Thế giới đã từng 5 lần thoát khỏi chiến tranh hạt nhân như thế nào?

15:21 19/07

Bóng ma xung đột hạt nhân tại châu Âu một lần nữa đang hiện hữu khi Mỹ, phương Tây và Nga đang dần bước vào cuộc “chạy đua” phát triển tên lửa tầm ngắn mới, cũng như tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Tuy nhiên, mối đe dọa xung đột hạt nhân không phải là vấn đề mới vì trong quá khứ Mỹ và Liên Xô từng 5 lần đứng trên bờ vực chiến tranh hạt nhân toàn diện.

Khủng hoảng hạt nhân Cuba

Tháng 10-1962 chính là thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tại đảo quốc Cuba. Hải quân Mỹ đã bất ngờ phát hiện ra 4 tàu ngầm chạy diesel-điện của Liên Xô hộ tống các chiến hạm chở tên lửa hạt nhân tới quốc gia Caribbean này. Cùng với đó, Hải quân Mỹ không biết rằng mỗi tàu ngầm Liên Xô mang theo 22 ngư lôi trang bị đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima, Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đến khi cuộc khủng hoảng hạ nhiệt, nhiều thành viên kíp thủy thủ tàu ngầm Liên Xô kể lại, có nhiều thời điểm, họ đã sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại hạm đội Mỹ nếu nhận được mật lệnh từ Moscow.

Thế giới đã từng 5 lần thoát khỏi chiến tranh hạt nhân như thế nào?
Hải quân Mỹ săn lùng các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của Liên Xô gần Cuba. Ảnh: Topwar 

Căng thẳng đỉnh điểm diễn ra vào ngày 27-10-1962, khi một tàu ngầm Liên Xô mang số hiệu B-59 bị phát hiện và bao vây bởi hạm đội Mỹ. Các tàu chiến Mỹ đã sử dụng bom chìm để buộc chiếc tàu ngầm Liên Xô phải nổi lên mặt nước. Các đòn hù dọa của Mỹ khiến kíp thủy đoàn tàu ngầm cực kỳ căng thẳng sau nhiều ngày mất liên lạc với căn cứ, cũng như sự ngột ngạt trong không gian chật hẹp của tàu ngầm.

Trước tình hình đó, thuyền trưởng Valentin Savitsky đã quyết định chuẩn bị ngư lôi hạt nhân để tấn công hạm đội Mỹ. Tuy nhiên, theo quy định, hành động tấn công như vậy cần có sự đồng ý của chính trị viên trên tàu là Ivan Maslennikov và Phó chỉ huy quân sự Vasily Arkhipov.

Sĩ quan Ivan Maslennikov không phản đối quyết định của thuyền trưởng Valentin Savitsky, còn sĩ quan Vasily Arkhipov thuyết phục các thành viên thủy thủ đoàn kiên nhẫn chờ mệnh lệnh chính thức từ Moscow. May mắn là chỉ một ngày sau, Liên Xô và Mỹ đã đạt được thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng và tên lửa hạt nhân khỏi Cuba (phía Liên Xô) và Thổ Nhĩ Kỳ (phía Mỹ).

Toàn bộ thông tin liên quan tới cuộc khủng hoảng Cuba được giữ bí mật và chỉ được công khai mới đây.

Hệ thống răn đe hạt nhân của Mỹ báo động nhầm

Đêm 25-10-1962, một vệ binh nhìn thấy một bóng người trong đêm tối đang cố gắng leo qua hàng rào ngoài căn cứ Duluth, bang Minesota. Vệ binh đã nổ súng vào bóng đen nghi ngờ đó là điệp viên của Liên Xô xâm nhập và kéo chuông báo động. Tín hiệu báo động cũng được chuyển tới các căn cứ quân sự khác, trong đó căn cứ không quân Volk Field nhận được báo động có hoạt động phá hoại. Ngay lập tức, 2 phi đội máy bay tiêm kích đánh chặn mang vũ khí hạt nhân F-106A đã cất cánh với nhiệm vụ ngăn chặn máy bay ném bom Liên Xô.

