Thủ tướng Anh thăm châu Phi để tìm đường mới sau Brexit

15:25 27/08

 Thủ tướng Anh tuần này bắt đầu chuyến đi đầu tiên đến châu Phi, trong tham vọng củng cố sự hiện diện tại các vùng ảnh hưởng cũ thời kỳ hậu Brexit.

Quay lại châu Phi

Nữ Thủ tướng Anh Theresa May sẽ thực hiện chuyến thăm đến 3 nước châu Phi gồm Nam Phi, Nigeria và Kenya trong tuần này. Đây là chuyến thăm rất đáng chú ý nếu nhìn vào các dữ kiện sau: thứ nhất, đây là lần đầu tiên bà May đi thăm châu Phi kể từ khi lên nhậm chức Thủ tướng Anh vào tháng 7/2016. Thứ hai, chuyến thăm của bà May đến Kenya còn là chuyến đi đầu tiên của một Thủ tướng Anh đến nước này kể từ 30 năm qua, từ sau chuyến thăm của cố Thủ tướng Margaret Thatcher vào năm 1988. 

thu tuong anh tham chau phi de tim duong moi sau brexit hinh 1
Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: AIT online

Vì thế, có thể coi đây là một chuyến đi có tính chất bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của chính phủ Anh hiện nay tại châu Phi. Cả 3 nước mà bà May đến thăm đều là các quốc gia nằm trong Khối Thịnh Vượng chung mà Vương quốc Anh là đầu tàu của khối này. Mục đích chuyến đi, vì thế, rất rõ ràng là nhằm củng cố lại vai trò và tầm ảnh hưởng của Anh trong khối, về mặt chính trị và quan trọng nhất là các liên kết kinh tế, trong bối cảnh nước Anh đang sắp rời khỏi Liên minh châu Âu và cần phải đẩy mạnh việc xây dựng các quan hệ đối tác lớn khác trên thế giới nhằm bù đắp cho các thiệt hại mà Brexit gây ra.

Có một thực tế, là trong nhiều năm qua , nước Anh đã khá “bỏ bê” các nước trong Khối Thịnh Vượng, chung dù đây là khối được coi là “sân sau” của Anh, nơi tầm ảnh hưởng của nước Anh vẫn còn rất lớn.

Nhưng hiện tại, khi bối cảnh Brexit tạo nên những thay đổi sâu sắc về chính trị xã hội với nước Anh, làm giảm vai trò của nước này tại châu Âu thì nước Anh cần phải đi tái chinh phục các vùng ảnh hưởng cũ.

Kenya, Nigeria và Nam Phi chính là các mục tiêu phù hợp, không chỉ đây là 3 quốc gia thuộc khối Thịnh Vượng chung có sự liên kết chặt chẽ về lịch sử và ngôn ngữ với Anh mà còn là 3 trong số những nền kinh tế lớn nhất tại châu Phi, ở cả 3 khu vực là Đông Phi, với Kenya là đại diện, Tây Phi với Nigieria và ở phía Nam châu Phi với Nam Phi.

Về tổng thể, với 53 nước và vùng lãnh thổ là thành viên, Khối Thịnh vượng chung có tổng sản phẩm GDP lên tới trên 13.000 tỷ USD, ít hơn đôi chút so với Liên minh châu Âu nhưng được dự đoán sẽ sớm vượt châu Âu, do có các nền kinh tế mới nổi có quy mô dân số lớn như Ấn Độ hay Nigeria.

Đó là một thị trường khổng lồ ở sân sau mà nước Anh cần tái chinh phục.

Tìm đối tác mới

Chuyến đi đến châu Phi của bà Theresa May nằm trong chiến lược tổng thể rộng lớn hơn của Anh, đó là đi tìm các đối tác kinh tế mới sau Brexit. Ngay sau khi Brexit diễn ra, nước Anh đã đề ra chiến lược này, với tên gọi là “chiến lược nước Anh toàn cầu”, tức là khác với khi nước Anh vẫn nằm trong Liên minh châu Âu và để mặc cho EU đàm phán các Hiệp định tự do thương mại, nay Vương quốc Anh sẽ phải tự đi tìm kiếm các Hiệp định đó trên khắp thế giới.

Từ đầu năm 2017, bà May đã có nhiều động thái để thúc đẩy tự do thương mại giữa Anh các nước lớn trong Khối Thịnh vượng chung, như Ấn Độ, Australia hay New Zealand… Bây giờ đến lượt các nước lớn tại châu Phi.

Vương quốc Anh có nhiều thuận lợi trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế với các nước như Kenya, Nigieria hay Nam Phi… Thuận lợi lớn nhất, đó là các nước này đều là thành viên của Khối Thịnh vượng chung do Anh đứng đầu, vốn đã tạo dựng được các mối quan hệ lịch sử lâu dài với nước Anh, thông qua quá khứ thuộc địa. Qua nhiều thập kỷ, nước Anh đã duy trì sự hiện diện tại các quốc gia này, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả quốc phòng, an ninh.

Vì thế, cơ hội để Anh mở rộng thị trường vẫn còn rất lớn, đặc biệt khi đây đều là 3 nền kinh tế lớn của châu Phi, trong đó Nigeria và Nam Phi là 2 nền kinh tế lớn nhất châu lục này. Các nước này cũng có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao (Kenya tăng trưởng gần 6%), dân số đông (như Nigeria có trên 180 triệu dân, gấp gần 3 lần Anh), nhiều tài nguyên thiên nhiên, hoặc có vị trí địa chính trị quan trọng, đặc biệt là Kenya ở vùng Sừng châu Phi.

