mở rộng đội ngũ tài năng của mình bằng việc thu hút các nhân sự chuyên nghiệp của nước ngoài. Nhưng để đạt được điều đó, Trung Quốc trước tiên cần tạo thêm điều kiện thuận lợi cho những nhân sự đó và người thân của họ nhập cảnh vào nước này./.

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Khám phá thế giới
Thời sự trưa 30/9/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 30/09/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình Văn hóa nghệ thuật
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Chuyên mục Món ngon: Các ón ăn được chế biến từ Chim câu
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Tập trung giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
07:10Chuyên mục Nội chính: Nâng cao vai trò tổ chức Đảng trong phòng chống tham nhũng
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Tạp chí Thông tin kinh tế
07:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T1
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Tọa đàm: Hướng đi cho nông sản Hòa Bình
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Gamshow Căn phòng bí mật T13
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T874
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Phóng sự : Sự cần thiết đầu tư hạ tầng giao thông vùng đồng bào DTTS
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám -Phần 3- T51
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Hội thi “Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực Công tác Dân tộc” năm 2024 - 2025 tỉnh Hòa Bình – P6
13:40Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình phát huy hiệu quả nguồn vốn vay hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T873
14:05Khám phá thế giới
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Sắc màu văn hóa: Di tích văn hóa trong tâm thức của người dân Thành phố Hòa Bình
15:00Phim truyện: Thời gian đều biết T21
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn Hòa Hòa Bình
17:00Chương trình: Khát vọng sống 368
17:10Chuyên mục An ninh Hòa Bình
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám - Phần 3- T30
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục Nông thôn mới: Các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu
20:25Phim truyện: 30 chưa phải là hết T25
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Thời gian đều biết T38
22:15Phóng sự: Mai Châu khai thác tiềm năng và giá trị từ rừng
22:25Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thế thao
23:00Chuyên mục An sinh xã hội: Vấn đề phát triển BHYT học sinh, sinh viên
23:10 Phim truyện: Duyên định kim tiền T21
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 30/09/2024

05:00 Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Dân ca
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CT Tiếng Thái
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Dân ca
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10CM Đại đoàn kết toàn dân
16:20CM VH bốn phương
16:30CM XD Đảng
16:50Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn (Kẻ trộm sách)
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM XD Đảng
21:40CM Đại đoàn kết toàn dân
21:50CM Văn hoá bốn phương
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa vừa
31°C
2.42m/s 78%
01/10
Weather Hoa binh
28°C
23°C
02/10
Weather Hoa binh
27°C
21°C
03/10
Weather Hoa binh
27°C
20°C