Tên lửa đạn đạo chiến thuật – sức mạnh vũ khí đặc biệt của Nga

15:01 23/07

Do phải đối phó thường trực với nguy cơ chiến tranh trên bộ từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 và đỉnh điểm là trong Chiến tranh Lạnh, Quân đội Liên Xô đã xây dựng truyền thống của lực lượng pháo binh-tên lửa chiến thuật hùng hậu và mạnh mẽ hàng đầu thế giới.

Những tổ hợp tên lửa chiến thuật như Scub, Oka hay sau này là Tochka-U hay Iskander đều là những loại vũ khí nguy hiểm và uy lực cho tới tận ngày nay; giúp Nga cân bằng sức mạnh chiến lược tại châu Âu.

Truyền thống được kế thừa từ thời Xô Viết

Không phải tự nhiên Liên Xô và Nga lại sở hữu những dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật nguy hiểm và uy lực. Điều này bắt nguồn từ sự thua kém và nguồn lực quân sự của Liên Xô so với NATO ở thời kỳ chiến tranh Lạnh. Moscow đã tìm ra hướng phát triển bất đối xứng để cân bằng cán cân chiến lược và tên lửa đạn đạo chính là một trong những ưu tiên. Đây có thể là nguyên nhân dẫn tới việc các thế hệ tên lửa đạn đạo chiến thuật đầu tiên của Liên Xô đã có những đặc điểm kỹ-chiến thuật ưu việt hơn đối thủ cùng thời.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật – sức mạnh vũ khí đặc biệt của Nga
Tổ hợp tên lửa chiến thuật R-17 Scud được coi là vũ khí tiến công
lợi hại của Liên Xô và nhiều quốc gia trong Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Getty 

Tổ hợp thiết kế đứng đầu bởi công trình sư Sergey Korolev lần đầu tiên giới thiệu tên lửa đạn đạo chiến thuật R-2 năm 1948. Giới lãnh đạo Liên Xô đặt yêu cầu rất cao đối với tên lửa R-2. Kết quả của quá trình này là sự định hình của dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật với kết cấu đầu đạn rời và những giải pháp kỹ thuật giảm trọng lượng tổng thể của đạn tên lửa để tăng tầm bắn, dẫn đường vô tuyến. Trong quá trình thử nghiệm, tên lửa R-2 đã đạt được tầm bắn ấn tượng 600km, gấp hơn 2 lần so với tên lửa R-1 (270km) và là loại vũ khí không có đối thủ trên thế giới ở thời điểm xuất hiện.

Đầu đạn nổ phá mảnh nặng 1,5 tấn tạo ra vùng hủy diệt có đường kính tới 500m và tên lửa đẩy được ứng dụng công nghệ nhiên liệu lỏng giúp rút ngắn thời gian triển khai, thu hồi chỉ còn 15 phút. Tên lửa R-2 được chính thức trang bị từ năm 1951. Sự xuất hiện của R-2 đã khiến Mỹ và NATO phải gấp rút phát triển vũ khí đối phó, cũng như xem xét lại việc bố trí lực lượng trên lãnh thổ châu Âu để hạn chế thấp nhất mối đe dọa do tên lửa Liên Xô gây ra.

Sau đó, Liên Xô tiếp tục cho ra đời những dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật mới để buộc NATO phải phát triển các loại vũ khí đối trọng. Năm 1955, Liên Xô cho ra mắt tên lửa R-11 với những cải tiến về hệ thống nhiên liệu giúp tên lửa duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu lâu hơn và hơn thế nữa là khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân (phiên bản R-11M).

Dòng tên lửa đáng chú ý tiếp theo của Liên Xô chính là R-17, hay còn được biết tới với tên gọi khác là Scud. Bắt đầu được triển khai từ năm 1962, dòng tên lửa chiến thuật này đã xuất hiện rộng rãi không chỉ trong biên chế Quân đội Liên Xô mà còn nhiều quốc gia khác. Tên lửa Scud từng được sử dụng trong cuộc chiến Iran-Iraq (1980-1988) hay cuộc chiến vùng Vịnh lần 1 (năm 1991). Cho tới tận thời điểm hiện tại, Scud vẫn nằm trong trang bị nhiều quốc gia. Ưu thế của tên lửa Scud chính là sự đa năng với khả năng mang nhiều loại đầu đạn và thời gian triển khai, thu hồi ngắn, có thể phóng từ bất kỳ đâu.

Sức mạnh buộc phương Tây phải ký hiệp ước giải trừ vũ khí

Sau tổ hợp tên lửa Scud, dòng tên lửa đạn đạo đáng chú ý khác của Liên Xô chính là Temp-S. Thiết kế 2 tầng đầy, tầm bắn 1.200km và mang theo đầu đạn 500 Kiloton đã biến tổ hợp Temp-S trở thành vũ khí răn đe đáng sợ tại châu Âu. Với 1.200 tổ hợp Temp-S được sản xuất và triển khai từ năm 1965, đây được coi là dòng vũ khí chiến thuật uy lực so với các tổ hợp tên lửa Jupiter và Pershing-II của Mỹ và NATO triển khai tại châu Âu.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật – sức mạnh vũ khí đặc biệt của Nga
Tổ hợp tên lửa chiến thuật Oka với khả năng cơ động và mang đầu đạn hạt nhân khiến Mỹ và NATO đau đầu đối phó. Ảnh: wikipedia

Bước đệm hoàn thiện công nghệ để tổ hợp Iskander ra đời sau đó chính là dòng tên lửa đạn đạo Tochka-U. Những hoàn thiện công nghệ điều khiển, động cơ nhiên liệu rắn và độ chính xác cao được coi là điểm mạnh của dòng tên lửa chiến thuật này. Tochka-U được trang bị rộng rãi cho lực lượng pháo binh Liên Xô và Nga và được sử dụng rộng rãi trong chiến dịch chống khủng bố ở Bắc Kavkaz và Nam Ossetia năm 2008.