Lỗi báo động nhầm này càng trở nên nghiêm trọng khi quân đội Mỹ đang ở trong tình trạng báo động chiến đấu cao DEFCON 3. Các kíp chiến đấu nhận lệnh đều không coi báo động trên là hoạt động diễn tập, mà là bắt đầu của cuộc chiến tranh hạt nhân thực sự. Ở thời điểm đó, bất kỳ nhầm lẫn nào đều có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Cho tới tận khi các phi đội máy bay đánh chặn hạ cánh, căn cứ Volk Field mới liên lạc với trung tâm chỉ huy Duluth và biết đó là báo động giả.

Nhiễu động từ tính do bão mặt trời

Ngày 23-5-1967, Trái đất bị ảnh hưởng nặng bởi các làn sóng điện từ mạnh mẽ do hiện tượng bão mặt trời. Hiện tượng trên cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống radar cảnh báo sớm của Mỹ theo dõi tên lửa đạn đạo của Liên Xô.

Thế giới đã từng 5 lần thoát khỏi chiến tranh hạt nhân như thế nào?
Các loại vũ khí hạt nhân và tên lửa chiến thuật từng bị giới hạn tại châu Âu theo các thỏa thuận
quốc tế từ thời Liên Xô đã bị hủy bỏ và mở đường cho cuộc chạy đua vũ trang mới. Ảnh: Lenta 

Không nhận biết được tình huống trên, Không quân Mỹ cho rằng, các hệ thống chiến đấu của Liên Xô đang cố gắng gây nhiễu và chuẩn bị cho kịch bản tấn công trả đũa. Đến tận phút chót, quyết định tấn công hạt nhân mới được hủy bỏ khi các nhà khoa học phát hiện ra nguyên nhân gây nhiễu là do hiện tượng bão mặt trời.

Vệ tinh Liên Xô nhầm ánh nắng là các vụ phóng tên lửa

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân toàn diện một lần nữa xảy ra vào đầu những năm 1980, khi Liên Xô đang tiến hành chiến dịch quân sự tại Afghanistan. Vào tháng 9-1983, trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô đang lên đỉnh điểm sau vụ máy bay chở khách Hàn Quốc đi lạc vào không phận Liên Xô, hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Liên Xô đã gặp lỗi khi báo động giả có vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa từ Mỹ.

Trong ca trực của mình vào đêm ngày 25 và 26-9-1983, Trung tá Stanislav Petrov, chuyên gia làm việc tại trung tâm điều khiển vệ tinh giám sát lãnh thổ Mỹ, đã nhận được tín hiệu về 5 vụ phóng tên lửa từ Mỹ nhằm vào Liên Xô. Theo thông lệ, sĩ quan này sẽ báo cáo sự việc lên cấp trên với kết quả cuối cùng là hành động tấn công hạt nhân trả đũa từ phía Liên Xô. Tuy nhiên, sĩ quan Stanislav Petrov đã quyết định không báo cáo cảnh báo trên do cho rằng đây là tín hiệu giả.

Trong buổi trả lời phỏng vấn năm 1999, sĩ quan Stanislav Petrov giải thích về hành động trên là do nhận định nếu muốn khai chiến, Mỹ sẽ không chỉ phóng 5 tên lửa vào Liên Xô và hoạt động tấn công phủ đầu này sẽ có mặt nhiều loại vũ khí khác nhau. Cùng với đó, các đài radar mặt đất cũng không phát hiện dấu hiệu của các vụ tấn công tên lửa từ Mỹ.

Sau đó, sai sót trên được phát hiện là do vệ tinh trinh sát Liên Xô nhận diện sai sự phản chiếu của ánh nắng trên các đám mây thành các vụ phóng tên lửa.