Cơ hội nào cho châu Phi?

Khi nước Anh tích cực quay lại châu Phi, các nước trong khu vực đương nhiên có lí do để chờ đợi những đổi thay tích cực. Đầu tư của Anh sẽ tăng, và để bù đắp cho phần thiếu hụt trong quan hệ thương mại với các nước châu Âu thời kỳ hậu Brexit, Anh cũng sẽ tăng cường nhập khẩu từ các nước châu Phi, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp.

Trong số các nước, Kenya đặc biệt chờ đợi chuyến thăm của bà May, không chỉ bởi đây là lần đầu tiên 1 Thủ tướng Anh đến thăm Kenya sau 30 năm mà còn vì nhiều chủ đề quan trọng khác sẽ được bàn thảo.

Về mặt kinh tế, Kenya hy vọng việc Anh lập lại văn phòng cấp visa tại Nairobi để qua đó thúc đẩy du lịch. Kenya hiện là điểm du lịch thu hút khách nhiều nhất ở Đông Phi trong khi du khách Anh lại là nguồn du khác đông nhất đến vùng này.

Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là về mặt lợi ích chính trị và an ninh. Giữa Anh và Kenya đang có một số khúc mắc về an ninh, liên quan đến căn cứ huấn luyện quân sự của Anh tại Kenya.

Chuyến đi của bà May được hy vọng sẽ giúp khai thông vướng mắc. Điều này có ý nghĩa quan trọng với Kenya trong bối cảnh nước này ngày càng lo ngại vào sự phụ thuộc vào Trung Quốc, cũng như sự cạnh tranh với nước láng giềng đang phát triển mạnh là Ethiopia.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã đầu tư rất mạnh vào Đông Phi với rất nhiều dự án hạ tầng quan trọng tại Kenya. Mặt trái của tấm huy chương, là nợ của Kenya đang tăng rất nhanh và hiện Trung Quốc nắm giữ đến 72% nợ nước ngoài của Kenya. Vì vậy, Kenya hy vọng sự quay lại của Anh sẽ giúp nước này cân bằng các ảnh hưởng chính trị của các cường quốc trong khu vực.

Với hai nước Nigeria và Nam Phi, chuyến đi của bà May cũng có thể giúp các nước này thúc đẩy việc giải quyết một số vấn đề lớn, như hợp tác năng lượng tại Nigeria hay tháo gỡ xung đột liên quan đến cuộc cải cách đất đai đang gây rất nhiều căng thẳng tại Nam Phi./.

Quang Dũng/VOV-Paris( Nguồn Báo VOV)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Nhịp cầu âm nhạc
Thời sự tối 28/11/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 29/11/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Belero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Nhân rộng các điển hình tiên tiến thi đua yêu nước
06:30Thời sự sáng 29.11
06:55Chuyên mục Nội chính: Minh bạch công khai trong bồi thường giải phóng mặt bằng
07:10Phóng sự: Vấn đề xuất khẩu lao động tại tỉnh Hòa Bình
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T59
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Phóng sự: Hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo thúc đẩy KTXH tỉnh Hòa Bình phát triển
09:05Phim tài liệu: Đất nước giữa biển khơi
09:35Chuyên mục Thanh niên Hòa Bình: Lan tỏa phong trào thanh niên lập nghiệp
09:45Tạp chí Thông tin kinh tế
10:00Phim truyện: 30 chưa phải là tết T12
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T934
11:15Tạp chí Văn hóa xã hội
11:30Chuyên mục Khuyến nông: Hòa Bình XD thành công mô hình chanh leo Vietgap
11:45Thời sự trưa 29.11
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T41
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Chuyên mục Cựu chiến binh: Hội CCB huyện Đà Bắc với phong trào giúp nhau PTKT
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T933
14:05Thế giới động vật
14:35Chương trình tiếng Thái
14:50Chuyên mục Xây dựng Đảng: Công tác chuẩn bị Đại hội đảng cơ sở vùng dân tộc thiểu số
15:00Phim truyện: Truy hồi công lý T36
15:45Thời sự trưa 29.11
16:00Bản tin thế thao 29.11
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
17:05Diễn đàn cử tri: Cần đầu tư xây dựng hồ Tà Ly, huyện Cao Phong phục vụ SXNN
17:20Phóng sự: Thay đổi nhận thức của người dân về sản xuất an toàn sinh học
17:30 Phim truyện : Tư mỹ nhân 20
18:15 Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 29.11
20:15Chuyên mục An ninh Hòa Bình
20:25Phim truyện: Khi em đẹp nhất T30
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30 Phim truyện: Truy hồi công lý T50
22:10Phóng sự: Vấn đề chuyển đổi số tại các cơ quan công quyền
22:20Phóng sự: Những hoạt động của lực lượng vũ trang hướng về ngày 22/11
22:30Thời sự Hòa Bình tối 29.11
22:55Bản tin thể thao 29.11
23:00Chuyên mục Nông thôn mới : Các địa phương huy động nguồn lực xây dựng NTM
23:10Phim truyện: Tết này có ba – Phần 1 - T3
23:55GTCT đêm 29.11

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 29/11/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Người cao tuổi
10:20Văn hóa Hoà Bình
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10CM NTM đô thị văn minh
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30Văn hóa Hoà Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn (Hồng lâu mộng)
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Văn hóa Hoà Bình
21:40CM NTM đô thị văn minh
21:50CM Những bông hoa giữa đời thường
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
24°C
2.08m/s 36%
30/11
Weather Hoa binh
25°C
14°C
01/12
Weather Hoa binh
23°C
15°C
02/12
Weather Hoa binh
23°C
19°C