Trong khi đó, tổ hợp tên lửa Oka lại là bước đệm hoàn thiện công nghệ đạn tên lửa được ứng dụng trên Iskander sau này. Dù là dòng tên lửa ra đời từ những năm 1980, nhưng đạn tên lửa của Oka có tầm bắn 400km được thiết kế như một phương tiện lượn có thể thay đổi quỹ đạo, khiến nó rất khó, thậm chí không thể bị bắn hạ.

Chính vì sự lợi hại của Oka nên Mỹ và phương Tây đã yêu cầu Nga cho loại vũ khí này vào diện giải trừ theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Tới năm 2003, những tổ hợp Oka cuối cùng trong biên chế Quân đội Nga đã bị loại bỏ, nhưng tinh túy công nghệ của nó đã được kế thừa và tiếp tục hoàn thiện ở tổ hợp tên lửa Iskander sau đó.

Iskander duy trì thế cân bằng chiến lược tại châu Âu

Hiện tại, tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật hiện đại nhất của Quân đội Nga chính là Iskander/Iskander-M. Chúng được giới thiệu lần đầu tiên tại Triển lãm hàng không MAKS-1999. Giống như người tiền nhiệm Tochka-U, Iskander được thiết kế để xuyên thủng lá chắn tên lửa của đối phương để tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao như vũ khí phòng không, trung tâm chỉ huy và kho tàng nằm ở hậu tuyến trong phạm vi 500km.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật – sức mạnh vũ khí đặc biệt của Nga
Tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander-M đã minh chứng sức mạnh
thực chiến tại cuộc xung đột tại Ukraine thời gian qua. Ảnh: Lenta

Nga đã không ít lần Iskander được coi là con bài chiến lược để đàm phán với Mỹ và NATO. Với các phiên bản trang bị đạn tên lửa khí động tầm bắn 500km và tên lửa hành trình tầm bắn tới 2.000km, khi đặt tại vùng lãnh thổ Kaliningrad, Quân đội Nga có thể tung các đòn đánh bất ngờ và chính xác vào căn cứ của NATO tại mọi địa điểm ở châu Âu. Hiệu quả tác chiến của Iskander-M còn được đưa lên tầm cao mới với đạn tên lửa tàng hình và quỹ đạo bay phức tạp đã được chứng minh tại cuộc xung đột ở Ukraine.

Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow sẽ phát triển dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới để đáp trả lại việc NATO triển khai các căn cứ quân sự áp sát nước Nga, cũng như việc Mỹ tái cơ cấu lực lượng hạt nhân tại châu Âu. Điều này sẽ giúp Nga tiếp tục duy trì lợi thế chiến thuật về tên lửa chiến thuật trước các đối thủ tiềm tàng trong nhiều thập kỷ tới.

TUẤN SƠN (theo vpk, Lenta)

Theo https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/khoa-hoc-quan-su/ten-lua-dan-dao-ch...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Tình yêu vượt đại dương T20
Thời sự tối 26/12/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 26/12/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhịp cầu âm nhạc
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh HB
06:30Thời sự sáng 26.12
07:00Chuyên mục Thanh niên Hòa Bình: Phong trào thanh niên làm theo lời Bác
07:10Phóng sự: Nỗ lực hoàn thành SXCN năm 2024
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T85
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra thế giới
09:30Thế giới quanh ta
10:00Phim truyện: 30 chưa phải là hết T33
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T961
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Siết chặt công tác đảm bảo ATGT dịp cuối năm
11:45Thời sự trưa 26.12
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T68
12:45Nhìn ra tỉnh bạn
13:15Khám phá thế giới
13:40Phóng sự: Công tác thu ngân sách tại các địa phương
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T960
14:05Sắc mầu văn hóa
14:35 Chương trình tiếng Mường
14:50Hộp thư truyền hình: Thực hiện tiến độ xây dựng khu tái định cư Táu Nà
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T10
15:45Thời sự trưa 26.12
16:00Bản tin thế thao 26.12
16:05Giai điệu trẻ
16:35Bạn của nhà nông
16:55Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
17:10Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa năm 2024
17:20Chuyên mục XD Đảng: Phát triển đảng viên mới – khó khăn và giải pháp
17:30Phim truyện : Tư mỹ nhân 47
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Mai Châu
18:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 26.12
20:15Chuyên mục Nội chính: Giải pháp trong công tác phòng chống tham nhũng, quản lý tài sản công
20:25Phim truyện: Tình yêu vượt đại dương T20
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bộ ba huyền thoại T20
22:10Phóng sự: Công tác giải ngân vốn đầu tư công tại các địa phương
22:20Thời sự Hòa Bình tối 26.12
22:50Bản tin thể thao 26.12
22:55Phóng sự: Vấn đề xuất khẩu lao động tại tỉnh Hòa Bình
23:10Phim truyện: Má tôi là đại gia T3
23:55GTCT đêm 26.12

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 26/12/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Ca nhạc quốc tế
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CT Tiếng Thái
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:01Ca nhạc quốc tế
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CM Đất và người HB
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CM Đất và người HB
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
20°C
0.87m/s 61%
27/12
Weather Hoa binh
23°C
19°C
28/12
Weather Hoa binh
21°C
16°C
29/12
Weather Hoa binh
24°C
13°C