Hoạt động giám sát hạt nhân mang tên RYAN

Năm 1983, NATO tổ chức cuộc tập trận lớn mang tên Able Archer tại châu Âu. Giới chức Liên Xô nghi ngờ hành động tập trận chỉ là vỏ bọc cho cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ. Các mũi tình báo Liên Xô nhận nhiệm vụ theo dõi cuộc tập trận và hoạt động của họ mang mật danh RYAN.

Thế giới đã từng 5 lần thoát khỏi chiến tranh hạt nhân như thế nào?
Máy bay ném bom chiến lược B-52H có khả năng mang vũ khí hạt nhân của Không quân Mỹ. Ảnh: Defense News

Theo các tài liệu của NATO và Mỹ được giải mật, cuộc tập trận Able Archer dù là hành động diễn tập thông thường, nhưng cũng tiến hành một số khoa mục đặc biệt có thể gây sửng sốt đối với Liên Xô thời điểm đó. Cụ thể, 19.000 binh sĩ Mỹ tại châu Âu đã diễn tập khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân quy mô lớn nhằm vào Liên Xô với sự tham gia của các máy bay ném bom chiến lược B-52.

Cuộc tập trận Able Archer được phía Liên Xô theo dõi sát sao. Do không phát hiện các hoạt động bất thường, Moscow đánh giá cuộc tập trận của NATO không tạo ra bất kỳ nguy hiểm gì và hạ cấp báo động lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược.

TUẤN SƠN (theo DefenseTalk, Spunik, vpk…)

Theo https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/khoa-hoc-quan-su/the-gioi-da-tung-5...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Video Player
Thời sự tối 21/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 22/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhịp cầu âm nhạc
06:05Chương trình Tiếng Thái
06:20Phóng sự: Các trường tăng cường tuyên truyền tai nạn thương tích cho học sinh
06:30Thời sự sáng
06:55Chuyên mục Hộp thư truyền hình: Cần có giải pháp trước thực trạng Nhà văn hóa xuống cấp -
07:05Phóng sự: Điểm mới trong kỳ thi vào lớp 10, năm 2025
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T13
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra thế giới
08:20Phim hoạt hình: Đóa hoa dâng Bác – 10’38
09:30Thế giới quanh ta
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T38
10:45Chương trình Tiếng Thái
11:00Phim tài liệu: Ký sự tinh hoa xứ Quảng – Trên dòng sông Gốm
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Cải cách thủ tục hành hính trong Khám chữa bệnh bằng BHYT
11:45Thời sự trưa
12:00 Phim truyện: Yêu không lối thoát T17
12:45Nhìn ra tỉnh bạn
13:15Khám phá thế giới
13:40Phim tài liệu: Những nét vẽ từ trái tim – 26’51
14:05Sắc mầu văn hóa
14:35Chương trình Tiếng Mường
14:50Chuyên mục Nông dân Hòa Bình: Hiệu quả nguồn quỹ hỗ trợ nông dân trong sản xuất
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T28
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Giai điệu trẻ
16:35Bạn của nhà nông
17:00Chương trình Tiếng Thái
17:15Chuyên mục Xây dựng Đảng: Những điển hình học tập và làm theo Bác
17:30Phim truyện : Mỹ vị nhân gian T26
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Mai Châu
18:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Các địa phương tăng cường hoạt động PCLB giảm nhẹ thiên tai
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T14
21:20Chương trình Tiếng Mường
21:35Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T23
22:10Chuyên mục Khuyến nông: Chăm sóc thủy sản mùa nắng nóng, mưa lũ
22:20Phóng sự: Công tác Phòng chống dịch bệnh mùa Hè
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
23:05Bản tin thể thao
23:10Phim truyện: Truy nã đặc biệt T15
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 22/05/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Ca nhạc quốc tế
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng Phát thanh Hòa Bình
15:03Ca nhạc quốc tế
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30Chuyên mục Đất và người Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15Chương trình Phát thanh Khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30Chuyên mục Đất và người Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
25°C
0.52m/s 96%
23/05
Weather Hoa binh
27°C
25°C
24/05
Weather Hoa binh
27°C
24°C
25/05
Weather Hoa binh
25°C
22°C